trước đây bạn duydong đã từng mở chủ đề "Hỏi về ý nghĩa cước?" nhưng không ai trả lời nên đã bị đóng lại "ngày ấy tôi cũng nghĩ tại vì nó thế chứ còn tại sao nữa" giờ sau khi xem lại luật chơi tổ tổm tôi có thể trả lời câu hỏi của bạn duydong xin trả lời bạn duydong là thế này: Chơi Tổ Tôm khá là khó, và cách biến hóa cũng nhiều nên thường được nam giới và người già chơi, thanh niên và phụ nữ thời xưa ít chơi. Cũng vì khó, nhưng thú vị, nên từ cách chơi Tổ Tôm đã sinh ra một cách chơi khác dễ hơn là "Chắn" dành cho thanh niên và phụ nữ. cũng vì lý do trên mà các cước sắc và cách chơi chắn có sự kế thừa của lối chơi tổ tôm trước đó. cụ thể khi chơi tổ tôm thì có 8 lưng như sau: 1. Cửu Văn - Nhất Vạn - Nhất Sách 2. Bát Văn - Nhị Vạn - Nhị Sách 3. Thất Văn - Tam Vạn - Tam Sách (còn gọi là tôm) 4. Cửu Sách - Thang Thang - Ông Cụ 5. Cửu Sách - Thang Thang - Cửu Vạn 6. Cửu Vạn - Chi Chi - Bát Sách (còn gọi là lèo) 7. Nhất Văn - Nhị Văn - Tam Văn 8. Ba cây hoặc bốn cây giống nhau khi cải tiến thành lối chơi chắn do bỏ bớt đi hàng nhất, thang thang, ông cụ nên các lưng số 1, 4, 5, 7, thì tất yếu là không còn, lưng số 8 ta thương gọi là chíu hay thiên khai vậy, duy có lưng số 2 thì tôi cũng chưa khảo cứu được lý do làm sao các cụ lại bỏ đi không áp dụng vào lối chơi chắn nữa, nếu bạn nào biết mong cùng thảo luận để mọi người cùng hiểu rõ hơn về lối chơi chắn nhé.
Tổ tôm điếm trò chơi dân gian đặc sắc Có lẽ chưa có tài liệu nào nghiên cứu cặn kẽ nguồn gốc tổ tôm điếm phát triển của nó ở nước ta như thế nào, chỉ biết rằng tổ tôm đã trở thành trò chơi dân gian làm đắm say biết bao thế hệ người Việt Nam, một trò chơi dân gian đặc sắc diễn ra trong các dịp hội, hè, đình, đám. Đây là trò chơi trí tuệ, đam mê, cuốn hút các bậc hiền nhân quân tử, làm thước đo giá trị tinh thần của những người mê tổ tôm. “Làm trai phải biết tổ tôm Uống chè mạn hảo xem Nôm Thuý Kiều” Khi sống, trong những ngày vui người ta thường lấy tổ tôm làm trò tiêu khiển, khi chết có cỗ tổ tôm mang theo đã thành tục. Trong quá trình tồn tại và phát triển, trò chơi tổ tôm được nâng thành nghệ thuật “Tổ tôm điếm” là trò chơi tâm điểm trong các hội làng của người Việt, từ miền xuôi đến miền ngược, từ đô thị tới thôn quê. Do biến cố của lịch sử, với nhiều lý do khác nhau, trò chơi “tổ tôm điếm” dần dần mai một. Có thể nói, đây là trò chơi dân gian độc đáo cần được bảo tồn và phát huy . Theo từ điển tiếng Việt: “Tổ tôm” là trò chơi bằng bài lá, có 120 quân, 5 người đánh. Điếm: Là chỗ canh gác. Xuất phát từ tiên đề trên, ta có thể hiểu nôm na rằng: “Tổ tôm điếm” là trò chơi dân gian mang tính trí tuệ cao, được chơi bằng bộ bài lá gồm 120 quân với 5 người chơi chính, trên 5 điếm khác nhau, trong một sân chơi trước sân đình hay sân chùa của thôn làng, nơi đăng cai trong những ngày diễn ra lễ hội truyền thống. Cách thức chơi và luật chơi tổ tôm điếm giống như chơi tổ tôm bình thường nhưng tổ tôm điếm khác ở chỗ đánh bài và bốc bài lọc qua 2 trọng tài giao bài và trọng tài chia bài thực hiện, người chơi ở các điếm chơi điều khiển bằng tiếng trống. Khi điếm có cái đánh cây bài đầu tiên thì trọng tài giao bài đọc thơ quân bài đánh, điếm theo vần cánh căn cứ vào bài của mình có quyền ăn hoặc không ăn cây bài đó, ăn thì đánh trống (tùng), không ăn thì gõ vào tang trống (cắc). Nếu ăn phải có cả phu dọc hoặc phu bí để trọng tài và làng biết. Không ăn thì xin bốc bài nọc, nếu không ăn chuyển cho điếm dưới cánh và cứ tuần tự như vậy cho đến khi có điếm ù và bài nọc đã bốc đủ mỗi cửa 3 cây (còn lại 5 cây) mà không ai ù thì ván bài đó hoà và điếm bốc cây cuối cùng đó là người được cái ở ván bài tiếp theo. (Lưu ý khi cây bài lên mà có người phỗng, thì người phỗng được quyền đánh tiếp). Đặc điểm cơ bản của tổ tôm điếm là: khi đánh bài thông qua 2 người giao bài đọc một câu lục bát như ngâm Kiều, mỗi cây bài của các hàng Văn, Vạn, Sách ứng với một câu thơ lục bát khắc hoạ hình ảnh của cây bài. Căn cứ vào câu thơ người chơi của các điếm dùng trống theo luật để ăn, không ăn, phỗng, thiên khai ăn khàn trình phu hay ù. Bài giao tổ tôm điếm có thể nói rất hay, nghe một câu thơ có thể hình dung ngay là cây gì. Tổng thể bài giao tổ tôm điếm cho cả bộ bài là một hình ảnh xã hội thu nhỏ, với tuổi tác, tính cách, số phận khác nhau của các giai tầng xã hội, chân thực và sâu sắc, tạo nên sự độc đáo, hấp dẫn, cuốn hút của tổ tôm điếm. Tổ tôm điếm là trò chơi dân gian mang tính trí tuệ cao. Các nước đánh nước chơi