bán dạ tam chai tửu bình minh sổ thùng trà nhất nhật dâm thập độ lương y bất đáo gia nghĩa là có sức khỏe vô địch như vậy thì mấy ông lang chỉ có nước băm cỏ thuốc ra nhai thay cơm có một dị bản, câu thứ 3 được thay là " mỗi nhật cứ như thử" - đây là cách nói tránh của mấy ông thầy tu( 68 đã xác nhận) nhưng nó oanh tạc bài thơ trở nên yếu ớt đến tệ hại. P/s : thật ra thất độ thì vần điệu hay hơn, nhưng đã chế thì phải chơi tới bến, hết đạn 68 không giữ bản quyền, nên mong rằng chú 3 thay chữ ký cho nó hợp mốt.
XÚI BẨY CẢ LÀNG Câu vịnh dự thi, bám sát chủ đề, đúng thể loại, không sai chính tả muốn được BGK chấm điểm cao các bạn nhớ thêm các thủ pháp: - Cố gắng thể hiện được tên cây bài trong trò chơi Chắn ở Sân Đình. - Dùng thêm các điển tích văn học, lịch sử. - Dùng được các thành ngữ, ca dao, tục ngữ. - Mô tả theo hình ảnh cây bài. Một ví dụ vịnh CÂY NHỊ SÁCH, hình ảnh Ông Cụ Non còng lưng chống gậy, lọm khọm ra đường ban ngày, như các cụ hay châm biếm, chế giễu “hám sắc còng lưng”: “Nhị Kiều Đồng Tước quây ông Sách thuốc vanh vách vẫn còng lưng thôi”.
Nhị Kiều trễ yếm nương long Công Tôn Sách chẳng bằng lòng bỏ đi. ********* P/s: Chú giải thêm Hai câu này châm biếm theo ý tả cảnh trong bài "Thiếu nữ ngủ ngày" của Hồ Xuan Hương. Nguyên tác: ''Mùa hè hây hẩy gió nồm đông Thiếu nữ nằm chơi quá giấc nồng Lược trúc biếng cài trên mái tóc Yếm đào trễ xuống dưới nương long Ðôi gò bồng đảo sương còn ngậm Một lạch đào nguyên suối chửa thông Quân tử dùng dằng đi chẳng dứt Ði thì cũng dở ở không xong'' ** Nhị Kiều và Công Tôn Sách vốn dĩ ở hai thái cực khác xa nhau, hai trường phái đối lập về phân vai, hai thời đại cách nhau đến cả ngàn năm. Hai chị em Đại Kiều và Tiểu Kiều là hai nữ nhân vật sắc nước nghiêng thành, những tuyệt thế giai nhân thời Tam Quốc (200~210), là nguyên nhân chính gây ra đại chiến Xích Bích (Tào Tháo đánh chiếm Chu Du hòng bắt Nhị Kiều). Công Tôn Sách là nhân vật hư cấu thời Bắc Tống (950-1279),là nhân vật tài cao trí lược, quân sư lỗi lạc của Bao Thanh Thiên, là người vốn chẳng màng đến hồng hoa tiết nữ. Mặc dù vậy, nên nếu có Nhị Kiều có trễ yếm nương long, thì đến Công Tôn Sách cũng chẳng bằng lòng mà bỏ đi. ********* Cũng có thể dùng điển tích Chu Du lấy Nhị Kiều như sau: Nhị Kiều trễ yếm nương long Chu Du, Tôn Sách cầm lòng làm sao! "Đại Kiều lấy Tôn Sách, người lập nên nhà Đông Ngôcủa thời Tam Quốc, trong khi Tiểu Kiểu kết hôn với Chu Du, danh tướng, nhà quân sự tài ba của Tôn Sách và Tôn Quyền".