[Chắn - Express] Blog sân đình

Thảo luận trong 'Góc lưu niệm - Giải trí' bắt đầu bởi khuongtunha, 7/2/12.

  1. Ấm Áp Mùa Đông 2024: Chung tay vì Cộng đồng!

    Từ ngày 01/11/2024 đến 31/03/2025. Mục tiêu: 0

    Đã có 0 người ủng hộ. Số tiền nhận được là 0

    0
    Bỏ qua thông báo này (sẽ không bao giờ được hiển thị nữa, dù bạn đăng xuất/ đăng nhập lại)
  2. Bỏ qua thông báo này (sẽ không bao giờ được hiển thị nữa, dù bạn đăng xuất/ đăng nhập lại)
Bỏ qua thông báo này (sẽ không bao giờ được hiển thị nữa, dù bạn đăng xuất/ đăng nhập lại)
Danh sách Ủng Hộ AAMD 2024:
Tổng số tiền:
  1. Tào 1

    Tào 1 Chắn hội Hà Nội

    Đại Hạ Giá (tác giả: Trieu Thanh)

    Thời buổi này còn cái gì không hạ giá nhỉ? Sách vở, quần áo, đồ điện tử v...v... hạ giá! Tôi cầm mảnh bằng đại học cạy cục mãi chưa tìm ra việc làm, cũng nhào ra vỉa hè bán sách đại hạ giá. Từ Victor Hugo, Lev Tolstoy, Tagore, Dostoievski... đến Khái Hưng, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng... cả thảy đều bị “hạ” nằm la liệt. Lắm lúc ngồi chồm hổm nhìn xuống các tên tuổi từng “vang bóng một thời”, tôi thầm hỏi:
    - Nên cười hay nên khóc, thưa chư liệt vị?
    Cách đây ít lâu, một ông lão hình dáng tiều tụy mang đến bán hai pho sách dày. Một cuốn là “Hán Việt Từ Điển” của Đào Duy Anh do Khai Trí tái bản. Cuốn kia là “Petit Larousse Illustré” in tại Paris năm 1973. Sách còn tinh tươm lắm, hẳn chủ nhân đã xài rất kỹ. Thấy giá rẻ, tôi mua. Loại ấn bản này đây, gặp loại khách biên biết, bán cũng được lời.
    [​IMG]

    Ngoài bìa và một số trang ruột của mỗi cuốn, đều có ấn dấu son hình ellipse: “Bibliothèque - Đô Bi - Professeur”. À, té ra ông lão vốn từng là giáo chức. Thảo nào! Cất tiền vào ví rồi mà ông cứ dùng dằng nuối tiếc, ngoảnh lại nhìn những tài liệu - tài sản phải đứt ruột bán đi. Ngoái mãi mấy lần rồi ông mới dắt chiếc xe đạp cà tàng đạp về. Mắt ông đỏ hoe. Lòng tôi chợt se lại! Chiều 25 Tết. Ngồi cạnh các danh tác tôi vẫn lim dim, thấp thỏm, chồm hổm ra đấy. Qua đường không ai thấy lá vàng rơi trên giấy. Sài Gòn chả có mưa bụi cho đủ khổ thơ Vũ Đình Liên. Nhưng bụi đường thì tha hồ, đủ khổ thứ dân lê lết vệ đường như tôi.

    [​IMG]

