Sự khác nhau giữa bồ và vợ Khi cùng nhau chạy dưới mưa, bồ bảo như thế là lãng mạn. Vợ bảo như vậy là điên. > Lợi ích khi lấy vợ/ Sự giống, khác nhau giữa vợ và xe máy/ Tâm sự của một chàng trai ế Bồ thích rủ ta đi chơi khuya. Vợ luôn bắt ta về sớm. Vợ đưa ta về nhà bà ngoại. Bồ muốn đưa ta tới cửa hàng. Bồ muốn ta mặc quần áo đẹp. Vợ muốn ta mặc quần áo bền. Bồ thích ta mua quà. Vợ thích ta mua đồ dùng trong nhà. Khi ta đưa thứ gì ra, vợ hỏi giá tiền, còn bồ hỏi bao giờ đưa món tiếp theo. Đi du lịch xa, vợ mong ngày về, còn bồ sợ hãi ngày đó. Vợ nhăn nhó khi thấy bạn của chồng. Bồ nhăn nhó khi ta giấu bạn. Vợ dọa ly dị. Bồ dọa cưới. Vợ chê ta ít tắm. Bồ chê ta phải tắm một mình. Bồ thích đi xem phim. Vợ thích đi chợ. Vợ lục ví ta, còn bồ lục ví mình đưa cho ta thấy. Khi ta bảo ta là một đàn ông vĩ đại, vợ không tin, còn bồ sẽ vờ tin. Ngày lễ tình yêu, ta đi với vợ, còn bồ đi với ai chỉ có quỷ sứ biết. Vợ khen ta khỏe mạnh, còn bồ khen ta đẹp trai. Bồ đưa ta đi uống rượu, còn vợ đưa đi uống thuốc. Vợ hay nói về quá khứ, bồ hay nói về tương lai. Khi cùng nhau chạy dưới mưa, bồ bảo như thế là lãng mạn. Vợ bảo như vậy là điên. Vợ thích dậy sớm. Bồ thích dậy muộn. Bồ thích lấy áo ta mặc. Vợ thích lấy áo ta đi giặt. Vợ nhìn đường phố ban đêm nhăn nhó bảo là đông. Bồ nhìn và reo lên bảo là vui. Khi ta bị bệnh, vợ mang cơm, còn bồ mang hoa. Khi ta say, vợ nhăn nhó, còn bồ cùng say. Vợ hay kể đêm qua có trộm định vô nhà. Bồ hay kể đêm đêm có chàng trai đi qua. Ta gọi vợ là bà xã, ta gọi bồ là em yêu. Ta khen vợ trẻ, còn bồ thì khen đẹp. Đang đi với bồ nhìn thấy vợ ta quay đi. Đang đi với vợ nhìn thấy bồ ta cười bí hiểm. Đi công tác xa, ta điện thoại bảo vợ: “Nhớ khóa cửa nhà”, còn điện thoại bảo bồ: “Nhớ đi ngủ sớm”. Với bồ ta không tiếc tiền. Với vợ ta không tiếc thân thể. Bồ thích chó con hoặc mèo con. Vợ thích gà vịt đã làm sẵn. Xem phim, vợ khóc khi thấy những cảnh đói khổ. Còn bồ khóc khi thấy các cảnh chia tay. Bồ hay nói về tình yêu. Vợ hay nói về cuộc sống. Bồ nhí nhảnh. Vợ đường bệ. Vợ nói yêu ta vì ta đứng đắn. Bồ nói yêu ta do ta hấp dẫn. Ta và vợ kỷ niệm ngày cưới, ta và bồ kỷ niệm ngày làm quen. Ta hô to với vợ: “Anh yêu gia đình” và thì thầm với bồ: “Anh yêu em”. Chie sưu tầm
Bồ là phở nóng tuyệt vờiVợ là cơm nguội đáy nồi hẩm hiu.Bồ là nơi tỏ lời yêuVợ là nơi trút bao nhiêu bực mình.Bồ là rượu ngọt trong bìnhVợ là nước ở ao đình nhạt pheo.Nhìn bồ đôi mắt trong veoTrông vợ đôi mắt trong veo gườm gườm.Bồ tiêu thì chẳng tiếc tiềnVợ tiêu một cắc thì liền kêu hoangBồ dỗi thì phải xuống thangVợ giận bị mắng, bị phang thêm liềnMột khi túi hãy còn tiềnThì bồ thắm thiết kề liền bên anhMột mai hết sạch sành sanhBồ đi vợ lại đón anh về nhàBồ là lều, vợ là nhàGió lớn, lều sụp, mái nhà còn kiaVợ là cơm nguội của taNhưng là đặc sản thằng cha láng giềng...
