Chuyện Xưa - Tích Cũ: Danh Nhân Đất Việt Và Những Giai Thoại Văn Học.

Thảo luận trong 'Tiêu Dao Hội' bắt đầu bởi Tào Tháo, 24/5/16.

  1. Ấm Áp Mùa Đông 2024: Chung tay vì Cộng đồng!

    Từ ngày 01/11/2024 đến 31/03/2025. Mục tiêu: 0

    Đã có 0 người ủng hộ. Số tiền nhận được là 0

    0
    Bỏ qua thông báo này (sẽ không bao giờ được hiển thị nữa, dù bạn đăng xuất/ đăng nhập lại)
  2. Bỏ qua thông báo này (sẽ không bao giờ được hiển thị nữa, dù bạn đăng xuất/ đăng nhập lại)
Bỏ qua thông báo này (sẽ không bao giờ được hiển thị nữa, dù bạn đăng xuất/ đăng nhập lại)
Danh sách Ủng Hộ AAMD 2024:
Tổng số tiền:
  1. lamtythoi

    lamtythoi Chánh tổng


    Gọi nó là " Cụ non " thì Ngố là " Bà cụ " . Ngố đã biết câu thơ " Tướng công kỵ bà cụ " " Bà cụ tẩu như phi " chưa ? =))=))=)).
    À mà hôm vừa rồi mình vào Sài gòn 7,8 ngày ,có ra thăm Bến Gỗ ,xã An Hòa hưng ,nơi ấy mấy ngày đầu Giải phóng SG thì bọn mình đóng quân ở đấy .Cũng gần nhà Ngố đấy .
     
    quanguoc1970, nammt333, Ngố Xinh Xinh3 others thích điều này.
  2. Ngố Xinh Xinh 1

    Ngố Xinh Xinh 1 Tiểu Tiên - Thư ký Chắn Hội Hải Phòng

    Dạ chú. Ơ mà cũng không đúng.Bác ờ mà sai .. Vậy con phải gọi người là gì nhỉ. Đúng rồi cũng gần nhà con.. Chú ơi @Tào Tháo hắn vốn dĩ là zị á... Gái tam tuần lo âu sầu muộn. Trai tam tuần như ngựa đứt cương.. á:-":-"
     
    nammt333, Nguyễn Tiểu ThươngTào Tháo thích điều này.
  3. Ngố Xinh Xinh 1

    Ngố Xinh Xinh 1 Tiểu Tiên - Thư ký Chắn Hội Hải Phòng

    Thầy ơi con nhớ người:-S:-S:-S:-S. Mấy nay thầy bận không giao bài cho con rồi :((:((:((
     
  4. Tào Tháo

    Tào Tháo Đại Gian Thần

    Trạng Quỳnh

    Nguyễn Quỳnh là một danh sĩ thời vua Lê Hiển Tông, từng đỗ Hương cống nên còn gọi là Cống Quỳnh. Ông nổi tiếng với sự trào lộng, hài hước tạo nên nhiều giai thoại nên trong dân gian vẫn thường gọi ông là Trạng Quỳnh dù ông không đỗ Trạng nguyên. Ông còn có tên Thưởng, hiệu Ôn Như, thụy Điệp Hiên, quê tại làng Bột Thượng, xã Hoằng Lộc, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa.

    Năm 1696, Quỳnh thi đỗ Giải nguyên. Về sau, triều đình bổ nhậm ông làm giáo thụ các huyện Thạch Thất, Phúc Lộc (Sơn Tây), tiếp đến làm huấn đạo phủ Phụng Thiên ở kinh thành Thăng Long. Năm 1718, đỗ khoa Sỹ vọng được bổ làm tri phủ Thái Bình, rồi về làm Viên ngoại lang ở Bộ Lễ; sau bị giáng xuống chức Tu soạn ở Viện Hàn lâm.