    - Anh mua bánh bò, bánh tiêu?
    Một chị hàng rong đến mời. Tôi lắc đầu. Bỗng chị sững người chăm chú nhìn vào hai bộ từ điển. Chị ngồi thụp xuống, đặt sề bánh bên cạnh, cầm hết cuốn này đến cuốn kia lật lật. Rồi chị hỏi giá cả hai. Ngần ngừ lúc lâu, chị nói:
    - Anh có bán... trả góp không?
    - Trời đất ơi! Người ta bán trả góp đủ thứ, chứ sách vở, sách đại hạ giá ai đời bán trả góp? Vả lại, tôi nào biết chị là ai, ở đâu?
    - Tôi cần mua cả hai - chị nói tiếp - xin anh giữ, đừng bán cho người khác. Khi nào góp đủ, tôi sẽ lấy trọn. Anh thông cảm làm ơn giúp tôi.
    Thấy lạ, tôi hỏi chuyện mới vỡ lẽ. Đô Bi chính là thầy cũ của chị hàng rong. Chị Tám (tên chị) bất ngờ thấy có dấu son quen, hiểu ra hoàn cảnh của thầy, bèn nảy ý chuộc lại cho người mình từng thọ ơn giáo dục. Song, bán bánh bò bánh tiêu nào được bao nhiêu, lại còn nuôi con nhỏ, không đủ tiền mua một lần nên chị xin trả góp.
    Tôi cảm động quá, trao ngay hai bộ từ điển cho chị Tám:
    - Chị hãy cầm lấy, kịp làm quà Tết cho thầy. Tôi cũng xin lại đúng số vốn mà thôi, chị à.
    - Nhưng...
    - Đừng ngại, chị trả góp dần sau này cũng được.
    Chị lấy làm mừng rỡ, cuống quít trả tôi một ít tiền.
    - Chao ôi, quý hóa quá! Cảm ơn... cảm ơn... anh nhe!
    Mai lại, chị Tám trả góp tiếp. Chị kể :
    - Thầy Bi thảm lắm... Gần Tết, cô lại ngã bệnh... Thầy nhận sách, mừng mừng tủi tủi tội ghê, anh à!... Thầy cũ trò xưa khóc, khóc mãi !!!
    Tôi vụt muốn nhảy cỡn lên và thét to: “Hỡi ông Victor, ông Lev, ông Dostoievski... ơi! Ông Khái, ông Vũ, ông Ngô... ơi! Có những thứ không bao giờ hạ giá được! Có những người bình thường, vô danh tiểu tốt nhưng họ lại có những kiệt tác không hạ giá nổi, đó là ...‘Tấm lòng’ ”.

    [​IMG]
    [​IMG]


     
  2. Mod09

    Mod09 Administrator Ban quản trị

    Bác Triệu Thanh này viết nhân văn quá !
    Thế mà bên box kia mình vừa ...đì cho:-SS
     
