Nguyễn Tiểu Thương trân trọng kính mời Hội Bô Lão Sân Đình, toàn thể cộng đồng Sân Đình.com tham gia cuộc vui của gia đình và công ty trong mùa Covid. VUI TIẾNG VIỆT – TIẾNG VIỆT VUI - HÈ 2021 ĐỀ BÀI CÂU 1 (08 điểm): Tìm các nhóm từ, các từ Tiếng Việt mà thường xuyên nhiều phát thanh viên truyền hình Việt Nam, nhiều người dẫn chương trình, nhiều thầy cô giáo ĐỌC sai. CÂU 2 (06 điểm): Tìm các nhóm từ, các từ Tiếng Việt mà nghe nhiều phát thanh viên truyền hình, nhiều người dẫn chương trình, nhiều thầy cô giáo đọc rất khó viết đúng chính tả. CÂU 3 (06 điểm): Nêu biện pháp sửa đổi, khắc phục việc đọc, viết sai các nhóm từ, các từ Tiếng Việt ở trên. THỂ LỆ CUỘC THI 1- Ban tổ chức: Công ty TNHH Văn Đạo. 2- Nhà tài trợ: gia đình ông bà Chính Vượng 3- Mục đích, ý nghĩa: giữ gìn, phát huy tinh hoa Tiếng Việt - tài sản lớn nhất của người Việt. 4- Đối tượng tham gia: tất cả những người biết đọc, biết viết Tiếng Việt. 5- Thời gian: 5.1- Nhận bài thi từ 22 giờ ngày 10/06/2021 đến 14 giờ ngày 30/06/2021. Mọi bài thi Ban tổ chức nhận được sau 14h ngày 30/06/2021 đều không hợp lệ. 5.2- Chấm thi từ 09 giờ ngày 01/07/2021 đến 24 giờ ngày 02/07/2021; 5.3- Công bố kết quả thi vào 11 giờ ngày 03/07/2021 trên facebook (vandaogroup), website Công ty Văn Đạo (vandaogroup.com). 5.4- Nhận đơn phúc khảo từ 11 giờ ngày 03/07/2021 đến 11 giờ ngày 04/07/2021 qua email: nqtrung1006@gmail.com hoặc thuongmaidientuvandao@gmail.com. 5.5- Trao thưởng vào 14 giờ ngày 06/07/2021. 6- Hình thức nhận bài thi: 6.1- Qua Email:nqtrung1006@gmail.com; thuongmaidientuvandao@gmail.com 6.2- Nộp trực tiếp cho ông Nguyễn Quốc Trung - thư ký cuộc thi tại trụ sở Công ty TNHH Văn Đạo - số 130 Biên Giang, Hà Đông, Hà Nội. 6.3- Gửi thư bảo đảm, chuyển phát nhanh đến Công ty TNHH Văn Đạo - số 130 Biên Giang, Hà Đông, Hà Nội. Người nhận - ông Nguyễn Quốc Trung - 038.377.3326. 7- Giải thưởng: a- Một giải nhất trị giá 5.000.000đ (năm triệu đồng); b- Một giải nhì trị giá 3.000.000đ (ba triệu đồng); c- Một giải ba trị giá 1.000.000đ (một triệu đồng); d- Bốn giải khuyến khích, mỗi giải trị giá 500.000đ (năm trăm nghìn đồng). 8- Ban giám khảo gồm: 8.1- Bà Nguyễn Việt Thảo - Hội đồng thành viên Công ty Văn Đạo; 8.2- Ông Nguyễn Văn Toán - Hội đồng thành viên Công ty Văn Đạo; 8.3- Bà Nguyễn Thị Thùy - Giám đốc Công ty Văn Đạo; 8.4- Ông Nguyễn Trường Giang - Giám đốc Công ty CP Môi trường Việt Thảo; 8.5- Ông Hoàng Xuân Cường - phó Giám đốc Công ty Văn Đạo; 8.6- Ông Nguyễn Hải Thanh - Chi nhánh Công ty Văn Đạo tại Hải Phòng; 8.7- Ông Dương Trường Giang - Nguyên thành viên Công ty Văn Đạo; 8.8- Bà Nguyễn Thị Hương - trưởng phòng kinh doanh Công ty Văn Đạo. 8.9- Bà Đỗ Thị Yến - Công ty TNHH Thương mại Quốc Trung. 8.10- Bà Lương Thị Thanh Mai - Công ty TNHH Thương mại Quốc Trung. 9- Lưu ý: 9.1- Mỗi cá nhân chỉ được tham dự một bài thi. Trường hợp một cá nhân có nhiều bài thi thì bài thi cuối cùng Ban tổ chức nhận được sẽ là bài thi chính thức. 9.2- Bài thi nêu rõ họ tên, ngày tháng năm sinh, nơi ở hiện tại, thông tin liên lạc (số điện thoại) của người dự thi. 9.3- Quy tắc tiếng Việt: đọc sao viết vậy, viết sao đọc vậy. 9.4- Tiếng Việt là tiếng Việt phổ thông, không tính các từ/tiếng địa phương. 9.5- Trường hợp có nhiều bài thi giống nhau thì Ban tổ chức chỉ chấp nhận bài thi đầu tiên (tính theo thời điểm Ban tổ chức nhận được bài thi). 9.6- Trường hợp có nhiều bài thi có cùng điểm số thì Ban tổ chức trao giải cho bài thi nộp sớm hơn (tính theo thời điểm Ban tổ chức nhận được bài thi). 9.7- Danh sách người dự thi sẽ được công bố vào 09 giờ ngày 01/07/2021 trên website Công ty Văn Đạo: vandaogroup.com. 9.8- Mọi thắc mắc về thể lệ cuộc thi liên hệ ông Nguyễn Quốc Trung - thư ký cuộc thi - 038.377.3326. Trân trọng kính mời mọi người cùng tham gia
Dân trí Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết Việt Nam đặt mục tiêu cuối năm 2021 đầu năm 2022 đạt miễn dịch cộng đồng. Như vậy, ít nhất khoảng 70% dân số được tiêm vắc xin. GS.TS Nguyễn Thanh Long, Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết chiến dịch tiêm chủng quốc gia lần này có nhiều điểm mới và Bộ Y tế luôn đặt vấn đề an toàn tiêm chủng lên hàng đầu. Theo Bộ trưởng, chiến dịch tiêm chủng lần này sẽ triển khai trên quy mô tất cả các địa phương và các điểm tiêm ở tất cả các xã, phường. Ngoài những điểm tiêm chủng từ trước đến nay, chiến dịch lần này sẽ có thêm các điểm tiêm chủng lưu động tại các nhà máy, trường học và một số khu vực khác để đảm bảo người dân được tiếp cận vắc xin một cách thuận lợi nhất và dễ dàng nhất. Nhấn để phóng to ảnh Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long (Ảnh: Trần Minh). Bên cạnh đó, tất cả các bộ, ngành và đặc biệt là Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Giao thông vận tải cùng đồng hành với Bộ Y tế để triển khai chiến dịch này. Một điểm rất quan trọng là chiến dịch sẽ được triển khai đồng loạt ở tất cả các địa phương. Hiện Bộ Y tế đã phát triển Sổ sức khỏe điện tử đối với cá nhân. Theo đó, mỗi người dân khi đi tiêm chủng đều đăng ký lịch tiêm trên Sổ sức khỏe điện tử hoặc qua tin nhắn điện thoại. Trên cơ sở đó, hệ thống sẽ chuyển tin nhắn đến người dân thông tin về địa điểm tiêm cũng như thời gian tiêm, tránh việc người dân phải xếp hàng đợi chờ tiêm. Đồng thời, cán bộ tiêm chủng cũng sử dụng Sổ sức khỏe điện tử để quản lý người được tiêm chủng thông qua hệ thống phần mềm do Bộ Y tế phát triển cùng Bộ Thông tin và Truyền thông. Sổ sức khỏe điện tử này đồng bộ hóa cả kết quả tiêm chủng và thông tin về xét nghiệm. Đây cũng chính là cơ sở dữ liệu để tiến tới áp dụng hộ chiếu vắc xin. Ngoài ra, người dân có thể khai báo triệu chứng và những phản ứng sau tiêm để cơ quan y tế có thể quản lý và xử trí kịp thời. Để đạt miễn dịch cộng đồng, ít nhất 70% dân số được tiêm vắc xin Hiện nay, nhiều nước đặt mục tiêu năm 2021 và năm 2022 có miễn dịch cộng đồng, Việt Nam đặt mục tiêu cuối năm 2021 