Đối thoại giữa chúa Trời và Adam: Adam: Trình đấng tối cao vĩ đại, vạn tạ ơn ngài đã tạo ra con, cho con Trái đất để sống, cho chim muông để ăn, cho cỏ cây để che mưa nắng. Cảm ơn ngài đã ban cho ngọn lửa để con ngưòi trở thành bá chủ trần gian. Nhưng con muốn hỏi ngài một số câu mà lòng con vẫn thắc mắc từ mấy triệu năm nay mà không dám tỏ cùng ai… God: You’re welcome. Con cứ hỏi… Adam: Tại sao ngài lại sáng tạo ra Eva để làm chi vậy? God: Ô hay, anh này kì ghê, ta sáng tạo ra Eva để… à ừm (tay sột soạt giở cuốn Lý thuyết sáng tạo con người) anh có bạn đồng hành trên mặt đất, cùng chia sẻ hạnh phúc và nỗi buồn, để con ngưòi biết thế nào là mật ngọt tình yêu… Adam: Ngài thật lo lắng cho con quá. Thế nhưng tại sao tai Eva to vậy? God: Ờ thì để nghe lén chuyện hành xóm, ngồi lê đôi mách được tốt hơn! Khỏi tốn tiền mua báo nghe con. Adam: Tại sao tay Eva dài vậy? God: Để ăn hàng nhanh hơn và khoẻ hơn, đỡ tốn cơm nhà ấy mà Adam: Sao miệng Eva to thế? God: Để cãi nhau hàng tôm hàng cá, nói dối như cuội, đánh chồng chửi con tốt hơn. Đỡ tốn tiền mua TV radio nghe nhạc mà con. Adam: Sao mắt Eva lớn thế? God: Để liếc yêu con mới lúc ban đầu, để lườm nguýt con lúc mới cưới và trợn mắt răn đe con sau này. Adam: Thế này thì chỉ còn nước cảm ơn Ngài đã ban cho con một món quà tuyệt diệu, con muốn gửi trả lại cho Ngài có được không ạ? God: Ấy chết, đâu được con ơi, ta đã lắm chuyện phiền não lắm rồi. Vả lại Eva làm từ mảnh xương sừon của con, con không cách nào chối bỏ được nàng đâu, đó là quà tặng (lẩm bẩm một mình: thảm hoạ cũng chưa biết chừng) mà nhân loại phải gánh đến cuối cuộc đời… Adam buồn bã cúi đầu …
Thương nhau vì chân lý, quý nhau trên lập trường, biểu thị một tình thương giai cấp thích nhất câu này !...Đám cưới mời Bác này dẫn chương trình thì ấn tượng lắm..ai cũng nhớ...Cụ này được lập trình với vốn từ cách mang có sẵn trong tiềm thức từ thời bao cấp.... Các bác nghĩ thế nào về bài phát biểu này ???