  3. khuongtunha02

    khuongtunha02 Lý trưởng

    [The six thinking hats] Tư duy 6 mũ
    Tư duy 6 mũ được thế giới biết đến với tên de Bono Hats system ( “Six Hats” hay “Six Thinking Hats”) là một công cụ tư duy cho phép chúng ta đưa ra quyết định chính xác và nhanh chóng trước 1 vấn đề và có những ý tưởng, phương án, dự trù về nó.Bạn có thể dùng công cụ này một mình, nhưng sẽ tốt hơn nhiều khi bạn thảo luận cùng nhóm của mình. Kết hợp với ý tưởng của tư duy song song, công cụ này giúp nhóm tư duy cùng nhau hiệu quả hơn, và có ý nghĩa khi quá trình tư duy được thực hiện tới mức chi tiết và kết dính. Phương pháp “tư duy 6 mũ” được tiến sĩ Edward de Bono đưa ra năm 1980, và được ông mô tả chi tiết trong cuốn “The six thinking hats” xuất bản năm 1985.
    [​IMG]
    Chi tiết về Dr EDWARD DE BONO
    Có lẽ chưa bàn tới tác dụng, hay hiệu quả của phương pháp này trong việc giải quyết vấn đề, bạn hãy tạm tin nó thực sự rất có tác dụng, và hãy cùng thực hiện phương pháp này cùng svcoi.
    Tóm tắt nội dung phương pháp :
    - Mỗi khía cạnh của 1 vấn đề sẽ được gán với một chiếc mũ, tương ứng với mỗi khía cạnh là một màu đặc trưng. (do Não chúng ta tư duy bằng hình ảnh, sẽ dễ dàng hơn nếu dùng màu đặc trưng).
    -Nội dung mỗi khía cạnh ứng với các mũ theo sơ đồ tư duy sau :
    [​IMG]
    -Bước đầu áp dụng, bạn có thể hiểu đơn giản :
    - Mũ trắng : là mũ thông tin
    - Mũ đỏ : là mũ cảm xúc
    - Mũ vàng : là mũ lợi ích
    - Mũ đen : là mũ rủi ro
    - Mũ xanh lục : là mũ giải pháp.
    - Mũ xanh da trời: là mũ tổng quan.
    - Mũ xanh da trời : là mũ tổng quan.
    - Lưu ý : Bạn cũng không nhất thiết phải dùng sơ đồ tư duy (mind map) để ghi chép lại. Nhưng một phần do thói quen, phần nữa là sơ đồ tư duy sẽ giúp chúng ta nhìn được vấn đề một cách tổng quát hơn, rất dễ cho việc quyết định và chi tiết các khía cạnh của vấn đề nên svcoi dùng trong bài viết này.
    Các bước thực hiện
    – Nếu bạn thực hiện một mình : hãy tưởng tượng bạn lần lượt được đội 6 chiếc mũ. Với từng chiếc mũ hãy cố gắng tập trung suy nghĩ xét toàn bộ nội dung của chiếc mũ bạn đang đội,càng chi tiết càng tốt. Hết chiếc mũ này bạn hãy chuyển sang chiếc mũ khác ,thứ tự mình nghĩ ở đây nên là :
    Trắng -> Đỏ->Vàng-> Đen-> Xanh lục-> Xanh da trời
    - Nếu bạn thực hiện cùng nhóm : Hãy là nhóm trưởng điều chỉnh nhịp độ cũng như độ nóng của nhóm. Cùng các thành viên đội 6 chiếc mũ một cách lần lượt. Chú ý tập trung thời gian cho mối mũ một cách cân đối, tùy theo tình hình
    Hoặc bạn cũng có thể để các thành viên, mỗi người đội lên mình một chiếc mũ, nhưng những thành viên còn lại trong nhóm cũng có thể được góp ý kiến vào nội dung của chiếc nón mà họ không đội (chú ý giữ đủ thời gian cho mỗi nón màu). Chiếc mũ mà mỗi thành viên đội lên chỉ mang tính chất định hướng suy nghĩ cho người đó, không mang tính chất phân loại thành viên, cho dù thành viên đó thường có lối suy nghĩ tương tự, hay giống với chiếc mũ mà mình đội lên (tránh xung đột trong nhóm [​IMG] ).
    vd : Một buổi picnic ở công viên Thủ Lệ cho nhóm 12 thành viên nhóm học hiệu quả vào ngày chủ nhật tuần tới.
    - Bước 1 : Mũ trắng [​IMG] – Chứa toàn bộ thông tin thực tế, khách quan về vấn đề chúng ta đang xét đến.Có thể hiểu đây là mũ có ý nghĩa :”Hãy trút bỏ toàn bộ những dự tính, thành kiến và cùng nhau nhìn vào sự thật,và dữ liệu “.
    vd : Số lượng người tham dự: 6
    Địa điểm : công viên Thủ Lệ
    Thời gian : Chủ nhật tuần tới
    Thời tiết: ( dự báo ) trời nắng đẹp

    Thông tin thêm : chưa thành viên nào đến công viên này bao giờ [​IMG]
    [​IMG]Bước 2 : Mũ đỏ – Không cần biết đúng hay sai, đó là những cảm giác, trực giác, cảm xúc đối với vấn đề đang xét. Với mỗi người khác nhau sẽ có những cảm xúc khác nhau, thậm chí là trái ngược. Nhưng cảm xúc ,cảm giác,hay trực giác thì không cần phải thuyết phục hay bào chữa,thay vào đó có thể hiểu rõ vấn đề hơn.
    vd: – vui , háo hức , lo lắng (có thể do chưa tới bao giờ )
    - Bước 3: Mũ Vàng[​IMG]: – Là những mặt lợi ích và tích cực của vấn đề đem lại. Nó cũng có thể dùng để đánh giá những mặt lợi ích, tính cực của mũ màu xanh lục (trong trường hợp bổ xung thêm sau khi điền đủ nội dung của các mũ).
    vd : – Thư giãn
    – Gắn kết các thành viên hơn
    – Học thêm kỹ năng qua việc chơi trò chơi trong chuyến picnic
    – Thể hiện cá tính ,năng lực thành viên
    [​IMG]Bước 4: Mũ đen : – Là mũ đưa ra những tiêu cực, rủi ro khi thực hiện vấn đề. Nó cũng dùng để phê bình, phản biện các nội dung của mũ màu xanh lục.
    vd : – Phức tạp trong di chuyển: lạc đường, phương tiện đi lại
    – Tốn thời gian của nhóm (vì làm việc không phục vụ mục tiêu)
    – Thời gian cao su của thành viên -> khó bắt đầu đúng kế hoạch(cái này là thói quen của ngươì Việt [​IMG] )
    [​IMG]Bước 5: Mũ xanh lục : – Đưa ra các giải pháp để giải quyết vấn đề, cũng như khắc phục những rủi ro, mặt tiêu cực được tính đến trong mũ đen. Mũ này cũng là mảnh đất để phát huy tính sáng tạo, các ý tưởng mới cho vấn đề đang giải quyết
    vd : – search trên internet vị trí và đường đi tới công viên –> giải quyết việc lạc đường
    – Lồng ghép kỹ năng trong các trò chơi tập thể : teamwork, giải quyết vấn đề. .. -> vừa học, vừa chơi
    – Hẹn thời gian cố định, ai cao su, mức thưởng sẽ là 20k –> sợ không dám cao su nữa [​IMG]
    Bước [​IMG]6: Mũ xanh da trời : Là mũ tổng hợp lại vấn đề, nhìn lại những mũ ở trên. Nó sẽ không đi chi tiết vào nội dung của từng mũ mà chỉ cân nhắc sự ổn thỏa, và ra quyết định.
    vd: – Các vấn đề đã giải quyết .
    – Quyết định : Đi
    Nếu đến đây, bạn hay nhóm của bạn chưa thể đưa ra quyết định, bạn lại làm lại chu trình trên để bổ sung thêm ý vào các mũ, đưa ra quyết định cuối cùng.
     