    Đương thời đã có câu: "Nguyễn Quỳnh, Nguyễn Nham, thiên hạ vô tam" (nghĩa là thiên hạ không có người thứ ba giỏi như hai ông).

    Giai thoại Trạng Quỳnh nhặt Bã Trầu :

    Một ông quan huyện hách dịch vào quán ngồi bệ vệ lắm. Trạng Quỳnh giả làm học trò , mon men đến đứng bên, hễ thấy quan ăn miếng trầu nào nhả bã ra thì lại cúi xuống nhặt lấy bỏ vào túi.
    Thấy lạ Quan hỏi : "Mày là ai ? ". Quỳnh đáp: "Bẩm, tôi là học trò". Quan lại hỏi: "Học trò sao lại lẩn thẩn thế ?". Quỳnh thưa: "Bẩm, tôi thấy phương ngôn thường nói: Miệng kẻ sang có gang có thép. !, Tôi nhặt xem gang thép như thế nào.

    Quan thấy Quỳnh có ý xược, ra oai thét: "Ðã xưng là học trò, thì phải đối ngay câu phương ngôn ấy đi, đối được thì tha cho, không sẽ đánh đòn ! " Quỳnh chỉ chờ có vậy đọc luôn: " Ðồ nhà khó vừa nhọ vừa thâm ".
     
    quanguoc1970, nammt333, SON_NET_BN4 others thích điều này.
  5. Trời sẻ nắng mưa

    Đất chia cao thấp

    Khi thưa lúc nhặt

    Âm điệu trường đời

    Tiểu Tiên ta thán một nhời

    Tiểu Thương sư phụ có lời tường minh

    Bao nhiêu bận bịu bên mình

    Cũng đành lỗi hẹn Sân Đình vậy thôi.


    :):):)
     
    nammt333, hoangcaloc, BumeranVN3 others thích điều này.
  6. Ngố Xinh Xinh 1

    Ngố Xinh Xinh 1 Tiểu Tiên - Thư ký Chắn Hội Hải Phòng

    Ban ngày và ban đêm
    Ngày tháng vẫn cứ tiếp
    Cuộc sống luôn nhộn nhịp
    Theo lối ví thông thường
    Nhắn gửi với Tiểu Thương
    Tiểu Tiên lòng thành kính
    Chỉ lâu ngày không thỉnh
    Nên tâm dạ không cam
    Được sư phụ bảo ban
    Lòng trải bao phiền muộn
    Mong người công việc suôn
    Thầy trò ta hội ngộ.^:)^^:)^^:)^
    Thầy @Nguyễn Tiểu Thương
     
    Chỉnh sửa lần cuối: 1/8/16
    quanguoc1970, nammt333, hoangcaloc4 others thích điều này.
  7. minhtamlv22

    minhtamlv22 Dân đen

    toàn bài hay thôi ạ
     
    nammt333, BumeranVNTào Tháo thích điều này.
  8. Tào Tháo

    Tào Tháo Đại Gian Thần

    Giả trai thi đỗ Trạng nguyên, nữ Tiến sỹ duy nhất trong lịch sử Việt Nam !

    Chí Linh (Hải Dương) là miền đất địa linh nhân kiệt, không thiếu những bậc nam nhi kỳ tài đã làm rạng danh non sông đất nước. Thế nhưng, tại đây còn xuất hiện một người phụ nữ từng là tiến sỹ Việt đầu tiên, và duy nhất trong sử Việt. Bà là ai ?

    Giáo dục Việt Nam thời phong kiến coi trọng Nho học, phụ nữ không có quyền tham gia thi cử. Tuy nhiên, bà Nguyễn Thị Duệ là ngoại lệ. Bà không chỉ là nữ tiến sĩ đầu tiên ở nước ta, mà còn là nữ trạng nguyên duy nhất trong lịch sử khoa bảng. Nguyễn Thị Duệ (hay Nguyễn Thị Du) sinh năm 1574 trong một gia đình nhà Nho nghèo ở Chí Linh, Hải Dương. Thuở nhỏ, bà nổi tiếng xinh đẹp, tài hoa. Tương truyền, bà biết viết văn, làm thơ khi mới 4 tuổi. Danh tiếng lan xa khiến nhiều người người ngưỡng mộ tài sắc, đến xin hỏi cưới nhưng bà không đồng ý.