trong cuộc điều binh kiển tướng thiên biến vạn hoá, như trận đồ bát quái, không ván nào giống ván nào, không nhàm chán, cứ cuốn hút người chơi trong sự say mê của cảm giác vui mừng, nuối tiếc và hy vọng, bởi cuộc chơi có canh đỏ đen vận cho mỗi người chơi. Hơn thế nữa, cuộc chơi sự thắng thua chỉ là giải phân cách nhỏ nhoi ai cũng vui mừng hy vọng, không có kẻ khóc người cười. Đầu năm chơi hội mà ù được một ván “đại cước sắc” là niềm vui, hạnh phúc, sự may mắn cả năm cho người chơi. Đúng như lời một nhà văn diễn tả “Có những người cả đời không biết thể nào là ù Chi Nảy”. Chơi tổ tôm và tổ tôm điếm nói riêng là một sân chơi bổ ích, lý thú rèn luyện cho người chơi trí thông minh, óc sáng tạo, đức tin, sức khoẻ bền bỉ dẻo dai, tính kiên trì nhẫn nại và trên hết là sân chơi bình đẳng gắn kết giữa con người xích lại gần nhau, gắn bó thân thiết trên tình bằng hữu. Khi chết nhớ mang theo một cỗ tổ tôm phải là bộ đã cũ, càng cũ càng tốt, bởi người ta quan niệm những quan binh cũ đã dạn dày trận mạc mới đủ sức chống chọi với ma thiêng, quỉ dữ bảo vệ linh hồn người chết nhưng bỏ bốn Ông Cụ vì bốn Ông Cụ đã già chẳng ai nỡ đem chôn. Thật tuyệt vời tổ tôm còn đầy ắp tính nhân văn. Với ý nghĩa trên, tổ tôm điếm cần được lưu giữ bảo tồn và phát huy trong lễ hội truyền thống của các xã thuộc vùng đồng bằng và trung du Bắc bộ. Việc đầu tư cho trò chơi không tốn kém như một số trò chơi khác, chỉ cần một bộ bài và khoảng không gian hẹp là có thể chơi được. Đẻ tổ tôm tồn tại và phát triển chính quyền đoàn thể nhân dân phối hợp với người cao tuổi địa phương lãnh đạo định hướng trò chơi trên cơ sở xã hội hoá đóng góp tham gia của người dân, xây dựng qui chế hoạt động của các thiết chế văn hoá cơ sở trong đó có việc thành lập câu lạc bộ tổ tôm của các thôn làng để qui tụ những nghệ nhân giỏi truyền nghề và dậy nghề cho lớp trẻ tạo ra sân chơi vào những lúc nông nhàn, tổ chức các giải thi đấu và học hỏi giao lưu. Có như vậy tổ tôm điếm sẽ mãi mãi tồn tại cùng với lễ hội truyền thống. nguồn sưu tầm Internet. chơi chắn online, đánh chắn online, http://sandinh.net/
Gửi các bạn tham khảo trước khi theo đoàn đi tham gia tổ tôm điếm tại hội Lim, Thơ xướng tên cây bài bốc ra từ nọc khi chơi tổ tôm điếm (Một cỗ quân bài tổ tôm gồm có 120 quân bài. Nhưng thực ra chỉ gồm 30 loại mà thôi vì mỗi loại có 4 quân bài giống nhau). 1/ Nảy lên thích quá còn gì Kênh đùi ấy chính CHI CHI anh chàng 2/Mấy cô son phấn làm hàng Gặp ngay ÔNG CỤ vác đòn đi hoang 3/Đa tình khổ bởi tin chàng Nuôi con có chị THANG THANG một mình 4/CÔ TIÊN trông rõ là xinh Thẹn thùng che mặt cho anh mủi lòng 5/Giữa đường MÚA VÕ luyện công Giống như châu chấu ngoài đồng làng ta 6/Tăng trọng ăn lắm thế à Là anh BÉO NHẤT đùn ra mất quần 7/Nghe đồn cậu ấy siêu nhân Sao hè đội mũ QUÀNG KHĂN thế này 8/Tuổi xuân chẳng được mấy ngày NHỊ ĐÀO bẻ quách trao tay nhân tình 9/Trống bỏi quyến yến mê oanh Chồn chân, lưng khọm biến thành CỤ NON 10/Tưởng gì một gã du côn THỌT CHÂN làm mất cá tôm của làng 11/Lại đây xinh quá một nàng Hỏi ra mới biết CÁI BANG A còng 12/Ruộng đồng đã hóa phố phường Anh còn đội nón CẦM THỪNG tìm trâu 13/Bác này BÊ GIỎ đi đâu Bốn văn, năm võ cúi đầu với ai 14/Luật ra cậu có ngãng tai XÍCH LÔ nghễu nghện có ngày lên bưng 15/Đắt mối cô chớ vội mừng Hãy lo MUA SỮA liệu chừng “ết” nghe 16/Cờ bạc, hụi họ, lô đề Năm xung, tháng hạn RA ĐÊ mà ngồi 17/Cá ươn chê muối thế thôi NGÔI CHÙA nơi ấy thu người sa cơ 18/Còn ai vẫn giữ mộng mơ CON THUYỀN xuất ngoại đang chờ ở đây 19/Nếu không đủ sức cướp ngày VÁC CHÙY, ôm mác, cầm chày trộm đêm 20/Người ta làm lụng liên miên Còn ông CHỐNG CUỐC ngưỡng thiên tháng ngày 21/Giàu đôi mắt, khó đôi tay ANH NGHÈO bởi vướng một bầy trẻ con 22/Chị này bê lọ MẮM TÔM Tay kia chẳng biết có thơm thịt cầy 23/Cho người nhậu tít trời mây SÚN RĂNG quắp cả bàn tay trong quần 24/Có anh LANG XÓM tần ngần Mất sách, quên thuốc biết mần ra răng 25/Thôi thì nhờ cậu tám văn Đánh võng hôn đất QUÈ CHÂN chữa giùm 26/Mua ngay một chú CHÉP VÀNG Tám vạn đồng chẵn chợ làng rẻ hơn 27/Lèo ngay một mụ xồn xồn Tính gàn BÁT SÁCH vểnh mồm hỏi chi 28/Đường to nó chắn một khi CÕNG SỌT đường tắt thôi thì làm lươn 29/Vác hòm CỬU VẠN mọi đường Thời buổi kinh tế thị trường khó khăn 30./ Vận đen gặp gã đi tuần ĐÈN LỒNG soi tỏ chin phần hỏng ăn chơi chắn online, đánh chắn online, http://sandinh.net/
Mình vừa sửa giúp Khương Tử Nha mấy post bị lỗi font size. Trân trọng cám ơn bạn vì những đóng góp này.