đầu năm 2022 đạt miễn dịch cộng đồng. Để đạt được điều này phải tiêm cho ít nhất khoảng 70% dân số. Đây là điều để có thể đạt được miễn dịch cộng đồng và đưa cuộc sống trở lại bình thường. Chính vì thế, Bộ Y tế đã xây dựng và báo cáo Bộ Chính trị và Chính phủ về việc mua 150 triệu liều vắc xin và triển khai chiến dịch tiêm chủng này trên quy mô toàn quốc để làm sao đảm bảo khoảng 70 triệu người dân tiếp cận được vắc xin. Bộ trưởng cũng nhấn mạnh an toàn tiêm chủng là vấn đề Bộ Y tế đặc biệt quan tâm. Điểm khác biệt của chương trình tiêm chủng ở nước ta đối với các nước là tiến hành sàng lọc kỹ tất cả các đối tượng tiêm. Nếu đối tượng tiêm không đảm bảo yêu cầu về sức khỏe thì họ sẽ trì hoãn tiêm. Các cơ sở tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 cũng phải bảo đảm tiêu chuẩn về cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhân lực; thực hiện khám sàng lọc, tư vấn trước tiêm chủng và tổ chức buổi tiêm chủng an toàn theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Cụ thể, người đi tiêm vắc xin phải ở lại điểm tiêm chủng ít nhất 30 phút sau khi tiêm để theo dõi tình hình sức khỏe; được hướng dẫn theo dõi ở nhà ít nhất 24 giờ tiếp theo và tiếp tục theo dõi đến 3 tuần sau khi tiêm. Các bệnh viện luôn sẵn sàng, thường trực công tác cấp cứu đề phòng những trường hợp có phản ứng nặng sau tiêm chủng nhằm bảo đảm an toàn tối đa cho người được tiêm Bộ Y tế cũng đã lập Ban Chỉ đạo an toàn tiêm chủng tập hợp các chuyên gia, giáo sư đầu ngành trên các lĩnh vực để sẵn sàng trợ giúp địa phương trên toàn quốc để đảm bảo an toàn tiêm chủng. Nam Phương
Kính chào toàn thể các chú trong Hội Bô Lão Sân Đình! Đại diện Ban Quản Trị Sân Đình và Hội Yêu Chắn xin trân trọng gửi lời mời đến Chú @Nguyễn Tiểu Thương và Chú @lamtythoi tham gia giải đấu "Giải vô địch Hội Yêu Chắn 2021". Sự tham gia của hai chú là niềm động viên rất lớn, là yếu tố làm nên sự thành công của giải đấu. Trân trọng!
Dân Trí Thế giới EU & Nga Thứ hai, 05/07/2021 - 07:17 "Quái vật" Delta hoành hành, Nga trải qua tuần chết chóc chưa từng có Dân trí Số ca tử vong và ca nhiễm tại Nga vẫn tiếp tục tăng lên, sau một tuần ghi nhận kỷ lục số người chết vì Covid-19. Nhấn để phóng to ảnh Thợ đào mộ chôn cất thi thể tại nghĩa trang ở ngoại ô St Petersburg, Nga (Ảnh: Reuters). Nga ngày 4/7 có thêm hơn 25.142 ca mắc Covid-19 mới, sau một tuần ghi nhận số người chết kỷ lục trong bối cảnh biến thể Delta thúc đẩy sự bùng phát trở lại của đại dịch toàn cầu. Đây là ngày có số ca nhiễm cao nhất tại Nga kể từ hồi tháng 1. Ngày 3/7, Nga ghi nhận thêm 697 trường hợp tử vong vì Covid-19, mức cao chưa từng có kể từ khi dịch bệnh bùng phát. Đây cũng là ngày thứ 5 liên tiếp Nga ghi nhận con số kỷ lục này. Ngày 4/7, số người chết vì Covid-19 tại Nga giảm xuống còn 663 trường hợp. Tính đến nay, Nga ghi nhận hơn 137.000 người chết vì Covid-19, trong khi số ca nhiễm vượt 5,6 triệu người. Hiện chỉ có 16% trong tổng số 146 triệu dân Nga được tiêm vắc xin. Nguyên nhân khiến tỷ lệ tiêm chủng ở Nga không cao được cho là do tâm lý hoài nghi về vắc xin của người dân, cũng như việc triển khai chậm chạp chương trình tiêm chủng. Điện Kremlin trước đó đặt mục tiêu tiêm chủng đầy đủ cho 60% dân số Nga trước tháng 9, nhưng tuần trước thừa nhận không thể đạt mục tiêu này dù giới chức đã đưa ra nhiều biện pháp khuyến khích người dân tiêm chủng. Tổng thống Vladimir Putin vẫn đang kêu gọi người Nga đi tiêm chủng và "nghe các chuyên gia", thay vì tin đồn. Ông Putin cho rằng đó là con đường duy nhất ngăn đại dịch lây lan ở Nga. Moscow hiện vẫn là vùng dịch lớn nhất tại Nga. Biến thể Delta, chủng virus SARS-CoV-2 dễ lây lan nhất thế giới, được cho là nguyên nhân chính dẫn tới làn sóng bùng phát dịch nghiêm trọng tại Nga. Thị trưởng Moscow Sergei Sobyanin cho biết chủng Delta, vốn gây ra làn sóng bùng dịch kinh hoàng ở Ấn Độ hồi tháng 4 và tháng 5, chiếm tới 90% tổng số ca nhiễm mới tại khu vực thủ đô Nga. Tuy nhiên, Moscow chưa tính đến phương án phong tỏa. Châu Á "căng mình" chống dịch Trong bối cảnh chủng Delta bùng phát, châu Á một lần nữa "căng mình" chống dịch. 168 triệu dân Bangladesh phải sống trong cảnh phong tỏa nghiêm ngặt kéo dài một tuần. Cảnh sát và quân đội được triển khai để giám sát lệnh phong tỏa toàn quốc này. Thành phố Khulna, giáp biên giới với Ấn Độ, trở thành điểm nóng Covid-19 của Bangladesh trong đợt bùng phát dịch mới do biến thể Delta. Các bệnh viện tại Bangladesh rơi vào tình trạng quá tải. Indonesia đã áp lệnh phong tỏa một phần hôm 3/7, một ngày sau khi ghi nhận hơn 25.000 ca nhiễm và 539 trường hợp tử vong vì Covid-19. Cả 2 số liệu này đều là kỷ lục mới tại Indonesia - vùng dịch lớn nhất Đông Nam Á. Các nhà thờ Hồi giáo, nhà hàng và trung tâm mua sắm đã bị đóng cửa ở thủ đô Jakarta, đảo chính Java và Bali sau khi số ca nhiễm trong ngày tăng gấp 4 lần trong chưa đầy một tháng. Bộ Y tế Indonesia cho biết, biến thể Delta chiếm hơn 80% trong số ca nhiễm mới ở một số khu vực tại nước này. Indonesia hiện ghi nhận hơn 60.000 ca tử vong và hơn 2,2 triệu ca mắc Covid-19. Bộ Y tế Myanmar ngày 4/7 thông báo nước này ghi nhận thêm 2.318 ca mắc Covid-19 và 35 trường hợp tử vong. Đây là ngày có số ca nhiễm cao kỷ lục tại Myanmar. Làn sóng Covid-19 mới đã bùng phát nhanh chóng ở Myanmar, nơi hệ thống y tế và các biện pháp chống dịch đã gặp nhiều khó khăn kể từ sau cuộc đảo chính quân sự hồi tháng 2. Myanmar hiện ghi nhận hơn 3.400 ca tử vong và hơn 165.000 ca mắc Covid-19. Thành Đạt Theo Reuters, AFP
Báo cáo Hội Bô Lão Sân Đình....Cụ @hamsay68 còn thiếu của em gần 10tr,thế mà trước khi rời bàn không có ý kiến gì cả
- HỘI BÔ LÃO GỬI “TÀN CHI QUÁI ĐAO” Thời buổi “Cô-Vít” bạn ơi Xin chút “nhẹ nhời” kẻo cúm thì gay Cách ly trọn cả tháng này “Hội Đồng Kỷ Luật” “On – Lai” hết rồi “Đè Nẽng” “Ép –O” đầy giời Nhắn cho “Mợ Thủy” trả người làm sao Vẳng nghe khúc hát “Qua Cầu” Thì coi Bảo ấy “Qua Cầu Gió Bay”...