    Dù hiếu học nhưng thời đó nữ nhân không được đi học. Bà phải giả nam để có thể theo nghiệp đèn sách. Khoa thi tiến sỹ năm Giáp Ngọ (1594) bà mang tên giả Nguyễn Du đi thi và đỗ đầu khoa bảng khi vừa tròn 20. Triều đình có mở yến tiệc chiêu đãi các tân khoa, vua Mạc Đăng Dung khi ấy thấy vị trạng nguyên trẻ tuổi, dáng người mảnh mai, mặt mày thanh tú… nên hỏi dò.

    Khi đã rõ chuyện, vua rất bất ngờ vì tân khoa trạng nguyên là nữ nhưng do quý mến hiền tài, lại tiếc nuối cho một tài năng trẻ, vua không những không trách tội mà còn cho Nguyễn Thị Duệ ở lại triều, bỏ danh trạng nguyên. Bà được vời vào cung, phụ trách việc dạy học cho các phi tần. Một thời gian sau, Mạc Kính Cung lập bà làm phi, ban hiệu Tinh Phi. Vì thế, dân gian còn gọi bà là bà chúa Sao.

    Tài năng, đức độ của bà Duệ khiến chúa Trịnh nể phục. Năm 1625, quân Trịnh tiến lên Cao Bằng đánh nhà Mạc. Khi bị bắt, nữ Trạng nguyên vẫn rất an định. Bà dùng gươm kề cổ, uy hiếp quân lính phải giải bà đến trước chúa Trịnh nếu không bà sẽ tự tử. Đến gặp vua Lê – chúa Trịnh, nhờ tài đối đáp thông minh, Nguyễn Thị Duệ thoát tử tội. Không những vậy khi nhận ra tài năng, khí độ hiếm có của bà, chúa Trịnh còn giao trọng trách trông coi việc học của phủ chúa và rất trọng dụng bà.

    Thời làm quan, Nguyễn Thị Duệ rất coi trọng việc học và bồi dưỡng nhân tài. Bà còn xin triều đình cấp nhiều mẫu ruộng cho canh tác lấy huê lợi, giúp đỡ học trò nghèo biết chăm chỉ. Tương truyền, để thúc đẩy phong trào học tập địa phương, cách một khoảng thời gian, bà cùng các bậc túc Nho lại đến giảng dạy tại các khu vực ấn định rồi soạn đề, tổ chức thi. Bài thi được gửi lên cho bà chấm, kết quả được gửi trở lại các địa phương. Cách làm này đã góp phần đáng kể trong việc nâng cao giáo dục tại các vùng xa kinh kỳ .

    Sách chép khoa thi hội năm Tân Mùi niện hiệu Đức Long (1631) có một thí sinh đề ra 12 mục, nhưng bài thi chỉ làm 4 mục, song văn bút rất xuất sắc, độc đáo. Các khảo quan lấy làm lạ chưa dám quyết, tâu trình lên vua. Nhà vua giao cho số đỗ đại khoa trong triều xem lại bài, bà cũng được tham dự. Bà đọc đi đọc lại bài văn, thấy quả thí sinh này là người học rộng, có tài, bèn nhất trí với các quan tâu vua lấy đỗ nhất. Đến khi khớp phách, bà mới hay đó là bài của Nguyễn Minh Triết, cậu em họ mình.

    Nguyễn Thị Duệ sống trong thời buổi ‘trọng nam khinh nữ’ nhưng tài năng của bà khiến người khác không thể không nể phục. Vì thế, trong phần lớn các kỳ thi Đình, thi Hội thời đó, bài thi đều qua tay bà chấm. Bà lấy hiệu là Nghi Ái Quan, được nhà vua ưu ái, cho bày tỏ ý kiến về một số văn bản của triều đình, cũng như nhận xét, đánh giá bài làm của thí sinh các khoa thi hội, thi đình.