Nguyễn Công Trứ. Lúc thiếu thời, Nguyễn Công Trứ đã từng được người đời liệt vào hàng các tay đổ bác có tiếng. Ông say mê bài bạc, trong khi thơ văn thì siêu quần bạt chúng. Trong cơn đen đỏ, ông thắng cũng nhiều mà thua chẳng ít. Một lần đi đánh tổ tôm bị thua rồi mang nợ. Chủ nợ là một ông già, đến đòi năm lần bảy lượt mà Nguyễn Công Trứ cũng vẫn không có tiền giả. Sau ông lão đòi rát quá, Nguyễn Công Trứ đành phải đi lục lọi rương hòm xem có gì đáng giá để đem cầm đợ mà lấy tiền trang trải. Nhưng khốn thay, lục mãi mà vẫn chẳng khui ra được gì ngoài mấy quyển sách nát. Túng thế, Nguyễn Công Trứ mới đọc liều cho ông già một bài thơ để xin khất nợ. Thơ rằng: Thân "bát văn" tôi đã xác vờ Trong nhà còn biết "bán chi" giờ Của trời cũng muốn "không thang" bắc Lộc thánh còn mong "lục sách" chờ Thiên tử "nhất văn" rồi chẳng thiếu Nhân sinh "tam vạn" hãy còn thừa Đã không "nhất sách" kêu chi nữa "Ông lão" tha cho cũng được nhờ ! Nghe qua cả bài thấy thơ hay mà khéo quá, câu nào cũng có tên một quân bài tổ tôm, mà đồng thời lại nói lên được cái cảnh học trò kiết không tiền nên ông lão nghĩ thương tình và mến tài, bằng lòng cho Nguyễn Công Trứ khất nợ. chơi chắn online, đánh chắn online, http://sandinh.net/
THÚ TỤ TAM Trò chơi ấy của Trời cho Làm trai không biết phí cho cuộc đời Một Trăm cùng với Hai Mươi Kỳ ảo như thể cuộc đời vần xoay Tổ Tôm dù rất Cao Tay Nọc Đì , Mở Nhái vứt bài mà thôi Lại kia mấy chú tập chơi Ăn Chầy, Phỗng Bửa thì thôi Hại Làng Bạch Định gặp chị Thang Thang Bài Chờ, Yêu Đấm dở dang mất rồi Đánh Hai,Ăn Một, bậy rồi Làng mà Bắt Báo thì đời đi tong Bài Ù vừa mới Xướng xong Bị ông Đầu Cánh chỉ thằng Treo Tranh Bài Trên Tay chẳng Thập Thành Nọc còn Một, tham ăn đành đền to Người ta Bất Thực như mơ Còn anh Lấy Chén thành ra cổi truồng Tam Văn chê ẩm, chê ương Thất Văn ăn vội làng thương cho Đò Ù Thông khoái chí la to Méo mặt mới nhớ vừa cho Cái Làng Không ăn dọc, lại ăn ngang Bơi Thuyền mới rõ là chàng Buôn Phu Tổ Tôm đánh mãi còn ngu Vài câu tếu táo còn chờ người chơiTIỂU THƯƠNG 01/2010
Giai thoại về Cao Bá Quát đánh tổ tôm với vua Tự Đức: Chuyện kể rằng vì mến tài văn chương của Thánh Quát nên vua Tự Đức hay cho gọi Quát vào cung hầu tổ tôm,nói chuyện văn thơ.Một bữa,khi quân chi chi vừa dậy;vua vỗ đùi hô to:"-Chi nẩy!".Các quan trong hội tổ tôm đều kinh hãi nhận ra vua hô nhầm.(Theo luật tổ tôm :-Ù chi nẩy chỉ xảy ra khi duy nhất bài chỉ chờ đúng 1 tiếng chi chi thôi.Nhưng lần này,bài của vua còn chờ cả tiếng Ngũ sách nữa.Đúng ra,vua chỉ được hô Có lèo" thôi).Mọi người biết vậy nhưng không ai dám bắt lỗivua.Duy chỉ có Cao Bá Quát vốn tính khảng khái quyết chỉ ra lỗi bắt vua phải:"Chèo đò"là lỗi ù nhỏ hô to(Một lỗi nặng trong luật tổ tôm là bị xóa hết điểm đã được từ đầu hội và cả ván ù tiếp theo nữa mới được trả đò.Ví như lỗi thẻ đỏ trong bóng đá).Tât nhiên,trước sự bình đẳng trong bài bạc,vua phải chấp hành nhưng trong bụng không vui Ít lâu sau,Quát làm chủ khảo bị phạm trường quy tại QƯuy Nhơn:đã để cho 1 thí sinh giỏi nhưng bài bị phạm húy được ưu ái chấm đỗ.Lỗi ấy lẽ ra chỉ bị tội đồ(nọc ra đánh rồi đày đi biệt xứ).Nhưng Cao Bá Quát bị tống ngục rồi xử trảm.Ngồi trong ngục,quát dò lại nguyên nhân chính dẫn đến mình bị tăng án quá nặng là bài tổ tôm ngày nào hầu vua và ghi lại như sau: Vạn tam đáo cửu,song lục thất Sách bát hoàn tam ngũ chí không Văn tam tứ tứ dư lục thất Độc cụ vô thang,khởi binh đao Trừ 3 từ cuối là nguyên nhân vua chém chết mình còn cả bài thơ là bài tổ tôm cuả vua hôm đó: Hàng vạn có từ tam vạn đến cửu vạn ,trong đó có 2 quân lục vạn và thất vạn Hàng sách có từ bát sách đén tam sách nhưng không có ngũ sách, Hàng văn có tam văn,2 quân tứ văn và thừa ra lục thất văn Hàng yêu có 1 quân ông cụ,không có thang thang