KÍNH GỬI CÁC CỤ: NÂNG CAO Ý THỨC PHÒNG CHỐNG COVID. Chi tiết bản đồ Covid-19 ngày 27/7 Dân trí Từ 27/4 đến 27/7, dịch Covid-19 đã "phủ sóng" khắp 62 tỉnh, thành với 105.287 ca mắc. TPHCM có hơn 68.000 ca. Nhiều tỉnh thành khác ở phía Nam dịch cũng đang tăng nhanh. Nhấn để phóng to ảnh Infographics: Khương Hiền
Hà Nội dự phòng tình huống phải kéo dài giãn cách xã hội Dân trí Hà Nội yêu cầu trong 5 tháng cuối năm, các cơ quan liên quan tiếp tục thực hiện các giải pháp, quyết chiến thắng dịch bệnh; phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội… Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh vừa ký, ban hành văn bản gửi các cơ quan liên quan về việc tập trung thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm trong tháng 8 và các tháng cuối năm 2021. Nhấn để phóng to ảnh UBND TP Hà Nội quyết sớm nhiệm vụ sớm khống chế, đẩy lùi dịch Covid-19 trong thời gian tới (Ảnh: Bắc Nguyễn). Hạn chế tối đa sơ hở để dịch bệnh xâm nhập thành phố Về nhiệm vụ sớm khống chế, đẩy lùi dịch Covid-19, UBND TP Hà Nội yêu cầu từng cấp, ngành, đơn vị cần rút kinh nghiệm, phân tích kỹ những tồn tại, hạn chế trong công tác phòng chống dịch vừa qua trên địa bàn thành phố. Trong bất cứ tình huống nào tuyệt đối không được chủ quan, lơ là, mất cảnh giác. Thường xuyên kiểm tra, khắc phục ngay tình trạng thực hiện chưa nghiêm quy định phòng dịch tại một số cơ quan, đơn vị, bộ phận người dân. Đặc biệt, khi tình hình dịch ổn định, không phát sinh thêm ca nhiễm mới cần canh gác thật chặt, bảo vệ vững chắc thủ đô, giữ vững thành quả chống dịch, hạn chế tối đa sơ hở để dịch bệnh xâm nhập thành phố. Hà Nội giao Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, đơn vị, UBND các quận, huyện thị xã bám sát thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các văn bản, thông báo kết luận đã ban hành về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19. Triển khai các kịch bản chi tiết chủ động ứng phó với dịch bệnh theo từng cấp độ, diễn biến thực tế. Có phương án dự phòng trong tình huống phải kéo dài thời gian thực hiện giãn cách xã hội. Xử lý khẩn trương, quyết liệt khi có ca nhiễm mới; rà soát kỹ F0, cách ly triệt để các trường hợp F1, F2 và người liên quan với mục tiêu dập tắt nhanh nhất các ổ dịch mới. Khẩn trương rà soát, bổ sung năng lực điều trị, hệ thống trang thiết bị, vật tư y tế đạt tiêu chuẩn. Đôn đốc đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng tại các quận, huyện, thị xã bảo đảm công khai, minh bạch, đúng đối tượng tiêm, đúng nguyên tắc, quy định, an toàn, hiệu quả… Các sở, ngành, cơ quan liên quan tiếp tục thực hiện nhiệm vụ đã được giao trong công tác phòng, chống dịch. Nhấn để phóng to ảnh Hà Nội tiếp tục đề ra mục tiêu đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, thực hiện hiệu quả mục tiêu kép trong những tháng còn lại (Ảnh: Mạnh Quân). Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế Ngoài việc đẩy lùi dịch bệnh, Hà Nội tiếp tục đề ra mục tiêu đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, thực hiện hiệu quả mục tiêu kép trong những tháng còn lại. Theo đó, ngay từ đầu tháng 8, Hà Nội yêu cầu các cấp, ngành bắt tay ngay vào việc xây dựng kịch bản tăng trưởng và giải pháp tăng trưởng của từng đơn vị theo cấp độ, diễn biến của dịch Covid-19. Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các sở, ngành tham mưu xây dựng kịch bản tăng trưởng kinh tế thành phố các tháng cuối năm trong bối cảnh dịch Covid-19. Đẩy mạnh các giải pháp phục hồi, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thành phố theo từng lĩnh vực; chú trọng phát triển các lĩnh vực có nhiều tiềm năng, tăng trưởng tốt trong tháng 7, 7 tháng đầu năm như: Công nghiệp chế biến, chế tạo (chiếm tỷ trọng chủ yếu giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp), 7 tháng năm 2021 tăng 8,7%, sản xuất và phân phối điện tăng 7,3%, cung cấp nước và xử lý rác, nước thải tăng 6,8%, khai khoáng tăng 3%, và một số lĩnh vực khác… Đồng thời, cơ cấu cân đối nguồn lực của thành phố ưu tiên đầu tư phát triển các lĩnh vực trọng tâm. Tập trung giải quyết khó khăn, vướng mắc về công tác GPMB, lập hồ sơ, nhân lực, vật tư thi công để đẩy nhanh tiến độ đầu tư các dự án khởi công mới trong năm 2021, đặc biệt là các dự án, công trình giao thông trọng điểm của thành phố. Đảm bảo tiến độ xây dựng các cụm công nghiệp theo kế hoạch. UBND thành phố yêu cầu các sở, ban, ngành, chủ đầu tư, UBND các quận, huyện, thị xã tăng cường kiểm tra, tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh tiến độ thực hiện, giải ngân vốn đầu tư công năm 2021 và năm 2020 kéo dài trên địa bàn; đảm bảo giải ngân hết kế hoạch vốn được giao theo quy định của Luật Đầu tư công, tránh tình trạng bị hủy dự toán theo quy định; phấn đấu năm 2021 giải ngân đạt tỷ lệ 100% kế hoạch vốn, đến hết quý III đạt 60% kế hoạch vốn được giao… Nguyễn Trường
THƯ MỜI Nằm trong khuôn khổ sự kiện Giải đấu thường niên của Thành Nam SĐ, BQT Thành Nam SĐ trân trọng gửi lời mời tới các Bô lão tham gia sự kiện Giải đấu Sự tham gia của các Bô lão sẽ là nguồn động viên cổ vũ và làm nên thành công cho Giải đấu! Trân trọng!