    Không chỉ tài năng, nữ trạng nguyên còn là người đức độ. Theo dân gian truyền lại, trước đây, khi còn nghèo khó, anh trai bà bị người trong làng hãm hại. Nhưng khi vinh hiển, bà không hề nghĩ đến thù riêng. Tấm lòng rộng mở cùng tài năng văn chương kết duyên bà gặp hoàng hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc (vợ vua Lê Trần Tông) trong một lần dự cuộc vui quan trường. Từ đó hai người trở nên thân thiết tri kỉ, bà thường cùng hoàng hậu đi lễ chùa, gặp gỡ các nhà thông tuệ, đạo hạnh; gặp gỡ các sỹ phu có tài như Giang Văn Minh, Khương Thế Hiền… mục đích là để hiểu rõ hơn tình hình chính trị quốc gia, kịp thời góp phần điều chỉnh chính sách giúp vua cho phù hợp.

    Khi cao tuổi, đứng trước thời cuộc bấy giờ khi mà nhà Mạc đã đến ngày tàn, vua Lê chỉ bù nhìn, nội chiến Trịnh – Nguyễn tiếp ngay sau Trịnh – Mạc, bà mang nặng nỗi niềm suy tư, trăn trở về dân về nước. Bà cáo quan về quê, mở am Đào Hoa, tiếp tục đọc sách và chỉ bảo các sĩ tử trong làng. Nhờ những đóng góp quan trọng cho giáo dục, thi cử, bà được triều đình hậu đãi, vua Lê giao cho bà số thuế hàng năm của tổng Kiệt Đặc để làm bổng lộc. Tuy nhiên, nữ tiến sĩ vẫn sống cần kiệm, dành phần lớn bổng lộc kia để giúp đỡ người dân, đặc biệt các Nho sĩ nghèo.

    Sau khi Nguyễn Thị Duệ mất, người dân làng Kiệt Đặc lập đền thờ bà chúa Sao. Bà còn được thờ tại Văn miếu Mao Điền cùng nhiều danh nhân, học sĩ danh tiếng khác. Trong Hậu cung Văn miếu Mao Điền ở Hải Dương, bà được thờ cùng Khổng Tử và 7 vị Đại khoa danh tiếng của Việt Nam là Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, thần toán Vũ Hữu, nhà giáo Chu Văn An, Lưỡng quốc Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi, Nhập nội Hành khiển Phạm Sư Mạnh và danh y Tuệ Tĩnh.

    Danh nữ tài tử được ghi nhớ và ngợi ca như sau:

    “Tay ngọc bẻ cành cao

    Mặt gương in cổ tháp

    Từ xưa núi sông này

    Đến nay còn man mác

    Hoa cỏ tự nở tàn

    Ngư tiều cũng hỏi đáp

    Sắc núi vẫn trong xanh

    Tiếng thu sao xào xạc ?”

    Là nữ tài tử xuất sắc, nữ Trạng nguyên đầu tiên và duy nhất trong lịch sử Việt, Nguyễn Thị Duệ là một người phụ nữ nổi bật lên trong số biết bao người. Bà chính là ngôi sao sáng trên bầu trời Nam Việt, mãi được đời đời ngợi ca trong những trang sử vàng.
     
  9. Timekiller

    Timekiller Thổ địa

    Chủ tịch Kim Ngân liệu có được vậy không ta ?
     
    ken_ars, Tào Tháonammt333 thích điều này.
  10. Tào Tháo

    Tào Tháo Đại Gian Thần

    Hãy nhìn việc người ta làm, chứ đừng nghe điều người ta nói.
    Vì sân đình không không muốn đụng chạm đến chuyện chính trị nên anh em mình không nên tranh luận ở đây.
    Quan điểm của tôi : Không tôn vinh một chế độ nào.
    Sách Đạo Đức Kinh của Lão Tử có dạy : " Chân ngôn bất mỹ, mỹ ngôn bất chân " - " Lời nói thật thì không đẹp, lời nói đẹp thì không thật ".