Chơi Tổ tôm điếm trong lễ hội truyền thống của dân tộc Việt Thể lệ thi chơi Tổ tôm điếm nói chung tương tự thể lệ chơi Tổ tôm cổ điển. Tuy nhiên, quá trình tổ chức thi chơi tổ tôm điếm có nhiều điểm cơ bản khác tổ tôm cổ điển: 1- Tổ tôm điếm được tổ chức thi chơi công khai, khoa học và chặt chẽ tại hiện trường có sân chơi rộng rãi (khoảng 50 m2), cụ thể: - Chủ điếm và các thành viên toạ lạc độc lập trong 5 ngôi điếm (5 ngôi chòi nhỏ). - Trưởng ban Tổ chức cuộc thi chơi làm thủ tục khai mạc và phân công nhiệm vụ từng thành viên: Trọng tài (hoặc tổ trọng tài), người dẫn bài ngâm thơ, người chia bài, người cho cái và phân phối bài v.v… - Phục vụ cuộc thi chơi được trang bị đầy đủ các phương tiện: Trống các loại, cờ hiệu các loại, thiết bị âm thanh, giá cắm bài v.v… 2 bộ tổ tôm in trên giấy đẹp, bìa cứng, kích thước lớn (20cm x 5cm) mỗi bộ 1 màu khác nhau. Mặt sau mỗi quân bài in 1 câu thơ lục bát tương ứng. 2- Quá trình thi chơi tổ tôm điếm, ngôn ngữ thông tin chủ yếu không phải bằng lời nói bình thường mà sử dụng hệ thống tín hiệu bằng gõ trống, màu sắc các loại cờ và người giao dẫn bài ngâm thơ (nảy Kiều). Những hồi trống rộn rã, màu cờ rực rỡ, âm thanh trầm bổng ngâm thơ… góp phần tạo không khí sôi động, vui tươi tại các lễ hội. Có thể nói đó là linh hồn văn hoá- khoa học của Tổ tôm điếm. Một số thể lệ: Soạn bài xếp phu xong thì đánh ba tiếng trống, bài chịu đánh một tiếng trống cắm cờ xanh, bài bắt thực đánh một tiếng trống cắm cờ vàng, bài bắt thiên khai đánh một tiếng trong cắm cờ tím. Đó là màn soạn bài (có thể coi như phần khởi động). Bước sang phần 2, ban trọng tài sẽ căn cứ vào hiệu lệnh trống của người chơi để điều hành. Trống ăn đánh một tiếng, trống không ăn đánh một tiếng cắc. Nếu người chơi trỗi khàn đánh 3 tiếng trống, gọi phỗng thì 2 tiếng. Trống lúc nào cũng kẹp ở chân Đối với trống gọi ù được chia làm mấy loại sau: Bài ù suông người chơi gõ một hồi cho rõ và nhịp nhàng. Bài ù có cước như tôm, lèo, kính cụ hoặc thập điều thì gõ 2 hồi, ù bạch địch người chơi gõ 2 hồi cho dứt rồi thay 2 tiếng cắc cắc bằng tùng tùng. Tất cả các bài ù người chơi đều cắm cờ đỏ, ù chèo đò cắm cờ trắng, còn ù trả đò thì hạ cờ. 3- Thi chơi tổ tôm điếm thể hiện sự văn minh, tính nghiêm túc trong việc thưởng và phạt; Tổ tôm điếm không mang tính chất cờ bạc sát phạt nhau: Mỗi người tham gia thi chơi phát huy tài trí, bảo đảm bí mật (nhất cao, nhì kín), đảm bảo nguyên tắc: Đủ bài, đủ “lưng”, sáng tạo xử lý các nước bài, nhanh chóng làm tròn bài và ù đúng thời cơ. Sự tài trí hoặc khiếm khuyết của mỗi người thi chơi được thể hiện bằng số điểm thưởng hoặc phạt của mỗi ván bài và cả hội chơi. Cuối mỗi hội chơi (mỗi hội khoảng 90 phút) mỗi điếm được xếp hạng và nhận phần thưởng tương ứng từ cao xuống thấp theo tổng số điểm đạt được. chơi chắn online, đánh chắn online, http://sandinh.net/
Dưới đây tôi xin ghi lại 60 ván bài tổ tôm không trùng nhau, để minh họa vê cách chơi và tính cực kỳ hấp dẫn của môn giải trí này: 1 Lưng : Bát văn ,nhị sách, nhị văn(2 quân); Cửu sách, thang thang , ông cụ ‘ Bát sách, bát vạn, bát văn; Tam , tứ , ngũ, lục , thất vạn; Tam , tứ , ngũ văn; Nhất văn; Nhất vạn( 2 quân) 2 Lưng: 3 quân cửu vạn Nhất , nhị , tam văn Lục sách , lục vạn , lục văn ( 2 quân) Thất , bát , cửu văn; Nhị,tam,tứ vạn; Nhất văn; Nhất sách; Tháng thang ( 2 quân) Ông cụ; 3 Lưng: Cửu vạn , cửu sách , thang thang ( 2 quân); Tam.tứ,ngũ vạn; Lục,thất,bát,cửu văn; Nhị, tam , tứ, ngũ ,lục văn; Chi chi ( 2 quân ) ; Nhất sách; Nhất văn (2 quân); 4 Lưng :Cửu văn ( 2) , nhất vạn ( 2) nhất sách ( 2) ; 3 bát sách ; 3 tam sách ; Ngũ sách, ngũ vạn , ngũ văn (3); Nhị , tam , tứ vạn; Ông cụ(2); Chi chi (3); 5 Lưng: 3 bát vạn- bát văn- bát sách; Lưng: 3 thất vạn; Lưng: Bát văn, nhị sách, nhị vạn(3); Thất, bát, cửu văn; Ông cụ; Thang thang; Nhất văn; Nhất sách; 6 Lưng: Nhất , nhị , tam văn; Cửu văn , cửu vạn , cửa sách; Tam, tứ, ngũ, lục sách; Ngũ văn, ngũ vạn, ngũ sách; Ngũ , lục , thất sách; Nhất sách; Nhất vạn(2) Chi chi; Ông cụ; 7 " Lèo " Lưng: Bát sách , cửu vạn(2), chi chi; Lưng : 3 lục văn ; Lưng; 3 lục vạn; Lưng: 3 tứ văn; Nhất văn (2); Nhất vạn; Nhất sách (2) Cửu sách(2),ông cụ, thang thang(2) 8 Cước sắc: "Kính cụ" ( có 1 ông cụ màu đỏ còn toàn bài trắng ) Lưng: Cửu văn, nhất vạn(2) , nhất sách(3); Nhị văn, nhị vạn(4), nhị sách ; Lục , thất , bát văn; Ngũ văn(2) , ngũ vạn, ngũ sách ( 2); 9 Lưng: Nhất, nhị, tam văn Lưng: 3 thất vạn; Lưng: 3 tứ sách; Tam, tứ,ngũ vạn; Ngũ ,lục,thất sách; Chi chi ( 3); Nhất vạn; Nhất sách; Nhất văn; 10 Bài có 4 lưng trong đó có “ Tôm “ “ Lèo " Lưng ( lèo): Cửu