RansomFree – Công cụ bảo vệ máy tính khỏi mã độc tống tiền Với hy vọng ngăn chặn những tổn thất mà mã độc tống tiền gây ra, mới đây hãng bảo mật Cybereason đã phát hành một chương trình bảo mật chống phần mềm độc hại mới gọi là RansomFree. Một trong những mối đe dọa bảo mật lớn nhất toàn cầu trong năm 2016 là mã độc tống tiền (Ransomware). Một nghiên cứu do công ty Malwarebytes thực hiện hồi tháng 8/2016 cho thấy gần một nửa doanh nghiệp tại Mỹ đã từng là nạn nhân của mã độc tống tiền. Cũng theo báo cáo mới đây nhất của Kasperksy, số lượng các vụ tấn công do mã độc tống tiền trên thế giới đã tăng gấp 3 lần trong khoảng thời gian từ tháng 1 tới tháng 9/2016. Lý do chính khiến các cuộc tấn công ransomware thành công như vậy là vì phần mềm Anti-Ransomware truyền thống không thể phát hiện ra chúng. Các biến thể mới của ransomware đang được phát triển hàng ngày hàng giờ, do đó, việc dựa trên các mẫu Ransomware có sẵn trong CSDL để phát hiện mã độc là điều không thể. Với nỗ lực ngăn chặn mã độc tống tiền tấn công, mới đây hãng bảo mật Cybereason đã phát hành một chương trình bảo vệ theo thời gian thực để phát hiện Ransomware trước khi nó tiến hành mã hóa dữ liệu của nạn nhân với tên gọi RansomFree. Theo Cybereason, RansomFree là một sản phẩm độc lập miễn phí và tương thích với máy tính chạy Windows, bảo vệ theo thời gian thực và phát hiện Ransomware trước khi nó tiến hành mã hóa dữ liệu của nạn nhân. Thay cho phương thức cập nhật những mẫu malware để chống lại những chương trình chuyên mã hóa dữ liệu đòi tiền chuộc, RansomFree sử dụng công nghệ nhận dạng hành vi đặc trưng để phát hiện những biến thể mới của ransomware trước cả khi chúng kịp có cơ hội mã hóa dữ liệu của người dùng. Khi phát hiện các dấu hiệu đáng nghi ngờ, phần mềm sẽ tiến hành ngăn chặn và hiển thị thông báo để người dùng xem xét có tiếp tục cho chạy chương trình hay dừng lại. RansomFree là một công cụ miễn phí và tương thích với máy tính chạy Windows 7, 8 và 10 cũng như hệ điều hành máy chủ Windows Server 2010 R2 và 2008 R2. Người dùng có thể tải về trực tiếp từ website của Cybereason (https://ransomfree.cybereason.com/). Cybereason lưu ý người dùng rằng chương trình này sẽ đặt một số tập tin được xây dựng đặc biệt trên hệ thống của bạn nhằm giúp RansomFree thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. (Theo: http://www.pcworld.com/article/3150...ware-protects-your-pc-against-ransomware.html)
Cho em xin một chân chém cùng cho vui. Nghĩ mãi mà ko có gì để chém thui thì hỏi anh đồng say 1 chém cho nó thành bão luôn.
25 câu nói kinh điển của nhân vật huyền thoại! http://www.daikynguyenvn.com/van-ho...u-noi-kinh-dien-cua-nhan-vat-huyen-thoai.html
Mời các chắn thủ thử dùng ứng dụng này cho sờ - mát - phôn của mình! TỰ ĐỘNG HOÁ TẮT/MỞ MÀN HÌNH ĐIỆN THOẠI.