Biến thể Delta lây lan nhanh, chuyên gia nhấn mạnh: "Ai ở đâu ở yên đó" Dân trí Tình hình dịch Covid-19 ở các tỉnh phía Nam còn phức tạp, đặc biệt biến thể mới Delta lây nhiễm rất nhanh, vòng lây nhiễm ngắn. Chuyên gia nhấn mạnh người dân cần thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 16. Mới đây, Tổ công tác đặc biệt của Chính phủ do Thượng tướng Võ Minh Lương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng làm Tổ trưởng có buổi làm việc với lãnh đạo Thành ủy, UBND TP Cần Thơ về công tác phòng, chống dịch Covid-19 của địa phương. Nhấn để phóng to ảnh Thượng tướng Võ Minh Lương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổ trưởng tổ công tác đặc biệt của Chính phủ làm việc với Cần Thơ ngày 14/8 về công tác phòng, chống dịch. Phát biểu tại buổi làm việc, Thượng tướng Võ Minh Lương cho biết: "Tình hình dịch Covid-19 ở các tỉnh phía Nam còn phức tạp, đặc biệt biến thể mới Delta lây nhiễm rất nhanh, vòng lây nhiễm ngắn, vì vậy chúng ta phải thực hiện nghiêm Chỉ thị 16". Đồng thời, tiếp tục thực hiện hiệu quả phương châm "đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng"; chủ động lựa chọn các phương án cách ly thật bảo đảm an toàn, nghiêm ngặt; cần triển khai tổ Covid cộng đồng đăng ký vùng xanh từ các khóm, ấp trở lên để lan tỏa ra toàn thành phố; phát động từng người dân đăng ký giữ vững vùng xanh, thực hiện tốt thông điệp "5K" để nhanh chóng đưa cuộc sống trở về bình thường mới… Liên quan đến công tác phòng chống Covid ở bệnh viện tuyến cuối của vùng ĐBSCL bác sĩ Nguyễn Minh Nghiêm, Phó giám đốc Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ cho biết: "Biến thể Delta lây lan rất nhanh và mạnh. Tổ chức y tế thế giới cũng rất quan tâm và lo ngại về khả năng lây nhiễm của chủng này. Trong thực tế có nhiều trường hợp chỉ tiếp xúc người bệnh mang biến thể này chỉ sau một ngày là bị nhiễm bệnh", bác sĩ Nghiêm cho biết. Nhấn để phóng to ảnh Bác sĩ Nguyễn Minh Nghiêm, Phó giám đốc Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ cho biết, biến thể Delta lây lan rất nhanh và mạnh. Cũng theo bác sĩ Nghiêm, các triệu chứng thường gặp nhất của chủng này, đau đầu, đau họng, sổ mũi. Các triệu chứng này cũng khác nhau giữa các nhóm đã được tiêm ngừa hay chưa tiêm ngừa. Nhóm chưa tiêm ngừa vắc xin Covid -19, thường gặp triệu chứng: đau đầu, đau họng, sốt, sổ mũi, ho dai dẳng. Nhóm đã tiêm một liều vắc xin phòng Covid-19, gồm các triệu chứng: đau đầu, đau họng, sổ mũi, hắt xì, ho dai dẳng. Nhóm đã tiêm ngừa vắc xin mũi 2, có các triệu chứng: đau đầu, đau họng, sổ mũi, hắt xì, mất khứu giác. Nhưng các trường hợp đã được tiêm ngừa thì triệu chứng thường nhẹ, giảm tử vong khi mắc và ít khả năng lây lan cho người khác. Bác sĩ Nghiêm cũng cho biết, các triệu chứng nhiễm virus SARS- CoV- 2 rất giống các trường hợp nhiễm cúm thông thường nên nhiều người chủ quan và bỏ qua nên bệnh diễn tiến nặng và nguy cơ tử vong cao. "Chúng ta hết sức cảnh giác khi có các triệu chứng ho, sốt, sổ mũi, đau họng, đau cơ, mất khứu giác, vị giác phải đến cơ sở y tế khám và xét nghiệm chẩn đoán", bác sĩ Nghiêm nhấn mạnh. Bác sĩ Nghiêm cũng cho biết biến chủng Delta lây lan nhanh, tình hình dịch bệnh ngày càng phức tạp trong khi Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ là bệnh viện tuyến cuối của ĐBSCL nên Ban giám đốc quyết tâm bảo vệ "thành trì" được vững chắc. Bệnh viện quy định, tất cả người dân đến bệnh viện đều phải test nhanh trước khi vào khám bệnh. Nếu âm tính được vào thăm khám điều trị cho bệnh nhân ở khu thông thường. Nếu dương tính sẽ xử lý theo quy định chống dịch. Các trường hợp cấp cứu thì vào thẳng khoa cấp cứu khu riêng làm xét nghiệm test kháng nguyên nhanh và làm PCR để sau giai đoạn cấp cứu vào khoa nội trú nếu âm tính. Bên cạnh xét nghiệm cho người bệnh thì người nuôi bệnh cũng phải xét nghiệm PCR. Nhấn để phóng to ảnh Bệnh viện Đa khoa trung ương Cần Thơ quy định, tất cả người dân đến bệnh viện đều phải test nhanh trước khi vào khám bệnh. Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ cũng quy định, mỗi bệnh nhân nhập viện nội trú chỉ có một người nuôi bệnh được xét nghiệm Real time PCR âm tính và lấy dấu vân tay để quản lý trước khi lên khoa nội trú. Các bệnh nhân và thân nhân ở các khoa có nguy cơ cao như thận nhân tạo, hồi sức tích cực mỗi 3 ngày làm xét nghiệm PCR một lần. Tất cả nhân viên y tế và người làm việc trong bệnh viện đều phải làm xét nghiệm định kỳ, 5 hay 7 ngày tùy đối tượng, khu vực. Quy định tất cả nhân viên, người làm việc tại bệnh viện không rời khỏi TP Cần Thơ về các tỉnh và đảm bảo thực hiện khuyến cáo 5K của Bộ Y tế. Bác sĩ Nghiêm cũng khuyến cáo, do dịch covid 19 đang diễn biến phức tạp, để công tác phòng chống dịch hiệu quả, mọi người dân nên thực hiện nghiêm túc các khuyến cáo 5K của BYT; thực hiện nghiêm các Chỉ thị của Chính phủ; Mạnh dạn tiêm vắc xin khi được phân bổ, để đảm bảo cơ thể có kháng thể chống lại vi rút SARS-CoV -2; nên có chế độ ăn đủ chất, tập thể dục, tinh thần lạc quan... nhằm tăng cường sức khỏe, vượt qua và chiến thắng bệnh tật. Phạm Tâm