vạn ,bát sách ,chi chi; Lưng ( tôm ) : thất văn tam sách ( 2) tam vạn(3); Lưng: 3 ngũ vạn; Lưng: nhất , nhị, tam văn; Ngũ ,lục, thất sách; Chi chi ( 3); Nhất vạn; Nhất sách, Nhất văn; 11 Lưng: Cửu vạn, cửu sách , thang thang;(2) Lưng: bát văn(2), nhị vạn, nhị sách; Nhị,tam,tứ,ngũ,lục,thất vạn; Tam,tứ,ngũ,lục,thất,bát văn Ông cụ; Chi chi(2); 12 Lưng cửu văn, nhất sách, nhất vạn(3); Lưng:Cửu vạn, cửu sách, thang thang; Tứ,ngũ,lục sách; Nhị văn, nhị vạn(2), nhị sách ; Ông cụ ( 2); Nhất văn(1); 13 Lèo Lưng ( lèo) Cửu vạn , bát sách, chi chi ; Tứ sách , tứ văn , tứ vạn( 2) Tam văn , tam vạn, tam sách Nhị văn , nhị vạn , nhị sách, Ngũ vạn, ngũ sách , ngũ văn Nhất văn(2); Thang thang; Chi chi; Nhất vạn; 14 Lưng:Cửu sách, cửu vạn , thang thang Nhị , tam , tứ ,ngũ văn; Nhị,tam,tứ,ngũ,lục,thất sách; Bát văn , bát sách, bát văn(3) Ông cụ; Chi chi; 15 Lưng 3 tam sách Cửu sách , ông cụ, thang thang; 1,2,3 vạn; Thất sách(3 có 2 quân ăn từ nọc ), thất vạn, thất văn(2); Chi chi; Nhất vạn; Nhất sách(4); 16 3 nhị văn; 3 nhị vạn; Tứ( văn, vạn(2z), sách( 2) Ngũ(sách(2),văn(20,vạn) 6,7,8,9 sách; Nhất vạn; 17 Lưng: Thất văn, tam vạn, tam sách(2); Cửu vạn, cửu sách, thang thang (2); 5,6,7 văn; Bát văn(3), bát sách, bát vạn; Ông cụ; Chi chi; Nhất vạn; Nhất văn; 18 Lưng : nhất ,nhị, tam văn 3 lục văn; Tam, tứ , ngũ văn; Tam, tứ , ngũ, lục sách; Thất , bát, cửu vạn; Nhất sách; Nhất văn; Thang thang; Chi chi; 19 Lưng (lèo) Cửu vạn, bát sách, chi chi; Bát văn, nhị vạn, nhị sách; Nhất , nhị , tam , tứ, ngũ văn; Nhất ,nhị,tam,tứ sách; Thang thang; Ông cụ; 20 Cửu sách, thang thang, ông cụ; Bát văn , nhị vạn ( 2) , nhị sách; Tứ , ngũ , lục, thất sách; Lục,thất, bát , cửu vạn Cửu văn(2), nhất vạn, nhất sách; Nhất văn; 21 Lưng: bát văn , nhị vạn, nhị sách; Tam văn, tam sách (2), tam vạn(3); Bát sách, bát vạn(2), bát văn; Ông cụ; Nhất vạn; Chi chi ; Nhất sách; 22 Nhất , nhị, tam văn; Bát văn , nhị vạn , nhị sách; Ngũ,lục, thất , bát sách; Tứ sách, tứ văn (2), tứ vạn(2); Nhất vạn; Nhất văn; Nhất sách; Ông cụ; Thang thang; Chi chi; 23 Lưng ( lèo ) Cửu vạn , bát sách, chi chi ; Cửu văn ( 3), nhất vạn, nhất sách; Cửu sách , thang thang , ông cụ;Tứ , ngũ , lục vạn; NGũ, lục, thất vạn; Nhất văn; 24 Lưng ( lèo) Cửu vạn, bát sách, chi chi (2); Nhất,nhị,tam văn; Tứ, ngũ, lụcvăn; Nhị , tam, tứ vạn; Lục sách(2), lục vạn(2) ,lục văn; Nhất vạn; Nhất sách; Thang thang; 25 Lưng Bát văn, nhị vạn , nhị sách; Ngũ,lục,thất,bát,cửu sách; Thất,bát,cửu vạn; Ngũ văn , ngũ vạn , ngũ sách; Tam vạn(2), tam sách, tam văn(2); Nhất vạn; Ông cụ; 26 Lưng: Cửu vạn, cửu sách, thang thang; 3 lục văn; Tứ, ngũ ,lục vạn; Nhị, tam, tứ, ngũc, lục, sách; Nhất sách(2); Nhất vạn; Ông cụ( 3); 27 Lưng: nhất , nhị, tam văn; 3 nhị sách; Thất văn, tam vạn, tam sách(2); Ngũ,lục,thất,bát,cửu sách; Nhất sách(2); Chi chi(2); Ông cụ; Thang thang: 28 Lưng ( thiên khai) 4 bát văn ; Lục , thất, bát vạn; Thất văn, thất sách, thất vạn; Nhị , tam, tứ vạn Ngũ vạn, văn , ách ( 2); Nhất vạn(2); Chi chi; Nhất văn; 29 Nhất, nhị, tam văn; Nhất, nhị, tam vạn Lục,thất,bát sách; Tứ sách(2), tứ văn, tứ vạn Bát vạn, bát sách, bát văn; Nhất vạn; Nhất sách; Thang thang; Ông cụ; 30 Lưng ( lèo)Cửu vạn(2), bát ách, chi chi(3) 3 ngũ sách; 3 tứ vạn; Cửu sách , thang thang(2), ông cụ; Cửu văn, nhất vạn, nhất sách(2) Nhất văn; NGUYỄN VĂN PHƯƠNG NGUYỄN VĂN HOA © Tác giả giữ bản quyền. . Cập nhật ngày 01.06.2010 theo nguyên bản của tác giả gởi từ Hà Nội.
31 Lưng ( lèo ) Cửu vạn(2), bát sách, chi chi ; Cửý sách , thang thang , ông cụ; Nhất, nhị , tam văn; Nhất , nhị , tam , tứ , ngũ , lục văn; Ngũ , lục,thất , bát vạn; Nhất vạn; 32 Lưng ( lèo): Cưủ vạn(2), bát sách(2) ,chi chi; Cửu vạn, cửu sách(2) , thang thang ; Ngũ,lục,thất,bát vạn; Tam,tứ,ngũ,lục,thất văn; Nhất văn(2); Nhất vạn; 33 Lưng ( tôm):Tam vạn (2), tam sách(2) , thất văn(2); Cửu văn(2), nhất vạn, nhất sách(2): Nhị, tam, tứ, ngũ văn; Thất văn, bát văn, cửu văn; Chi chi ( 2) Thang thang; 34 Lưng ( tôm):Tam vạn(3)tam sách, thất văn ( 2); Nhất văn, nhị văn , tam văn ; Ngũ,lục,thất,bát sách; Bát vạn(2),bát văn, bát sách; Nhất văn; Nhất sách(2); Ông cụ; 35 Lưng ( lèo): Cửu vạn(2), bát sách , chi chi; Tứ, ngũ ,lục