Tào sưu tầm hoa đẹp nhỉ. có giò nào chưa? lan bt không phải lan cn cũng có nhưng loài trên thì chịu chết
Bản này mới đúng em à, hiện nay Game đang lỗi tùm lum, Hoa Hậu còn có lang ben nữa là Game chắn Online, sống chung với lũ vậy. mà cũng không ảnh hưởng lắm em à. 22/12 gặp nhau nhá nhá
(VNN) Chuyển mạng giữ số: Làm sao để biết số di động dùng mạng nào? Kể từ 16/11/2018, các thuê bao di động trả sau của 3 nhà mạng Viettel, VinaPhone và MobiFone sẽ bắt đầu có thể đổi chéo cho nhau. Dịch vụ này được biết đến với tên gọi là dịch vụ chuyển mạng giữ nguyên số di động. Giờ đây, một trong những thắc mắc của nhiều người dùng di động là làm sao để phân biệt được các thuê bao nội mạng và ngoại mạng. Để làm được điều này, người dùng di động có thể tải về ứng dụng VNTA hay Viễn thông Việt Nam. Đây là ứng dụng do Cục Viễn thông (Bộ TT&TT) phát triển. Khi mở ứng dụng VNTA, người dùng có thể nhập số điện thoại cần tra cứu rồi ấn kiểm tra. Hệ thống sau đó sẽ trả về thông tin cho biết số điện thoại nói trên của nhà mạng nào, đâu mới là nhà mạng gốc của thuê bao trước khi chuyển mạng. Link tải ứng dụng tra mã mạng di động trên iOS Link tải ứng dụng tra mã mạng di động trên Android
From PCworld Việt Nam TG: Thanh Trà. Vì sao Facebook 'dính' đầy scandal bảo mật nhưng nhiều người vẫn dùng? Sau hàng loạt scandal về lỗi bảo mật, nhất là những lời ong - tiếng ve về việc sử dụng thông tin cá nhân của người dùng mạng xã hội Facebook trong thời gian gần đây, nhưng tại sao lại chẳng có ai gỡ app, xóa tài khoản Facebook vậy? Trong thời gian gần đây, rất nhiều người dùng mạng xã hội Facebook đã nghĩ đến việc gỡ app và xóa tài khoản của mình để tránh lộ thông tin cũng như tiếp tục “cúng” dữ liệu cho Facebook làm giàu. Tuy nhiên, dù trên nguyên tắc là như thế, nhưng việc rời khỏi mạng xã hội (Facebook hay các mạng xã hội khác) lại không hề đơn giản, có cả nguyên nhân bên trong - từ chính các mạng xã hội này (cố tình níu kéo), lẫn nguyên nhân bên ngoài - đó là sự do dự của người dùng. Bởi thế, nếu ta nói Facebook "đang gặp chút rắc rối" thì có vẻ như đã nói giảm quá mức, vì chưa từng có một mạng xã hội nào cùng lúc phải đứng trước hàng loạt cáo buộc và scandal như Facebook của năm 2018 này; nhưng nếu nói là Facebook "đang đứng tên bờ vực" thì cũng chưa hẳn đúng, theo nhận định của trang tin Vox. Theo trang này, trên mạng xã hội Twitter đã và đang có một cụm hashtag #DeleteFacebook, để hướng người dùng mạng xã hội Facebook chuyển sang nền tảng này, đồng thời xóa ứng dụng cũng như tài khoản Facebook để phản đối cách làm "không coi người sử dụng ra gì" của mạng xã hội lớn nhất hành tinh. Thế nhưng thực tế hoàn toàn khác: đó chỉ là số ít, rất ít. Đa phần những người còn lại hoặc chẳng thèm quan tâm đến những cáo buộc và scandal hiện nay của Facebook, còn một số người khác tuy cẩn trọng hơn khi dùng, nhưng với những thông tin được đăng tải lên mạng xã hội này (mới, nóng và đa chiều), họ vẫn quyết định sẽ không rời