Ban Thường vụ Thành ủy: Hà Nội tiếp tục giãn cách xã hội đến 6h ngày 6-9-2021 HÀ VŨ - ẢNH: VIẾT THÀNHdientu@hanoimoi.com.vn Đánh giá tác giả: 16:54 thứ sáu ngày 20/08/2021 Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng: Đoàn kết, quyết tâm hơn nữa để đẩy lùi dịch bệnhThường trực Thành ủy Hà Nội yêu cầu bằng mọi giải pháp bóc tách hết F0, truy vết triệt để F1Xử lý nghiêm tất cả cơ quan, đơn vị vi phạm về giãn cách xã hội phòng, chống dịch Covid-19 (HNMO) - Tại cuộc họp báo chiều 20-8, Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong, Phó Chỉ huy trưởng Thường trực Sở Chỉ huy phòng, chống dịch Covid-19 thành phố Hà Nội cho biết, Ban Thường vụ Thành ủy đã họp biểu quyết thống nhất trên cơ sở đề xuất, báo cáo của Ban Cán sự đảng UBND thành phố tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội trên toàn địa bàn thành phố theo Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31-3-2020 của Thủ tướng Chính phủ đến 6h ngày 6-9-2021. Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Bùi Huyền Mai, Phó Chủ tịch UBND thành phố Chử Xuân Dũng, lãnh đạo một số sở, ngành thành phố cùng tham dự cuộc họp thông tin với báo chí về các giải pháp phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn thành phố. Quang cảnh buổi họp báo. Đã có hơn 2.700 ca mắc trong đợt dịch thứ tư Thông tin tại họp báo về tình hình dịch Covid-19, Giám đốc Sở Y tế Trần Thị Nhị Hà cho biết, tính đến 12h ngày 20-8, trong đợt bùng phát dịch thứ tư, toàn thành phố đã phát hiện hơn 2.700 ca mắc, trong đó có 1.439 ca ghi nhận ngoài cộng đồng tại 29 quận, huyện, thị xã. Trong thời gian giãn cách, thành phố đã thực hiện xét nghiệm diện rộng, tập trung vào những khu vực, địa bàn có nguy cơ cao. Trong đợt 2, thành phố đã lấy được hơn 500.000 mẫu, phát hiện 18 ca F0, trong đó có 13 ca tại khu chung cư HH Linh Đàm, quận Hoàng Mai. Về nhận định tình hình, Giám đốc Sở Y tế khẳng định, việc triển khai thực hiện giãn cách xã hội toàn thành phố kịp thời, đúng đắn đã giúp cho thành phố khống chế đà lây lan của dịch bệnh. Tuy nhiên, nguy cơ dịch bệnh vẫn còn ở mức rất cao, khó lường vì nhiều chùm ca bệnh có số lượng ca mắc mới. Xét nghiệm sàng lọc ho, sốt tại cộng đồng vẫn ghi nhận thêm các ca mắc mới, còn có các trường hợp F0 khác trong cộng đồng chưa được bóc tách hết. Giám đốc Sở Y tế Trần Thị Nhị Hà phát biểu tại họp báo. Quyền Giám đốc Sở Công Thương Trần Thị Phương Lan cho biết, trong cả 2 đợt giãn cách, người dân trên địa bàn thành phố được cung cấp đầy đủ hàng hóa thiết yếu, không để xảy ra tình trạng khan hàng, sốt giá. Người dân không đổ xô đi mua hàng. Thành phố đã ban hành rất kịp thời các văn bản tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, bảo đảm việc vận chuyển kịp thời, cung ứng đầy đủ cho hệ thống phân phối hàng hóa. Do chủ động nguồn cung, ngay cả khi nhiều siêu thị, cửa hàng phải tạm ngừng hoạt động cũng không ảnh hưởng đến việc cung ứng hàng hóa trên địa bàn. Để sẵn sàng phục vụ nhu cầu của người dân, thành phố tiếp tục yêu cầu các doanh nghiệp, trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện ích tăng gấp 3 lần lượng dự trữ tại kho hàng và tăng 50% lượng hàng trên kệ. Thời gian tới, thành phố sẽ mở rộng các điểm bán hàng lưu động, hiện đã có 14 doanh nghiệp đăng ký bán hàng bằng xe buýt. Ngoài ra, thành phố cũng sẽ tiếp tục tổ chức bán hàng đến tận nhà trọ của công nhân, lao động. “Trong mọi tình huống, thành phố sẽ luôn bảo đảm nguồn cung hàng hóa dồi dào đáp ứng nhu cầu thiết yếu. Người dân hoàn toàn yên tâm không phải mua sắm tích trữ”, bà Trần Thị Phương Lan nhấn mạnh. Đại tá Trần Ngọc Dương, Phó Giám đốc Công an thành phố Hà Nội cho biết, dù đang thực hiện giãn cách xã hội nhưng người dân ra đường rất đông. Thời gian tới, Công an thành phố sẽ tăng cường hoạt động của các tổ công tác liên ngành, kết hợp với các tổ tuần tra, kiểm soát của công an các địa phương để kiểm soát chặt người ra đường, bảo đảm hiệu quả giãn cách xã hội. Tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội bảo đảm thực chất Phát biểu tại cuộc họp, Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong khẳng định, quán triệt sâu sắc tinh thần Lời kêu gọi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương, thành phố đã thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 quyết liệt, hiệu quả, tất cả nhằm bảo vệ sức khỏe, an toàn tính mạng của nhân dân. Việc giữ được an toàn cho Hà Nội không để dịch bùng phát mạnh có tác động rất lớn tới hiệu quả phòng, chống dịch trên cả nước, nhất là khu vực phía Bắc. Qua hai đợt giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31-3-2020 của Thủ tướng Chính phủ đã cho thấy, đây là biện pháp hoàn toàn chính xác, kịp thời. Thành phố đã huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị vào cuộc, nhận được sự hưởng ứng tích cực của các tầng lớp nhân dân. Lực lượng rất lớn người dân đã tham gia với nhiều cách làm sáng tạo, hiệu quả, thiết lập hệ thống chốt kiểm soát, thiết lập “vùng xanh”; giúp giảm tải, tạo điều kiện cho các lực lượng tuyến đầu tập trung vào công tác chuyên môn. Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong phát biểu tại buổi họp. Tuy nhiên, Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong nhấn mạnh, qua nghe báo cáo và thực tế, tình hình dịch bệnh trên địa bàn thành phố nguy cơ rất cao, vẫn còn F0 trong cộng đồng. Dịch bệnh ở phía Nam, cũng như ở các địa phương xung quanh Hà Nội vẫn phức tạp, mới nhất là ở tỉnh Bắc Ninh. Trong khi đó, yêu cầu giãn cách xã hội nhằm hạn chế thấp nhất người ra đường vẫn chưa được thực hiện triệt để. Tình hình đòi hỏi phải thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch quyết liệt, thực chất hơn nữa. “Nhằm giữ vững thành quả, với quyết tâm bảo vệ sức khỏe, tính mạng nhân dân là trên hết, trước hết, trên cơ sở báo cáo đề xuất của Ban Cán sự đảng UBND thành phố, Ban Thường vụ Thành ủy đã thống nhất chủ trương tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội trên toàn địa bàn thành phố phố theo Chỉ thị số 16/CT-TTg đến 6h ngày 6-9-2021. Ban Thường vụ Thành ủy giao Ban Cán sự đảng UBND thành phố chỉ đạo UBND thành phố ra văn bản tổ chức thực hiện bảo đảm hiệu quả, thực chất”, đồng chí Nguyễn Văn Phong cho biết. Bác bỏ thông tin sai lệch về 7 ngày “3 tại chỗ” Theo Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong, để tiếp tục tận dụng hiệu quả thời gian giãn cách xã hội, thành phố sẽ tập trung chỉ đạo tổ chức xét nghiệm diện rộng, trọng tâm để "bóc tách" F0; tăng cường tiêm vắc xin; nâng cao năng lực của y tế Thủ đô để chủ động hơn một bước, chuẩn bị cao hơn một bước so với thực tế, sẵn sàng ứng phó với dịch bệnh. Đồng chí Nguyễn Văn Phong cũng cho biết, thành phố sẽ tiếp tục hoàn thiện các nội dung công việc còn bộc lộ hạn chế trong thời gian vừa qua, như thực hiện giãn cách nhưng trên thực tế, lượng người ra đường vẫn còn đông. Việc này, lãnh đạo thành phố đã giao Công an thành phố có đánh giá cụ thể về lượng người ra đường, giấy tờ cấp cho người đi đường, đối tượng ra đường để tổng hợp, tham mưu Sở Chỉ huy phòng, chống dịch Covid-19 thành phố về giải pháp phù hợp hơn, sát tình hình thực tiễn hơn. Cũng theo Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong, thực hiện chiến lược vắc xin, Hà Nội đã chuẩn bị kỹ lưỡng, tổ chức tiêm ngay khi có vắc xin. Đến nay, ngoài các đối tượng ưu tiên, 48% công nhân trong các khu công nghiệp, khu chế xuất đã được tiêm vắc xin. Trong đợt tiêm thứ 10 sắp tới, thành phố sẽ ưu tiên tiêm cho lực lượng tuyến đầu, những trường hợp thuộc diện tiêm phòng vắc xin mũi 2, người lao động tham gia chuỗi cung ứng, các dịch vụ, công nhân các khu công nghiệp, chế xuất, công nhân vệ sinh môi trường... Chủ động các phương án phòng, chống dịch ở mức độ cao hơn, đến nay, thành phố đã chuẩn bị xong phương án 10.000 giường bệnh điều trị F0, đang chuẩn bị phương án 20.000 giường, 40.000 giường điều trị F0. Đến nay, các khu cách ly tập trung ở ngoại thành cũng đã sẵn sàng với 30.000 chỗ cách ly F1. Thành phố cũng đã sẵn sàng đưa vào vận hành các khu cách ly đáp ứng 70.000 chỗ và 100.000 chỗ cách ly F1. Thành phố đã chỉ đạo các cơ quan ứng dụng mạnh mẽ công nghệ vào phòng, chống dịch. Trong đó, nâng cấp Trung tâm Cấp cứu 115, kết nối tất cả xe cấp cứu, tập huấn và chuẩn bị thêm 500 xe taxi phục vụ nhanh cho công tác cấp cứu, được quản lý bằng phần mềm. Hà Nội cũng đang thử nghiệm phần mềm quản lý F1 có liên thông với F0, bảo đảm chặt chẽ, khoa học. Đề cập thông tin lan truyền trên mạng về việc thành phố thực hiện 7 ngày “3 tại chỗ” đối với các cơ quan, tổ chức trên địa bàn, đồng chí Nguyễn Văn Phong khẳng định, đây là thông tin hoàn toàn không chính xác.
Tình báo Mỹ công bố báo cáo điều tra nguồn gốc Covid-19 Dân trí Sau hạn chót 90 ngày theo mệnh lệnh của Tổng thống Joe Biden, cộng đồng tình báo Mỹ đã công bố báo cáo điều tra nguồn gốc Covid-19. Nhấn để phóng to ảnh Phòng thí nghiệm trong Viện Virus học Vũ Hán trở thành tâm điểm của các nghi vấn về nguồn gốc Covid-19 nhưng Trung Quốc đã bác bỏ nghi vấn này (Ảnh: Times). Hai giả thuyết về nguồn gốc Covid-19 Theo Reuters, Văn phòng Giám đốc Tình báo Quốc gia Mỹ ngày 27/8 đã công bố báo cáo tóm tắt dài 2 trang về kết quả điều tra nguồn gốc đại dịch Covid-19. Theo báo cáo, các cơ quan tình báo Mỹ đều thống nhất quan điểm như đã đưa ra trước đó rằng có thể xảy ra 2 giả thuyết. "Tất cả các cơ quan tình báo đều đánh giá 2 giả thuyết có khả năng xảy ra gồm: virus lây lan tự nhiên thông qua một động vật nhiễm bệnh hoặc do sự cố có liên quan đến phòng thí nghiệm", báo cáo viết. Cụ thể, báo cáo tóm tắt cho biết, 4 cơ quan tình báo và Hội đồng Tình báo Quốc gia Mỹ đánh giá Covid-19 có thể gây ra do quá trình tiếp xúc tự nhiên với động vật nhiễm bệnh. Một cơ quan tình báo đánh giá, trường hợp nhiễm bệnh đầu tiên ở người có thể là hệ quả của một sự cố liên quan đến phòng thí nghiệm như "sự cố trong quá trình làm thí nghiệm, trong quá trình tiếp xúc với động vật, hay quá trình lấy mẫu thí nghiệm của Viện Virus học Vũ Hán (Trung