văn; Nhất, nhị, tam vạn; Tam, tứ, ngũ sách; Tứ văn , tứ sách, tứ vạn; Thang thang( 2); Ông cụ(2); Nhất văn; 36 Lưng ( lèo ) : Cửu vạn, bát sách, chi chi; Lưng ( tôm): Tam vạn(2),tam sách(2) ,thất văn; Tứ,ngũ,lục,thất,bát vạn; Cửu sách , thang thang ,ông cụ(3) Nhất vạn; Nhất sách(2); 37 Lưng: Cửu văn , nhất vạn, nhất sách; Tứ văn(2), tứ vạn, tứ sách; Ngũ,lục,thất, bát , cwur văn; Tam,tứ,ngũ,lục vạn; Ngũ vạn , ngũ sách, ngũ văn; Ông cụ; 38 Lưng (lèo): Cửu vạn(2), bát sách, chi chi; Nhị,tam,tứ,ngũ vạn; Nhất, nhị , tam văn; Thất vạn92), thất sách, thất văn93); 39 Lưng: Cửu vạn, cửu sách, thang thang; 3 tứ văn; Ngũ ,lục,thất vạn; Nhị, tam, tứ sách; Nhất văn ( 3) Nhất vạn(2) Nhất sách; Chi chi(2); Ông cụ; 40 Lưng(lèo): Cửu vạn(2), bát sách, chi chi(3); Cửu văn , nhất vạn, nhất sách; Cửu sách, thang thang(2), ông cụ; Nhất , nhị , tam , tứ văn; Lục văn, lục vạn(2), lục sách; 41 Lưng : 3 lục văn; Nhị,tam,tứ văn; Nhị,tam,tứ vạn; Ngũ văn(2), ngũ sách, ngũ vạn; Thất vạn, thất văn; thất sách; Nhất văn (2); Nhất sách(2) Chi chi; 42 Lưng (tôm) thất văn, tam vạn(2), tam sách; Bát văn92), nhị sách, nhị vạn; Ngũ,lục,thất,bát sách; Cửu vạn, cửu văn; cửu sách; Ông cụ(2); Chi chi; Nhất vạn; Nhất văn; Nhất sách; 43 Lưng( lèo): Cửu vạn, bát sách, chi chi; Thất văn, tam vạn,tam sách; Cửu sách, thang thang , ông cụ; Lục,thất,bát vạn; Nhị,tam,tứ,ngũ sách; Nhất văn ( 2); Nhất sách(2); 44 Lưng(lèo):Cửu vạn(2) , bát sách(2) , chi chi; Cửu sách, cửu vạn, cửu văn(2); Tứ, ngũ , lục sách; Thất văn , thất vạn, thất sách; Thang thang; Ông cụ; Nhất sách; 45 Lưng Cửu văn, nhất sáhc ( 2), nhất vạn( 4) Nhị, tam, tứ văn; Tam văn(2), tam vạn, tam sách; Bát vạn, bát sách, bát văn; Thang thang; Ông cụ Chi chi; 46 Lưng (lèo): Bát sách , cửu vạn,92) , chi chi; 3 tứ vạn; Nhất, nhị, tam, tứ, ngũ , lục, thất văn; Nhị , tam,tứ sách; Thang thang(3); Ông cụ: 47 Lưngát văn, nhị vạn, nhị sách; Tứ,ngũ,lục,thất,bát sách; Nhị,tam,tứ văn; Lục,thất bát vạn; Chi chi(2); Nhất vạn(3); Nhất sách; Thang thang; 48 Lưng ( lèo) Cử vạn, bát sách , chi chi(3); Cửu sách, thang thang , ông cụ(2); Cửu văn, nhất sách, nhất vạn; Nhất , nhị, tam, tứ văn; Ngũ,lục,thất, bát vạn; 49 Lưng: Cửu vạn, cửu sách, thang thang; Bát văn, nhị vạn, nhị sách; Ngũ,lục,thất vạn; Tứ,ngũ,lục sách; Tam,tứ,ngũ sách; Tứ văn, tứ vạn, tứ sách; Nhất sách; Nhất vạn Nhất văn; 50 Lưng ( tôm ): Tam sách, tam vạn ( 2) , thất văn(2); Bát văn, nhị vạn , nhị sách; Cửu văn(2), nhất sách, nhất vạn; Nhất văn (2); Ông cụ(2); Thang thang; Chi chi; Tứ, ngũ, lục văn; 51 Lưng: Cửu vạn(2), cửu sách, thang; Cửu văn, nhất vạn, nhất sách;Tứ,ngũ,lục,thất,bát văn; Tam văn93), tam vạn, tam sách; Nhất văn 92); 52 Lưng(lèo) Cửuvạn, bát sách92), chi chi; Cửu vạn, bát sách(2), cửu văn(2); Nhất, nhị, tam sách; Ngũ văn(2), ngũ vạn, ngũ sách(2); Thang thang(2); Nhất vạn; Nhất văn; 53 Lưng Cửu văn, nhất vạn, nhất ách; Cửu sách, thang thang, ông cụ(2); Nhị văn, nhị vạn, nhị sách (2); Tam,tứ,ngũ,lục sách; Chi chi; 54 Lưng Bát văn(2), nhị vạn, nhị sách; Tam,tứ,ngũ,lục,thất,bát vạn; Thất,bát,cửu sách; Thất văn(2), thất vạn,thất sách; Nhất văn(2), Nhất sách ; Ông cụ; 55 Lưng: Nhất , nhị, tam văn; Tam văn, tam vạn, tam sách; Thất, bát, cửu vạn; Tứ,ngũ,lục,thất sách; Tứ, ngũ,lục văn; Nhất văn; Nhất vạn(2); Chi chi(2); 56 Lưng : 3 cửu văn; Nhất,nhị,tam vạn; Lục,thất,bát,cửu vạn; Bát vạn(2),bát sách, bát văn; Nhất vạn(2); Nhất sách92); Chi chi; Ông cụ; Nhất văn; 57 Lưng(lèo):Cửu vạn, bát sách, chi chi; Cửu vạn, cửu sách, thang thang; Tứ vạn, tứ sách, tứ văn; Nhị văn, nhị vạn , nhị sách(2); Lục,thất,bát văn; Tứ,ngũ,lục văn; Nhất sách(2); 58 Lưng(tôm): Thất văn,tamvạn,tấmchs(3) Nhất nhị,tamvăn; Cửu sách, thang thang(2), ông cụ(3); Thất,bát,cửu sách; Tứ,ngũ,lục,thất vạn; 59 Lưng: Nhất ,nhị,tam văn; Bát văn, nhị sách, nhị vạn 92); Nhất vạn(20; Thang thang Ông cụ Chi chi; Nhất sách; Cửu sách(3), cửu văn, cửu vạn(2) 60 Lưng: Cửu văn, nhất sách, nhất vạn; 3 ngũ vạn; Lục,thất,bát,cửu sách; Lục,thất,bát vạn; Tam,tứ,ngũ sách; Tứ văn, tứ vạn, tứ sách; Chi chi; Thang thang; NGUYỄN VĂN PHƯƠNG NGUYỄN VĂN HOA © Tác giả giữ bản quyền. . Cập nhật ngày 01.06.2010 theo nguyên bản của tác giả gởi từ Hà Nội.