Thơ về anh Đinh La Thăng Chúng tôi không bình luận nội dung bài thơ, chỉ đơn giản là mê cách hành văn và sự hóm hỉnh của tác giả mà đăng tải Thuở lục lộ nổi cơn gió bụi Khách đi đường lắm nỗi truân chuyên “Thăng” kia thăm thẳm tầng trên Vì ai quy hoạch cho nên nỗi này? Phố Hà Thành người dày như kiến Đường Sài Thành xe bện như sông Sáng ra phải đến cửa công Nửa đêm xuất phát vẫn không kịp giờ! Xe cứ nổ vật vờ chẳng tiến Còi cứ kêu mà kiến chẳng bò Mặc cho pô-lít hét hò Đường ta ta cứ vừa dò vừa “din”. Lý Thái Tổ một nghìn năm trước Có chiêm bao chẳng được thế này: Triệu người mặt đỏ hây hây Bước đi một bước giây giây lại dừng. Lòng thiếp tựa bừng bừng lửa đốt Dạ chàng như xát bột ớt cay Hết giờ, tan lớp rồi đây Con thơ ngóng mẹ, bạn bầy ngóng… bia. Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy Thấy đen đen những khói cùng xe Thương hai con mắt cay xè Bia chàng, con thiếp ai về trước ai? Chàng tuổi trẻ vốn dòng Đoàn đội Xếp trống kèn theo hội “lăng xăng” Số chàng không giáng thì thăng Qua kỳ Đại nghị mà thành Thượng thư. Chí làm trai sá gì xe ngựa Gieo Thái sơn nhẹ tựa hồng mao Thượng phương bảo kiếm đã trao Nhậm chức chàng “nổ” ào ào gió thu. Bằng tiến sỹ gió ù ù thổi Mặt thượng thư trăng rõi rõi soi Thượng thư – Tiến sỹ mấy người Nào ai đáng mặt, nào ai đáng tầm? Ngòi dưới cầu tàu “ngâm” mấy chiếc Người trên đường ngày chết mấy trăm Tức thì “chém gió” phăm phăm: “Chặn ngay tai nạn, sang năm giảm liền!” Lại thương nỗi phố phường xe kẹt Chàng nêu gương xe buýt mà đi Công văn chàng ký tức thì Công chức lục lộ định kỳ phải theo! Dù thiên hạ mè nheo, đẻ kích Cấm mô tô bình bịch từ đây Một lần gươm báu ra tay “Nhất nhung đại định” việc này phải xuôi! Chàng đã quyết , lòng người chưa quyết Xe cấm đi, nhưng việc phải đi Ai hay giữa chốn kinh kỳ Đón con, chợ búa xe gì, hỡi ai? Chàng từ đi vào nơi Đà Nẵng Xuống phi trường là xắn quần lên Tướng quân tả hữu hai bên Tiền hô hậu ủng tiến lên công trường. Hỏi Ban trưởng tên Cương họ Đặng Phi trường xây mấy tháng nữa xong? “Dạ thưa, đang rối bòng bong Cuối năm chưa thể hoàn công, khánh thành” Tức thì trận lôi đình bỗng nổ Rút mô bai chàng xổ một bài “Hai sim hai sóng on lai” Lệnh ngay xếp Tổng tìm ngài thay Cương. Thương thay nỗi đoạn trường họ Đặng Tưởng ngọt ngào mà đắng oan gia. Bóng cờ tiếng trống dần xa Sầu lên ngọn ải, oán ra cửa phòng. Chàng từ buổi giữa dòng trảm lính Tiếng thơm bay bá tính đều ca Mặt chàng đỏ tựa ráng pha Giọng chàng xủng xoảng như là thép gang. Tiếng tụng ca ùng oàng như pháo Báo giấy in rồi báo “on lai” Đồng thanh chỉ có một bài: Thượng thư Đệ nhất là ngài Thăng Thiên! Sưu tầm
Đọ xem có bằng tôi không Gia đình nọ có 3 thế hệ ông - cha - cháu, người ông và cháu đều là tiến sĩ trong khi ông bố lại không có học vị gì. Chính vì thế mà ông bố thường hay bị bố và con mình cằn nhằn, mỉa mai. Một hôm trong bữa cơm, hai ông cháu lại cằn nhằn như thường lệ. Ông bố tức quá đập bàn đứng dật, chỉ mặt thằng con quát: - Mày đừng có mà tinh vi, thế bố mày có bằng tiến sĩ như bố tao không mà mày kênh kiệu! Đoạn quay sang chỉ vào ông già: - Cả ông nữa, ông đừng tinh tướng quá, con ông có bằng tiến sĩ như con tôi không?