Quốc)". Trong khi đó 3 cơ quan tình báo Mỹ nói chưa thể kết luận 2 giả thuyết này khi chưa có thêm thông tin. Báo cáo cho biết thêm, virus SARS-CoV-2 gây bệnh Covid-19 có thể đã xuất hiện và lây bệnh cho con người thông qua tiếp xúc quy mô nhỏ ban đầu trong khoảng thời gian từ tháng 11/2019 đổ về trước. Báo cáo nhấn mạnh, cộng đồng tình báo Mỹ cần thêm thông tin về giai đoạn đầu của đại dịch để đưa ra "giải thích chắc chắn hơn về nguồn gốc Covid-19" và điều này đòi hỏi sự hợp tác của Trung Quốc. "Cộng đồng tình báo và cộng đồng khoa học toàn cầu vẫn thiếu các mẫu xét nghiệm lâm sàng hoặc dữ liệu về các ca bệnh Covid-19 đầu tiên. Để đưa ra kết luận chắc chắn hơn cần sự hợp tác của Trung Quốc. Tuy nhiên, Bắc Kinh tiếp tục gây trở ngại cho cuộc điều tra toàn cầu, từ chối chia sẻ thông tin và đổ lỗi cho các nước khác, trong đó có Mỹ", báo cáo tóm tắt viết. Tuy chưa thể đưa ra kết luận về nguồn gốc Covid-19, nhưng cộng đồng tình báo Mỹ đã bác bỏ một số giả thuyết. Ví dụ, họ cho rằng, Covid-19 không phải là vũ khí sinh học như một số nghị sĩ Cộng hòa Mỹ đặt ra nghi vấn hồi năm ngoái. Hầu hết cơ quan tình báo Mỹ cũng tin rằng, virus SARS-CoV-2 được biến đổi gen trong phòng thí nghiệm. Những tranh cãi về nguồn gốc Covid-19 được xới lại hồi tháng 3 năm nay sau khi Thời báo phố Wall đăng tải một thông tin tình báo nói rằng, 3 nhân viên phòng thí nghiệm Vũ Hán ở Trung Quốc phải nhập viện với các triệu chứng giống Covid-19 hồi tháng 11/2019, không lâu trước khi Trung Quốc công bố các ca bệnh Covid-19 đầu tiên. Tuy nhiên, Bắc Kinh đã bác bỏ thông tin này cũng như bác bỏ giả thuyết virus SARS-CoV-2 thoát ra từ phòng thí nghiệm của Viện Virus học Vũ Hán. Nỗ lực điều tra chưa dừng lại Nhấn để phóng to ảnh Tổng thống Mỹ Joe Biden (Ảnh: Reuters). Tổng thống Mỹ Joe Biden hồi cuối tháng 5 đã yêu cầu các cơ quan tình báo nỗ lực gấp đôi để tìm ra câu trả lời rõ ràng hơn về nguồn gốc đại dịch trong vòng 90 ngày. Báo cáo công bố sau 90 ngày điều tra cho thấy, cộng đồng tình báo Mỹ vẫn không thể kết luận chắc chắn về hai giả thuyết mà họ đưa ra trước đó. Trong tuyên bố phát đi sau khi báo cáo được công bố, ông Biden nói: "Mặc dù quá trình đánh giá này đã kết thúc, nhưng nỗ lực của chúng tôi nhằm tìm hiểu nguồn gốc đại dịch sẽ chưa dừng lại. Chúng tôi sẽ làm mọi thứ có thể để truy tìm nguồn gốc đại dịch đã gây ra nhiều đau đớn và chết chóc khắp thế giới, để có thể ngăn chặn đại dịch xảy ra trong tương lai". Ông Biden cũng chỉ trích Bắc Kinh thiếu minh bạch trong hỗ trợ điều tra. "Những thông tin quan trọng về nguồn gốc đại dịch nằm ở phía Trung Quốc, tuy nhiên, ngay từ đầu giới chức Trung Quốc đã ngăn các nhà điều tra quốc tế và các chuyên gia y tế tiếp cận những thông tin đó". Trước đó, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng kêu gọi Trung Quốc chia sẻ dữ liệu thô về các ca nhiễm Covid-19 ban đầu để tạo điều kiện cho giai đoạn hai của cuộc điều tra quốc tế về nguồn gốc đại dịch sau chuyến điều tra của nhóm chuyên gia quốc tế đến Vũ Hán hồi đầu năm nay. Tuy nhiên, Trung Quốc nhiều lần bác bỏ những cáo buộc cho rằng giới chức nước này che giấu đại dịch, đồng thời chỉ trích báo cáo điều tra của cộng đồng tình báo Mỹ. Hôm 24/8, thời điểm kết thúc thời hạn 90 ngày điều tra của cộng đồng tình báo Mỹ, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân nói báo cáo sắp công bố của Mỹ "sẽ không có gì khác ngoài việc cắt ghép thông tin rời rạc để quy kết trách nhiệm và khẳng định những kết luận đã được đặt điều từ trước với một số chứng cứ lựa chọn". Bắc Kinh cũng cáo buộc Mỹ "chính trị hóa" một vấn đề khoa học. Reuters nhận định, báo cáo mới công bố có thể khiến quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc căng thẳng hơn nữa trong bối cảnh mối quan hệ này đã xuống mức thấp nhất trong nhiều thập niên. Minh Phương Theo Reuters, Guardian
BAN TỔ CHỨC GIẢI ĐẤU "HÀO KIỆT THIÊN TRƯỜNG 2021" XIN THÔNG BÁO CÁC BẢNG ĐẤU - LỊCH THI ĐẤU VÒNG 3 Vòng đấu diễn ra trong 3 ngày, từ 3/09 đến 5/09/2021 1. NGÀY 3/09 2. NGÀY 4/09 3. NGÀY 5/09 BTC Giải đấu HKTT2021 Trân trọng thông báo!
BAN TỔ CHỨC GIẢI ĐẤU "HÀO KIỆT THIÊN TRƯỜNG 2021" XIN THÔNG BÁO CÁC BẢNG ĐẤU - LỊCH THI ĐẤU VÒNG 4 Vòng đấu diễn ra trong 2 ngày, từ 7/09 đến 8/09/2021 1. Ngày 7/09 2. Ngày 8/09 3. Các Hội viên Hội Bô lão thi đấu gồm: @Ông Giáo Làng Hồ , @Nguyễn Tiểu Thương - BTC Giải đấu sẽ không nhắc Lịch thi đấu qua SĐT đã đăng ký của các chắn thủ. Các chắn thủ tham gia thi đấu Vòng 4 vui lòng cập nhật lịch thi đấu của mình để đảm bảo quyền lợi thi đấu BTC Giải đấu HKTT 2021 Trân trọng!
BAN TỔ CHỨC GIẢI ĐẤU "HÀO KIỆT THIÊN TRƯỜNG 2021" XIN THÔNG BÁO CÁC BẢNG ĐẤU - LỊCH THI ĐẤU VÒNG TỨ KẾT 1. Vòng đấu diễn ra ngày 10/09/2021 2. Các chắn thủ thuộc Hội Bô Lão SĐ tham gia gồm: @Nguyễn Tiểu Thương , @GadaubacTueminh - BTC Giải đấu sẽ không nhắc Lịch thi đấu qua SĐT đã đăng ký của các chắn thủ. Các chắn thủ tham gia thi đấu Vòng Tứ Kết vui lòng cập nhật lịch thi đấu của mình để đảm bảo quyền lợi thi đấu BTC Giải đấu HKTT 2021 Trân trọng!