TỔ TÔM VIỆT NAM NGUYỄN VĂN PHƯƠNG NGUYỄN VĂN HOA Lời Nói Đầu Tổ tôm có 120 con bài. Nó khổ 2,4 cm x 9,7 cm ( chiều rộng bằng 1 đốt ngón tay và chiều dài bằng 4 đốt ngón tay ). Nó là trò chơi dân gian , cũng là một môn " thể thao" trí tuệ rất thịnh hành ở nhiều miền quê đồng bằng Bắc Bộ và cũng có lẽ người dân gôc Bắc sống ở mọi miền trên trái đất này. Tra cứu các từ điển thì thấy định nghĩa “ thuật ngữ/ danh từ tổ tôm như sau: Từ điển 1772-1773 Dictionarium-Annamitigo-Latinum –MGR D,ADRAN trang 625 có chữ Tổ và Trang 629 có chữ Tôm ( Ngư+tâm); Huinh Tinh Paulus Cua - Đại Nam Quấc âm năm 1895-1896 trang 1063 định nghĩa tổ tôm : " Bài tổ tôm thứ bài nhiều môn món , lấy bài tới mà làm ra". Từ diển Dictionaire Annamite-Fransais ngày 15-12-1898 của Jean Bonet trang 322 có chữ Tổ và trang 327 có chữ Tôm ( gồm chữ Ngư+ tâm)’ Từ điển tân từ điển của Thanh Nghị Nhà xuất bản thời thế Sài Gòn năm 1951 , trang 12 34 định nghĩa tổ tôm như sau: “ Tổ tôm là lối cờ bạc chơi bằng 120 quân bài phải có 5 chân (NVH - người ?) Bảng tra chữ Nôm – Viện ngôn ngữ học năm 1976 thấy có 2 chữ Nôm : Tổ ( mã chữ 2973) và Tôm ( mã chữ 5795); Tự điển chữ Nôm của 1 ngwofi Nhật bản “ Yonosuke Takeuchi Nhà xuất bản Dâigkúyorin tháng 3-1988 , Trang 547 có từ Tổ và trang 548 có chữ Tôm ( tôm tép ) ( ngư + tâm ). Từ điển chính tả tiếng Việt ( những từ dễ viết sai) nhóm Như ý , Nhà xuất bản Giáo Dục Hà Nội , năm 1995 thất có cụm từ “ tổ tôm trước từ Tổ tiên và sau từ tổ tông… Đại từ điển chữ Nôm của Vũ Văn Kính năm 1998 Trang 1304 có chữ Tổ và trang 1306 có chư2x Tôm ( Ngư + tâm hoặc Ngư + tam); Về chữ trong 120 quân tổ tôm : Người đánh thực ra chỉ cần học các chữ Hán sau đây : Nhất (1), Nhị(2), tam(3), tứ(4), ngũ(5), lục, thất(7), bát(8), cửu(9) và 3 chữ Văn , Vạnéách; và 3 chữ hàng yêu Chi chi Thang Thang Ông cụ; Như vậy dù có 120 quân nhưng sự xuất hiện của chữ Hán cũng tổng cộng chỉ có 15 ( mười lăm) chữ ; 15 chữ người sáng dạ chỉ hướng dẫn qua là thuộc ngay mặt chữ trên các quân bài; Về hình trong 120 quân tổ tôm Hàng văn có 9 hình khác nhau ( mỗi con bài có 4 quân giống nhau); Hàng vạn có 9 hình khác nhau (mỗi con bài có 4 quân giống nhau); Hàng sách cũng có 9 hình khác nhau ( mỗi con bài có 4 quân giống nhau); Và hàng yêu có các hình vẽ của : Chi chi(4 quân giống nhau) Thang thang( 4 quân giống nhau) Ông cụ( 4 quân giống nhau); Như vậy dù có 120 quân , nhưng theo hình cũng chi có tổng công ba mươi(30) hình khác nhau ( mỗi con bài có 4 quân giống nhau , vị chi là 30 x 4 =120 ); Nếu ai muốn nhớ hình trong 120 quân tổ tôm thực ra cũng chỉ cần phân biệt 30 hình khác nhau mà thôi; Điều tồn nghi là hình vẽ trên 120 quân tổ tôm có là văn hoá Việt nam? Câu trả lời cũng rất khó , ví dụ bát vạn chỉ vẽ con cá , trong khi đánh theo “ khẩu ngữ” , nhiều khi người đánh hô ;” Cá chép rán đây’, thì cả 5 người chơi đều hiểu là Bát vạn. Hình "Bát Vạn" như nếu là "cá chép" thì nhiều nước có giống cá chép , vậy có thể của Việt , của Tàu, của "Nhật Bản hoặc Triều Tiên chăng? Dấu vết văn hoá Việt trong hình vẽ, chúng tôi thấy có lẽ "Bát văn" đứa trẻ đi cà kheo trong trò chơi dân gian VN? "Thang thang" mẹ cho con bú, tình mẫu tử cũng rất VN ? "Lục văn" vẽ hình người chống cuốc/vồ, một công cụ cũng của nông dân Việt Nam? "Bát sách" vẽ người ngỗi hút thuốc lá tẩu, hình ảnh này dễ thấy ở nước ta. "Tam sách" vẽ người đội nón cầm sợi dây, nón rộng vành trùm vai đúng là kiểu nón Việt nam ? "Ngũ sách" vẽ thuyền buồm , nước ta có nhiều sông ngòi, biển Đông , cảnh thuyền buồm này không xa lạ với VN chúng ta? "Cửu sách "vẽ người vác đèn lồng chống gậy, cũng có thể thấy trong quy định của nhiều hương ước làng Việt: đi đêm phải cầm đèn? "Nhất văn" vẽ cô gái múa quạt: điệu múa quạt rất thịnh hành trong lễ hội của người Việt? "Ngũ văn" vẽ người đội nón trùm vai cầm tẩu hút thuốc, nón rộng vành chứ không phải mũ, cđúng là nón VN, đúng là vẽ cảnh người lao động nghỉ ngơi thoải mái , chúng ta thường gặp trong sinh hoạt người Việt. Quân "Cửu vạn "vẽ ngưòi bố vác một kiện hàng trên vai.Quân bài "Cửu vạn" còn là 1 " thuật ngữ" được " khẩu ngữ " thông dụng chỉ những người bốc vác "thuê" dọc biên giới phía Bắc , họ làm công ăn lương và vô tình tiếp tay cho bọn buôn lậu tuồn hàng không rõ nguồn gốc, hàng giả, hàng nhái , hàng chất lượng cực kỳ thấp , thực phẩm hoá quả có hoá chất độc hại bảo quản hoặc tiền giả "tuồn" vào thị trường Việt nam. Hoặc dẫn đường cho bọn bán rẻ phụ nữ trẻ em VN qua biên giới , " Cửu vạn " một con bài tổ tôm đã sống động trong tâm thức người Việt để chỉ người khuân vác, họ Vô tình hay hữý ý , vì mưu sinh " miếng cơm ,manh áo " thường nhất " mà "cõng rắn cắn gà nhà"" nối giáo cho giặc", phá hoại thị trường nội địa VN , phá hoại sự tăng trưởng kinh tế VN và về mặt chính trị xã hội quấy động sự bình yên của từng gia đình VN ? "Nhất vạn" võ cảnh múa võ cũng rất quen thuộc với người Việt. "Nhị vạn" vẽ cành đào có quả ,đào này ở phía bắc nước ta cũng có ? "Ngũ vạn" vẽ tháp 3 tầng , hình ảnh này cũng không xa lạ với