Biếm họa về xăng và giá xăng (Giải pháp cuối cùng khi xăng 22.900 đồng/lít) Xăng ơi, giờ đã 22.900 đồng/lít làm họa sỹ biếm cũng có nhiều ý tưởng để vẽ vời. Bí mật nghề nghiệp ấy mà. Những cú sút thần sầu. Bài ca không quên. Xăng mới đê... ê... ê... Dám đong sai không? Đã nhậu say còn lý sự. Logo mới! Clip_Nhạc chế XĂNG TĂNG GIÁ Susu tầm : 24h.com.vn
Tiếp nhé. Bí ẩn đằng sau bức ảnh ----> xem ngay Có ai být vì sao mà lúc thì là 12 ng, lúc thì là 13 ng koxem hoài đau cả mắt:10: Trả lời: Thực chất người thứ 13 được tạo ra từ các phần nhỏ được cắt ra từ 12 người ban đầu, qua cách sắp xếp có trât tự nhất đinh khi di chuyển nửa trên của bức ảnh sẽ làm được điều này. Nói cách khác là tại bức ảnh 13 người thì mỗi người đều thiếu đi một phần cơ thể vì bị cắt đi và sếp lại từ 12 người ban đàu.
Thông báo rõ ràng cho trộm cắp dễ bề lựa chọn "mục tiêu" để "tấn công" tránh mất công vào trộm mà không khoắng được gì! Vietnam Airlines kính chào quý khách!
Sư già “diện” thời trang dạo phố Thứ Sáu, 16/03/2012 13:24(NLĐO) - Từ mũ bảo hiểm, trang phục đến phương tiện giao thông của nhà sư đều một màu vàng rực rỡ và nhiều hình ảnh Đức Phật, gây ngạc nhiên thú vị cho nhiều người Trưa 16-3, nhiều người tham gia giao thông trên một số tuyến đường ở quận Thủ Đức - TPHCM đã dùng điện thoại di động quay phim, chụp ảnh một vị sư tuy tuổi đã già nhưng rất thời trang với chiếc xe tay ga màu vàng, dán nhiều decan hoa sen. Ấn tượng nhất là chiếc nón bảo hiểm “không đụng hàng”, trên đỉnh có tượng Đức Phật Di Lặc. Vị sư già với thời trang gây thú vị cho nhiều người đi đường Thấy nhiều người “ái mộ” chạy theo chụp hình, vị sư vui vẻ dừng xe lại để họ “tác nghiệp” vì “vừa chạy vừa chụp rất nguy hiểm”. Nhà sư này cho biết đang tu tại một ngôi chùa trên địa bàn quận 9-TPHCM. Tin NLĐ - ảnh: Đ.Lê
THƯ GIÃN CÙNG NHỮNG CÂU CHUYỆN NGẮN - CỰC HAY 1.CHUYỆN CÁI VÉ Một người cha dắt đứa con 6 tuổi đi sở thú chơi. Đến quầy bán vé, người cha dừng lại đọc bảng giá: “Người lớn: $10.00 Trẻ em trên 5 tuổi: $5.00 Trẻ em dưới 5 tuổi: Miễn phí” Đọc xong, ông nói với người bán vé: - Cho tôi 1 vé người lớn và 1 vé trẻ em trên 5 tuổi. - Con ông trên 5 tuổi à? – Người bán vé tò mò hỏi lại. - Vâng. - Nếu ông không nói cho tôi biết thì thằng bé được miễn phí rồi. - Vâng, có thể không ai biết, nhưng con tôi tự nó biết. 2.Ba tôi Học lớp 12, tôi không có thời gian về nhà xin tiền ba như 2 năm trước. Vì thế, tôi viết thư cho ba rồi ba đích thân lên đưa cho tôi. Từ nhà đến chỗ tôi trọ học chừng 15 km. Nhà nghèo không có xe máy, ba phải đi xe đạp. Chiếc xe gầy giống ba… Cuối năm, làm hồ sơ thi đại học, tôi lại nhắn ba. Lần này, sau khi đưa cho tôi một trăm ngàn, ba hỏi: - “Có dư đồng nào không con?”