Hà Nội đẩy nhanh việc tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho người dân VIẾT THÀNHdientu@hanoimoi.com.vn Đánh giá tác giả: 11:53 thứ sáu ngày 10/09/2021 (HNMO) - Để thực hiện thần tốc mục tiêu tới ngày 15-9 tiêm mũi 1 cho toàn bộ người dân từ 18 tuổi trở lên và tiêm mũi 2 cho người đủ điều kiện, Hà Nội đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp. Thành phố đã huy động sự vào cuộc của tất cả các cấp, phát huy tối đa năng lực tiêm chủng, sử dụng các dây chuyền tiêm chủng đã được phân bổ tăng cường và chủ động huy động tối đa các cơ sở y tế trên địa bàn tham gia tiêm chủng. Sở Y tế Hà Nội cũng đề nghị các quận, huyện, thị xã tổ chức thêm các điểm lưu động, tổ chức các điểm tiêm đến gần dân nhất có thể, như tại phường, xã, tổ dân phố, khu phố... Tối 9-9, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) tổ chức tiêm vắc xin cho người dân có độ tuổi từ 18 trở lên. Đây là ngày đầu tiên quận tổ chức tiêm thêm vào ban đêm nhằm đáp ứng yêu cầu sớm phủ vắc xin phòng Covid-19 cho người dân. Khu vực tổ chức tiêm chủng là Cung Văn hóa hữu nghị Việt - Xô. Hàng trăm cán bộ, nhân viên phục vụ gần 1.500 người dân trên địa bàn 3 phường Trần Hưng Đạo, Cửa Nam, Hàng Gai. Người dân trước khi tiêm được cán bộ hướng dẫn điền các thông tin cá nhân, tiền sử bệnh nền, tình trạng sức khỏe... Nhân viên y tế tư vấn sức khỏe, kiểm tra huyết áp và thân nhiệt cho người dân trước khi tiêm. Những người cao tuổi có chỉ số huyết áp cao bất thường được hướng dẫn nghỉ ngơi, điều hòa hơi thở để các chỉ số cân bằng trở lại trước khi tiêm. Người cao tuổi đi lại khó khăn được cán bộ hỗ trợ. Đến 22h tối 9-9, toàn quận Hoàn Kiếm đã hoàn thành việc tiêm chủng cho gần 1.500 người và không xảy ra tình huống bất thường nào về sức khỏe. Sáng 10-9, người dân tại 3 phường Cát Linh, Văn Miếu, Quốc Tử Giám (quận Đống Đa) cũng đã đến tiêm phòng dịch Covid-19 tại điển tiêm trên phố Trịnh Hoài Đức. Trước khi tiêm phòng, người dân được test Covid-19… và khám sàng lọc để bảo đảm an toàn sức khỏe. Bà Chu Thị Thắm, sinh năm 1933, nhà ở phố Cát Linh được người thân đưa đến test Covid-19 và tiêm vắc xin phòng bệnh. Người dân quận Đống Đa được tiêm phòng Covid-19. Cũng trong sáng nay, tại điểm tiêm phường Phúc Lợi (quận Long Biên), người dân đến tiêm phòng Covid-19 tuân thủ nghiêm các hướng dẫn của lực lượng chức năng. Mọi người đều khai báo y tế trước khi tiêm để bảo đảm an toàn. Công tác tiêm phòng cho người dân diễn ra nhanh chóng và thuận lợi. Huyện Mỹ Đức cũng đang khẩn trương triển khai công tác tiêm chủng. Các điểm tiêm đều bảo đảm thực hiện nghiêm các yêu cầu phòng, chống dịch. Cán bộ y tế khám sàng lọc và tiêm vắc xin cho người dân tại huyện Mỹ Đức.
Từ hôm nay, Hà Nội mở thêm hoạt động, dịch vụ nào? Dân trí Từ 6h sáng 14/10, có thêm 5 nhóm hoạt động, dịch vụ được Hà Nội cho phép hoạt động trở lại với điều kiện phải tuân thủ một số quy định phòng, chống dịch kèm theo. Nhấn để phóng to ảnh Nội dung: Nguyễn Trường Thiết kế: Thủy Tiên
Thư MờiBQT và hội viên Hội Chắn Hải Dương xin chào toàn thể BQT và hội viên Hội Bô Lão Sân Đình BQT Hội Chắn Hải Dương và BTC giải đấu "HÀO KHÍ THÀNH ĐÔNG MỞ RỘNG LẦN 3" xin trân trọng gửi lời mời đến Chú @Nguyễn Tiểu Thương + 02 Chú hội viên Bô Lão Sân Đình tham gia giải đấu "HÀO KHÍ THÀNH ĐÔNG MỞ RỘNG LẦN 3". Sự tham gia của quý hội là niềm động viên rất lớn, là yếu tố làm nên sự thành công của giải đấu. Trân trọng!
Tổng giám đốc WHO nhận định thời điểm kết thúc đại dịch thế giới quyết định kết thúc nó. Điều đó nằm trong tay chúng ta", Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus phát biểu tại cuộc họp báo ở Berlin, Đức hôm 24/10. Theo ông Tedros, "chúng ta có tất cả công cụ cần thiết, bao gồm các công cụ y tế hiệu quả, nhưng thế giới vẫn chưa sử dụng tốt những công cụ đó". "Với gần 50.000 ca tử vong mỗi tuần, đại dịch còn lâu mới kết thúc - và đó mới chỉ là những trường hợp tử vong được báo cáo", người đứng đầu WHO nói thêm. Tính đến nay, thế giới ghi nhận hơn 244 triệu ca mắc Covid-19 và hơn 4,9 triệu ca tử vong. Mỹ vẫn là nước dẫn đầu với hơn 46 triệu ca nhiễm và hơn 756.000 ca tử vong. Tiến sĩ Bruce Aylward, lãnh đạo cấp cao của WHO, ngày 20/10 cho biết đại dịch Covid-19 có thể sẽ tiếp tục kéo dài đến năm 2022 do các nước nghèo không nhận được số vaccine cần thiết. Ông Aylward kêu gọi các nước giàu nhường cơ hội mua vaccine để các công ty dược phẩm có thể ưu tiên phân phối vaccine cho các quốc gia có thu nhập thấp. Ông Tedros cho biết WHO đã đặt mục tiêu tiêm chủng cho 40% dân số thế giới vào cuối năm nay. Ông cho rằng mục tiêu này có thể đạt được, nhưng với điều kiện các quốc gia và các công ty kiểm soát nguồn cung vaccine phải thực hiện đúng cam kết của họ. "Rào cản không phải là sản xuất vaccine, mà là chính trị và lợi nhuận", ông Tedros nhận định. Theo ông Tedros, các quốc gia đã đạt được mục tiêu tiêm chủng 40% dân số, trong đó có các nước thành viên của Nhóm G20, nên nhường suất của mình trong danh sách phân phối vaccine cho sáng kiến chia sẻ vaccine toàn cầu COVAX và quỹ mua lại vaccine châu Phi (AVAT). Ngoài ra, các nước G20 phải thực hiện các cam kết chia sẻ vaccine ngay lập tức. Tổng giám đốc WHO kêu gọi các nhà sản xuất vaccine ưu tiên và hoàn tất các hợp đồng của họ với COVAX và AVAT như một vấn đề cấp bách, và phải minh bạch hơn về những gì đang diễn ra. Ngoài ra, họ nên chia sẻ bí quyết, công nghệ và giấy phép, đồng thời từ bỏ quyền sở hữu trí tuệ về vaccine. Hiện chưa đầy 5% dân số châu Phi được tiêm vaccine, trong khi tỷ lệ này ở các châu lục khác là từ 40% trở lên. COVAX đã đặt mục tiêu cung cấp 2 tỷ liều vaccine trước cuối năm nay, nhưng cho đến nay sáng kiến này mới chỉ phân phối 371 triệu liều. People's Vaccine, một liên minh các tổ chức từ thiện, đã công bố số liệu mới cho thấy, chỉ 1/7 lượng vaccine mà các công ty dược phẩm và các nước giàu hứa hẹn được chuyển đến các nước nghèo hơn. Tiến sĩ Anthony Fauci, nhà dịch tễ học hàng đầu nước Mỹ, cho rằng thế giới có thể bắt đầu kiểm soát được đại dịch Covid-19 vào mùa xuân tới, trong khi giám đốc điều hành của hãng dược Moderna và Pfizer nhận định đại dịch có thể kết thúc sau một năm nữa. Thành Đạt
Hội Chắn Hải Dương Ban TCSK HCHD Ban TC giải đấu THÔNG BÁO LỊCH THI ĐẤU VÒNG 1 Giải đấu “HÀO KHÍ THÀNH ĐÔNG mở rộng lần 3” link chi tiết giải đấu tại toppic : https://chanphom.com/threads/lich-t...i-thanh-dong-mo-rong-lan-3.22602/#post-565224