người Việt, Tuy nhiên trong y phục của các quân tổ tôm thì không thấy " khăn xếp+ áo dài truyền thống " ! Nhưng có lẽ khăn xếp áo dài khẳng định là " quốc phục" cũng chỉ mới biết qua ảnh cụ Huỳnh Thúc Kháng trong chính năm 1945; Còn bài tổ tôm có lẽ ra đời trước năm 1945. Trong ca dao tục ngữ : " Tổ tôm " đã đi vào lời ăn tiếng nói trong dân gian , ví dụ khi một người quá mềm yếu trước đối phương thì được gán cho là " sao mà nhũn như con chi chi "( Tổ tôm có 4 con chi chi , nó thuộc hàng " yêu " ). Hoặc gặp một người hay tranh cãi không có tình có lý thì được gọi là loại người " đồ gàn" bát sách "( "Bát sách" là một trong những con bài quan trọng nhất trong cỗ bài Tổ tôm , nó có thể " ăn “ với “Cửu Vạn” “chi chi” để “ ù có cước sắc gọi là " "Lèo " , nếu ù 2 ván liền thì gọi " Thông lèo " hoặc "ù" to hơn nếu Thông Tôm Lèo ( ù liền có hai cước sắc đi kèm : Lèo ( Cửu vạn cửu sách + bát sách+ chi chi ) , tôm ( Thất văn + tam vạn + tam sách ). Hoặc ai làm gì cũng thiếu suy nghĩ hoặc đổ vỡ thì bị gán là " đồ thất sách” . Trong văn học viết : Tổ tôm còn đi vào văn học Việt nam qua chuyện ngắn của Phạm Duy Tôm , các quan đi kiểm tra” hộ đê" , mải mê đánh tổ tôm đến mức quên cả tai hoạ thiên thiên bậc nhất " ( Thuỷ , Hoả , đạo tặc). Tổ tôm không chỉ là trò giải trí trong lúc nông nhàn , mà nay là trò giải trí rất thích hợp với đông đảo ngưòi già đã nghỉ hưu ở nông thôn và thành thị . Di cư vào Nam từ 1954: Tôi có quen biết cụ Vũ Văn Kính ( tác giả cuốn Đại từ điển chữ Nôm ) gốc Hưng Yên , vì thời cuộc năm 1954 cụ di cư vào Nam , năm 2008 tôi vào thămcụ tại nhà riệng ở 205/39/48 Trần Văn Đang,Phường 12 Quận 3 TP HCM , trong khi trò chuyện tôi hỏi thăm Cụ hàng ngày cụ làm gì , cụ bảo hàng ngày vẫn đánh tổ tôm với các bạn già gốc Bắc hàng xóm . Như vậy Tổ tôm đã theo gót chân người Bắc vào tận Sài Gòn. Tôi chưa có chứng cứ để xem xét liệu tổ tôm có theo gót chân Việt Kiều ra nước ngoài không? Trong tâm linh người Việt: Tuy đã nghiên cứu nhiều nguồn tài liệu Hán Nôm , tôi vẫn chữ hiểu tại sao ở quê tôi khi " liệm" người chết thì thường bỏ cỗ tổ tốm đã đánh( chơi) rồi vào quan tài , và có để ngoài quan tài một số quân, Cụ Nguyễn Văn Nhuận (năm 1983) thì cho rằng : " nên bỏ quân thất sách ". Vì trong dân gian ai làm cái gì cũng hỏng , cũng thất bài thì thường bị chê trách là " đồ thất sách “ , cũng có nơi thì bỏ hết quân " yêu’ ngoài quan tài ". Có hôm , tôi đến mua hộp trầm ở cửa hàng bán đồ tín ngưỡng ở chùa Quán Sứ để đốt Tết Canh Dần ( 2010), nhân khi cô bán hàng hướng dẫn một Phật Tử nhớ vứt tiền kẽm vào huyệt cũ và huyệt mới khi "thay áo ", nam 7 đồng , nữ 9 đồng , có tiện thể tôi hỏi cô bán hàng : " Tại sao khi liệm người chết không bỏ quân Tướng -sỹ- tượng- xe- pháo- mã – tốt mà lại bỏ 120 quân tổ tôm vào vào áo quan ?". Cô trả lời tôi " Tổ tôm quân đồng hơn tam cúc”. Tôi thấy chưa thật thuyết phục, nhưng để vào ô " tồn nghi " trong đầu ! Như vậy "tổ tôm" đã vào tâm linh người Việt , cỗ tổ tôm đã chơi rồi là một trong những vật không thể thiếu khi nhập quan cho ngưòi chết ! Chắc là các quân tổ tôm sẽ bào vệ người chết khỏi sự "tấn công " ciủa ma quỷ dưới âm phủ ? Ngày xưa nhà có đám thường tổ chức đánh tổ tôm để chia sẻ vui ( đám cưới ) và buồn ( đám ma) với gia chủ .
nếu bạn thích chơi tổ tôm, tôi nghĩ bạn có thể tìm hiểu cách chơi tổ tôm qua topic này, bởi vì tôi cũng đã và đang tìm hiểu lối chơi tổ tôm qua nhiều bài viết và tổng hợp lại những điều cơ bản về luật và cách chơi ở trên. rất vui nếu được thảo luận với những người bạn cùng sở thích
mọi người chuẩn bị tinh thần đi! nói chung học mà có người dạy tại trận thì vẫn nhanh hơn! trực quan + dễ nhớ
Đây có phải là bật mí sandinh đang chuẩn bị ra mắt trang "Chơi tổ tôm" bên cạnh trang "Chơi chắn" không vậy?
Nói chung là còn khá lâu mọi người mới có thể chơi được Tổ tôm trên Sân Đình! Nhưng chắc chắn Sân Đình không thể thiếu Tổ tôm Mọi người chuẩn bị là chuẩn bị chơi để đông đảo chắn thủ biết chơi tổ tôm điếm thì chúng ta du ngoạn Bắc Ninh làm giải Sân Đình với sự giúp đỡ các cụ( Cố vấn)
Tớ tự xét là đã học xong khóa "tự học chơi tổ tôm" rồi, chỉ chờ thực tập tốt nghiệp thôi, có chuyến du ngoạn nào alô tớ tham gia với nhé. trước là ngồi phụ xếp bài - phất cờ, sau sẽ ngồi chính thức gõ trống.
hix, đọc xong bài này mới thấy các cụ nhà mình cao thật, em đọc mãi mà thấy đau hết cả đầu, khó hiểu quá
Mỗi ngày bạn xem một bài, đảm bảo sau một tuần bạn sẽ thấy để biết chơi tổ tôm cũng không quá khó như bạn tưởng đâu, cũng như chắn, cái khó là chơi cao hay thấp thôi, hãy tự tin vì bạn đã thạo chắn rồi (bạn đã biết 27 trên tổng số 30 loại cây bài), chuyển sang tổ tôm cần thuộc thêm có mấy Phu nữa thôi, đấy là kinh nghiệm từ bản thân của tôi, tôi xem thì đã lâu và cũng thấy phức tạp nên không để ý, sau đó đọc được một bài về cách nhớ các Phu như đã trình bầy ở trên liền nhập tâm ngay và tôi cần chưa đến một tuần trước hội Lim để chuẩn bị hành trang tham gia chầu rìa tổ tôm điếm tại hội Lim cùng Điếm Bảo Ngọc của sandinh.net,