. Tôi đáp: - “Còn dư bốn ngàn ba ạ”. Ba nói tiếp: - “Cho ba bớt hai ngàn, để lát về, xe có hư như lần trước thì có tiền mà sửa”. Ba về, tôi đứng đó, nước mắt rưng rưng. 3.Mẹ tôi Con lên ba, chơi bên nhà dì, bị xe đạp ngã, trúng đầu chảy máu. Mẹ đang nấu cơm, hốt hoảng bế con chạy ngay đến bệnh viện. Hú vía. Vết thương chỉ nhẹ bên ngoài thôi. Hoàn hồn, mẹ nhìn lại mình: chân không dép, quần ống cao ống thấp, áo loang lổ vết máu. Chả giống ai! Mẹ cười. Con lớn, mẹ bỗng bị chứng nặng tai. Lần lữa mãi, mẹ mới nhờ con đưa đi khám bệnh. Bác sĩ bảo: Để quá lâu, hồi phục thính lực cũng khó. Nhìn mặt mẹ ngơ ngẩn, con khóc. 4.Anh Năm 18 tuổi, anh quyết định nghỉ học đi phụ hồ. Bố mẹ giận dữ, mắng “Sanh ra… giờ cãi lời bố mẹ…phải chi nó ngoan, siêng học như bé Út…” Anh lặng thinh không nói năng gì…Bố mẹ mắng mãi rồi cũng thôi. Anh đã quyết thế! Ngày bé Út vào Đại học, phải xa nhà, lên thành phố ở trọ. Anh tự ý bán đi con bò sữa -gia tài duy nhất của gia đình-, gom tiền đưa cho bé Út. Biết chuyện, bố thở dài, mẹ lặng lẽ, Út khóc thút thít…Anh cười, “Út ráng học ngoan…” Miệt mài 4 năm Đại học, Út tốt nghiệp lọa giỏi, được nhân ngay vào công ty nước ngoài, lương khá cao… Út hớn hở đón xe về quê… Vừa bước chân vào nhà, Út sững người trước tấm ảnh của Anh trên bàn thờ nghi ngút khói…Mẹ khóc, “Tháng trước, nó bị tai nạn khi đang phụ hồ… lúc hấp hối, biết con đang thi tốt nghiệp, nó dặn đừng nói con biết…” 5.Cua rang muối Khi xưa nhà còn nghèo, mẹ hay mua cua đồng giả làm cua rang muối. Cua đồng cứng nhưng mẹ khéo tay chiên giòn, đủ gia vị nên thật ngon. Thấy các con tranh nhau ăn, mẹ nhường. Các con hỏi, mẹ bảo: răng yếu. Giờ, các con đã lớn, nhà khá hơn, chúng mua cua biển gạch son về rang muối mời mẹ. Các con nói vui: - Cua rang muối thật đó mẹ. Rồi chúng ăn rất ngon. Riêng mẹ không hề gắp. Các con hỏi, mẹ cười móm mém: - Còn răng đâu mà ăn?! 6.Khi xa xứ Em tôi học đến kiệt sức để có một suất du học. Thư đầu viết: “ở đây, đường phố sạch đẹp, văn minh bỏ xa lắc nước mình…” Cuối năm viết: “mùa đông bên này tĩnh lặng, tinh khiết như tranh, thích lắm…” Mùa đông sau viết: “em thèm một chút nắng ấm quê nhà, muốn được đi giữa phố xá bụi bặm, ồn ào, nhớ chợ bến xôn xao lầy lội… Biết bao lần trên phố, em đuổi theo một người châu Á, để hỏi coi có phải người Việt không…” 7.Đi thi Chị Hai thi đệ thất. Ba thức dậy từ tờ mờ chở chị đi trên chiếc xe đạp cũ. Chị Hai đậu thủ khoa. Má bảo: “Nhờ Ba mày mát tay”. Từ đó, lần lượt tới anh Ba rồi cô út – cấp II, cấp III, tú tài, đại học – Đứa nào cũng một tay Ba dắt đi thi. Giờ cả ba đều thành đạt. … Buổi sáng, trời se lạnh, Ba chuẩn bị đi thi “Hội thi sức khỏe người cao tuổi”. Má nhìn Ba ái ngại: “Để tôi gọi taxi. Tụi nhỏ đều bận cả”. Buổi tối, má hỏi: “Ông thi sao rồi?”