bỏ. Bởi thế có thể nói, mạng xã hội Facebook đã thay đổi hoàn toàn cách chúng ta "sống ảo" trên mạng internet, và việc từ bỏ nó không chỉ đơn giản là xóa app và xóa tài khoản mà thôi. Để tìm ra nguyên do, trang tin Vox đã bỏ khá nhiều công sức để tìm hiểu và đưa ra những lời kết luận (nhận định), với sự đúc kết từ thực tế lẫn nhu cầu của người dùng. Đó là: Trước hết, mạng xã hội Facebook hiện giờ là một nền tảng kết nối hàng nghìn dịch vụ web, ứng dụng và nền tảng mạng xã hội khác. Chính vì thế, nó đã thu hút và lôi kéo được hơn 2 tỷ người dùng và trở thành mạng xã hội lớn nhất hành tinh. Giờ đây, có rất nhiều ứng dụng di động hoặc trang web cho phép tích hợp tài khoản Facebook để đăng ký và đăng nhập rất tiện lợi. Thậm chí, có cả vài dịch vụ bắt người dùng phải có tài khoản Facebook như cách duy nhất để đăng nhập và sử dụng dịch vụ, bất chấp việc trong vài năm qua, đã có rất nhiều người phản đối cách làm "đầy lười biếng" này của nhiều trang web và dịch vụ, nhưng chúng ta không thể phủ nhận: Facebook quá tiện lợi. Bởi thế, nếu bỏ Facebook, nhiều người cũng sẽ không thể đăng nhập vào được các trang Quora, 9Gag, Tinder,... và hàng triệu, thậm chí cả tỉ dịch vụ và ứng dụng khác. Ví dụ, hiện có hơn 50 triệu người đang dùng Tinder đều đăng nhập qua Facebook cho tiện, đỡ phải up từng cái ảnh và cập nhật thông tin cá nhân giống như người lập tài khoản lần đầu tiên. Không chỉ riêng Tinder, nhiều dịch vụ khác như Spotify, Airbnb hay Patreon cũng hoạt động tương tự, khiến người sử dụng phải suy nghĩ thật kỹ trước khi "bỏ không chơi" với Facebook nữa. Bởi trong khi số lượng trang/ứng dụng đang dùng tích hợp tài khoản Facebook rất nhiều và ngày càng "nảy nở", thế nên việc dừng sử dụng mạng xã hội này càng trở nên bất khả thi hơn với rất nhiều người. Ở thời điểm hiện tại, cả Facebook và Google đang chia sẻ với nhau một hệ sinh thái Internet rất rộng, nhưng Google vẫn yên bình khi chưa bị tẩy chay mạnh mẽ như Facebook. Tuy nhiên, chúng ta có thể dần phán đoán được rằng, việc hai "ông lớn" độc quyền nói trên với chỉ một tài khoản đã đăng nhập được vào 1001 trang web/ứng dụng khác nhau, thì việc muốn bỏ không dùng một trong hai tài khoản của họ ngày càng trở nên bất khả thi. Kế đến, đó là nhiều người vẫn cần Facebook để phục vụ công việc và học tập. Chẳng hạn với một người làm kinh doanh, hàng ngày vẫn phải dùng Facebook để giao tiếp với các đối tác, tìm kiếm tin tức được "chia sẻ nóng" trên mạng xã hội, và trao đổi cả với các đồng nghiệp trong trường hợp họ không tiện xem tin nhắn trên các công cụ chỉ dùng cho công việc, như Gmail hay Slack chẳng hạn. Trong trường hợp này, người đó chỉ việc gửi tin nhắn Messenger cho các đồng nghiệp của mình là xong. Tương tự với nhiều ngành nghề khác như marketing, dev, quản lý fanpage,… Facebook giờ không chỉ là một mạng xã hội để chia sẻ những câu chuyện cá nhân và kết nối mọi người như cách mà Yahoo 360 (ở Việt Nam) 10 năm về trước từng làm, nhưng không thể