    Thân !
     
  11. ken_ars

    ken_ars Thổ địa

    Hội Lim mời ae về chơi nhỉ :D
     
  12. Mạc Đại

    Mạc Đại Chánh tổng

    Bài Thơ Con Cóc.

    Nói đến đề tựa này, chắc hẳn chúng ta không ai quên bài thơ trong truyện tiếu lâm chế giễu mấy nhà thơ nọ khi thấy một con cóc bèn cùng nhau làm một bài tức cảnh:

    Con cóc trong hang,
    Con cóc nhảy ra.
    Con cóc nhảy ra,
    Con cóc ngồi đó.
    Con cóc ngồi đó,
    Con cóc nhảy đi...

    Và bài vịnh “Con Cóc” sau đây của vua Lê Thánh Tôn nói lên cái khẩu khí của một vì thiên tử:

    Bác mẹ sinh ra mặc áo sồi,
    Chốn nghiêm thăm thẳm một mình ngồi.
    Chép miệng nuốt ba con kiến gió,
    Nghiến răng chuyển động bốn phương trời.

    Đọc bài thơ trên ta thấy tức cười, đọc bài vịnh dưới ta thấy cảm phục. Nhưng cảm phục lẫn tức cười chưa lấy gì bằng bài thơ “Con Cóc” sau đây của 4 vị quan nghè đời Tây Sơn.
    Chuyện kể rằng sau khi vua Quang Trung đại phá quân Thanh, triều đình có tổ chức một cuộc lễ khao quân để mừng các tướng sĩ thắng trận. Trong số đình thần có bốn ông tiến sĩ xin làm một bài thơ ca tụng chiến công của nhà vua. Ý kiến tâu lên được nhà vua chấp thuận nhưng đầu đề và vần phải do nhà vua chọn. Sau khi suy nghĩ hồi lâu, nhà vua bèn ra đầu đề “Con Cóc” và lấy vần “Bàm”. Ra đầu đề và vần xong, nhà vua lại bắt buộc tất cả bốn ông tiến sĩ phải đứng xếp hàng một, mỗi ông làm một câu, hễ ông trước làm xong bước lên thềm thì ông sau phải ứng khẩu tiếp ngay, nếu bài thơ không thành, mỗi ông sẽ bị phạt uống một tô rượu.
    Bốn ông nghè bắt đầu làm, ông thứ nhất khởi đọc:
    Nghiến răng lừng biển Bắc,
    Ông thứ hai tiếp theo:
    Tắc lưỡi dậy trời Nam.
    Hay! Hay! Hai câu này thật là hay, đúng là con cóc lại ngụ ý nói lên được cái chiến công oanh liệt của vua Quang Trung đại phá 29 vạn quân Thanh ở Thăng Long do vua Chiêu Thống dẫn đường sang và đánh chìm 500 chiến thuyền của quân Xiêm ở Kinh Xoài Mít tại miền Nam do chúa Nguyễn Ánh cầu viện về. Kể ra không kém gì câu: “Chép miệng nuốt ba con kiến gió. Nghiến răng chuyển động bốn phương trời” của vua Lê Thánh Tôn.
    Nhưng đến ông thứ ba mới là khổ! Phải làm sao cho ông thứ tư còn lấy được vần “Bàm”, nếu không, mang danh là tiến sĩ mà để bị phạt uống một tô rượu thì nhục lắm. Bởi nghĩ thế nên ông mới buộc lòng ứng khẩu đọc tiếp:
    Ấy nó là con cóc,
    Thế rồi ông thứ tư đọc luôn:
    Chẳng phải quả bàm bàm.
    Khi đọc xong, ai nấy cũng đều ôm bụng cười:

    Nghiến răng lừng biển Bắc,
    Tắc lưỡi dậy trời Nam.
    Ấy nó là con cóc,
    Chẳng phải quả bàm bàm.