. Ba cười xòa bảo: “Rớt!” 8.THỊT GÀ Tạnh mưa, bọn trẻ bưng cơm đứng ăn trước cửa. Tý khoe: - Nhà Tý ăn thịt gà. Đêm đó, bà Tám chửi: - Mả cha nó, nghèo mạt kiếp tiền đâu ăn gà, nó ăn gà bà, nó chết bất đắc. Ông giáo buồn lắm, ngã bệnh, qua đời. Thương tình, hàng xóm lo ma chay. Tý hớn hở vì nhà nó đông vui. Trời đổ mưa. Thằng Tý la lớn: - Con gà vô nhà, dậy bắt làm thịt ba ơi. Mọi người nhìn theo. Thì ra, một con cóc dưới kẹt tủ đang giương nhìn lên quan tài ông giáo. (Đừng vội kết tội cho người khác bạn nhé. Hãy bao dung độ lượng và tha thứ) 9.Chỉ có một người thôi Người đến dự đám cưới khá đông. Ông hàng xóm gọi bác làm công đến và bảo: - Này, anh đi xem xem có bao nhiêu người đến dự đám cưới bên ấy. Bác làm công ra đi. Bác để lên ngưỡng cửa một khúc gỗ và ngồi lên bờ tường đợi khách khứa ra khỏi nhà. Họ bắt đầu ra về. Ai đi ra cũng vấp phải khúc gỗ, văng lên chửi và lại tiếp tục đi. Chỉ có một bà lão vấp phải khúc gỗ, liền quay lại đẩy khúc gỗ sang bên. Bác làm công trở về gặp người chủ. Người chủ hỏi: - Ở bên ấy có nhiều người không? Bác làm công trả lời: - Chỉ có mỗi một người mà lại là bà lão. - Tại sao vậy? - Bởi vì tôi để khúc gỗ bên thềm nhà, tất cả đều vấp phải, nhưng cũng chẳng ai buồn dẹp đi. Thế thì lũ cừu cũng làm như vậy. Nhưng một bà lão đã dẹp khúc gỗ sang bên để người khác khỏi vấp ngã. Chỉ có con người mới làm như vậy. Một mình bà lão là người. 10.Phấn Son Tốt nghiệp đại học, ở lại thành phố đi làm. Tháng rồi, mẹ vào thăm. Mừng và thương. Mẹ khen: “Bạn gái con xinh”. Cuối tháng, lãnh lương. Dẫn người thương đi shopping. Em bảo: “Mỹ phẩm của hãng này là tốt nhất. Những loại rẻ tiền khác đều không nên dùng vì có hại cho da, giống mẹ anh đó, mẹ bị nám hết anh thấy không…” Chợt giật mình. Mẹ cả đời lam lũ, nắng gió với cái ăn, nào đã biết phấn son màu gì.
Tớ góp vui với Đứa nào cai sữa trước. Hai vợ chồng nọ đang tranh cãi đến hồi gay cấn. Ông chông đuối lý nên quát lên: "Giờ tôi là chồng bà hay con bà?" Tôi không cần biết, đứa nào bú tôi là con tôi. Chồng tức lộn ruột, không biết nói gì. Thằng con nghe thấy cũng hùa theo: Vụ này mẹ nói đúng đó. Gì nữa mày, giờ mày là con tao hay anh hai tao - ông bố quát. Con không cần biết, đứa nào cai sữa trước đứa đó là anh. Phục hận Nông trại xôn xao vì những lời bàn tán, khen ngợi: chị gà mái vừa đẻ được một quả trứng nặng đến hơn 1 kg... Các phóng viên từ khắp thế giới đến thăm hỏi và lia lịa ghi chép để đăng tin giật gân này... Một phóng viên kéo gà trống ra và hỏi: - Ông đánh giá gì về sự kiện trọng đại này? - Miễn bình luận! - Ông có dự định lặp lại kỳ tích này không? - Không! - Vậy ông có dự định gì cho thời gian sắp tới? - Cắt... thiến thằng đà điểu khốn nạn !