tiện và nhanh như Facebook hiện nay. Vì thế, Facebook đã trở thành "một phần không thể thiếu" trong cuộc sống đối với một số lượng lớn cư dân mạng trên toàn thế giới, cả về giải trí, công việc lẫn kết nối bạn bè, người thân. Thậm chí ở nước ngoài, một vài công ty và tổ chức còn bắt nhân sự mới phải có tài khoản Facebook mới được nhận vào làm. Với các nhóm học sinh, sinh viên hay các nhóm cộng đồng khác còn có cả Facebook Groups để trao đổi và làm việc nhóm với nhau cho tiện lợi hơn. Việc con người đang phụ thuộc vào "mạng ảo" - như Facebook, là có thật, cho nên không thể chỉ đơn thuần nói dừng là dừng được ngay, thay vào đó, mỗi người cũng phải cân nhắc một đầy đủ những hệ quả cũng như cách khắc phục (thay thế khi không có nó) để cuộc sống và công việc vẫn diễn ra trơn tru như bình thường. Cuối cùng là, cho đến giờ, mạng xã hội Facebook vẫn là công cụ khá thuận tiện để kết nối mọi người với nhau. Mặc dù không phải lúc nào Facebook cũng "hoàn thành nhiệm vụ của nó một cách hoàn hảo và tích cực", vẫn có những "góc tối", nhưng nó vẫn là một nhu cầu thực trong cuộc sống. Với một mạng xã hội có tới 2,3 tỷ người sử dụng mỗi tháng, quả thực nó đã giải quyết được nhu cầu kết nối, trao đổi, giải trí,... cho bao người hiện nay. Chính vì thế, việc kiểm soát và loại bỏ hẳn những mảng tối trong mạng này thực sự không dễ dàng gì với các chuyên gia và cả Facebook lẫn người dùng. Sau hơn một thập kỷ gắn bó với người sử dụng Internet, mạng xã hội Facebook hiện đã trở thành một dịch vụ gắn liền với nhiều cảm xúc của rất nhiều người dùng chứ không chỉ đơn thuần là một mạng xã hội nữa. Nói không ngoa, đối với nhiều người, bỏ Facebook cũng đồng nghĩa với bỏ cả chục năm quá khứ của bản thân - vốn được họ cập nhật từng giây, từng phút, từng ngày trên mạng xã hội này. Việc muốn bỏ Facebook giờ không còn dễ như trước đây. Và ngay cả khi muốn gỡ app, xóa tài khoản Facebook, người sử dụng Internet lại gặp khó ở câu hỏi tiếp theo: Bỏ Facebook thì dùng gì để liên lạc với mọi người bây giờ?
NHỮNG GƯƠNG MẶT KO TỒN TẠI TRÊN TRÁI ĐẤT! Nghe có vẻ khó tin! Nhưng, nếu bạn truy cập vào website này! Webiste không có gì ngoài một khuôn mặt của ai đó, và nếu bạn refresh website thì một khuôn mặt khác sẽ thay thế. Chẳng có gì đặc biệt nếu không muốn nói là nhàm chán phải không? Nhưng sự thật là tất cả những người đó không hề tồn tại trong số hơn 7 tỷ con người đang sinh sống trên Trái Đất. Những khuôn mặt đó đều là sản phẩm do AI tạo ra. Liệu điều này có khiến bạn có kinh ngạc? Dựa trên những gì mà hệ thống nhận biết, học hỏi dần theo thời gian, AI đã nghĩ và “vẽ” ra khuôn mặt con người với đầy đủ các nét mặt, đường da, nếp nhăn và các bộ phận khác. Thậm chí, chúng còn có thể “bịa” ra khuôn mặt con người mà chẳng cần tới mẫu nào cả. Với khả năng này của AI, có lẽ chúng ta cần phải cẩn thận hơn khi nói chuyện hoặc tương tác với một người lạ bởi ngày nay mọi thứ trên Internet không còn đơn giản như trước nữa. (Theo QTM).