    Thật ra, hai ông sau không phải là kém tài hay làm thơ dở mà chính đó mới là hay, là sát nghĩa vì cái dễ làm thì hai ông trên đã “hứng” mất rồi. Cái khó là làm sao phải gieo được vần “Bàm” mà không bị khổ độc, nên hai ông tiến sĩ sau đành phải ứng khẩu một cách “nôm na” như vậy.
     
  13. Trạng Vũ Công Duệ

    Trong các bậc văn nhân tiền bối nước ta như các cụ Mạc Đỉnh Chi, Nguyễn Hiền, Lương Thế Vinh, bà Đoàn Thị Điểm đều nổi tiếng thông minh, văn hay chữ tốt khi còn nhỏ và làm cho mọi người nể phục.
    Nhưng kỳ lạ hơn hết, thật không ai bằng cụ Trạng Vũ Công Duệ, người làng Trình Xá, tỉnh Sơn Tây, mới ngoài 20 tuổi đã đỗ Trạng Nguyên làm quan đến chức Đô Ngự Sử cuối đời nhà Lê.
    Tính khí của cụ rất cương trực khiến các quan văn võ đều nể sợ. Khi nhà Mạc cướp ngôi nhà Lê, cụ cương quyết không theo phe nghịch thần, cụ mắng chửi Mạc Đăng Dung thậm tệ rồi ôm ấn nhảy xuống cửa Thần Phù tự tử chết.
    Thuở nhỏ Công Duệ nhà rất nghèo, một hôm cùng mấy bạn đồng lớp trên đường đi học, Công Duệ lấy đất sét nặn thành con voi, bắt bốn con cua làm chân, bắt hai con bướm làm tai, bắt một con đỉa làm vòi. Thành ra con voi bằng đất sét biết đi, biết vẫy tai và co vòi lên xuống.
    Lúc đó một vị quan đang cưỡi ngựa đi qua thấy lạ liền dừng ngựa lại xem. Sau khi hỏi Công Duệ một vài câu, thấy Công Duệ đối đáp trôi chảy chứng tỏ là một đứa bé có học và thông minh nên vị quan muốn thử tài mới bảo:
    - Mày đã đi học rồi, vậy ta ra cho câu đối, nếu mày đối được ta sẽ thưởng tiền cho.
    Công Duệ đồng ý và vị quan ra câu đối như sau:
    - Đồng tử lục thất nhân, vô như nhĩ xảo.
    (Trẻ nít sáu bảy đứa, không ai hơn mày khéo)
    Trước khi đối, Công Duệ hỏi vị quan:
    - Thế ông là gì đã?
    Vị quan trả lời:
    -Ta là Lang Trung, mỗi tháng lãnh hai ngàn thạch lúa.
    Quan nói xong, Công Duệ liền ứng khẩu đối:
    -Lang Trung nhị thiên thạch, mạc nhược công...
    (Quan Lang hai ngàn thạch, không ai bằng ông...)
    Nghe Công Duệ đối như thế, vị quan ngạc nhiên mới hỏi:
    -Tại sao mày đối thiếu một chữ?
    Cậu bé Công Duệ mỉm cười, trả lời một cách hóm hỉnh:
    - Còn một chữ nữa tôi để dành, hễ quan lớn thưởng tiền thật thì tôi đối là “Liêm”, bằng không thì tôi đối là “Tham”.
    Vị quan nghe nói phải phục tài bèn móc túi thưởng tiền cho cậu bé Công Duệ để lấy được chữ “Liêm”, nên câu đối thành:
    Lang Trung nhị thiên thạch, mạc nhược công liêm.
    (Quan Lang hai ngàn thạch, không ai bằng ông liêm).
     
    Nguyễn Tiểu Thương thích điều này.