    Sandinh_Online thích điều này.
  4. khuongtunha

    khuongtunha Nghề chơi cũng lắm công phu!

    Hà Nội trước 1975 dưới ống kính chuyên gia Đông Đức


    Chuyên gia CHDC Đức đi thăm nhiều địa điểm khác nhau và ghi lại những hình ảnh chân thực về cuộc sống và con người miền Bắc sau cuộc chiến tranh phá hoại tàn khốc của không quân Mỹ vào năm 1972.

    Günter Mosler - kỹ sư luyện kim của Cộng hoà dân chủ Đức đã đến miền Bắc Việt Nam trong những năm 1973-1974 để giúp các đồng nghiệp người Việt xây dựng một nhà máy sản xuất gang thép ở Thái Nguyên.
    Trong thời gian này, Günter Mosler đã đi thăm nhiều địa điểm khác nhau và ghi lại những hình ảnh chân thực về cuộc sống và con người miền Bắc sau cuộc chiến tranh phá hoại tàn khốc của không quân Mỹ vào năm 1972. Các bức ảnh được ông đăng tải trên trang Panoramio.
    Dưới đây là những bức ảnh ông thực hiện ở Thủ đô Hà Nội:

    [​IMG]
    Cầu Thê Húc dẫn vào đền Ngọc Sơn.
    [​IMG]
    Giấc ngủ trưa bên bờ hồ Hoàn Kiếm.
    [​IMG]
    Người ngủ, người ngồi nghỉ, người khác thì bơi lội dưới hồ.
    [​IMG]
    Xe điện ở khu vực ngã 5 bờ hồ Hoàn Kiếm.
    [​IMG]
    Đường phố Hà Nội.
    [​IMG]
    Dấu tích đổ nát do bom Mỹ gây ra vẫn còn hiện diện.
    [​IMG]
    Trẻ em tụ tập trên vỉa hè.
    [​IMG]
    Chùa Quán Sứ.
    [​IMG]
    Kĩ sư Günter Mosler và vợ thăm một ngôi chùa.
    [​IMG]
    Mái chùa cổ kính.
    [​IMG]
    Bơi thuyền trên hồ Hoàn Kiếm.
    [​IMG]
    Chụp ảnh lưu niệm bên bờ hồ.
    [​IMG]
    Tại một công viên ở Hà Nội.
    [​IMG]
    Một con thuyền trên sông Hồng, nhìn từ khu vực Nhật Tân.
    [​IMG]
    Đài tưởng niệm những nạn nhân của bom Mỹ trên phố Khâm Thiên ngày 26/12/1972 tạc dòng chữ "Khâm Thiên khắc sâu căm thù".
    [​IMG]
    Xác máy bay B52 ờ phường Quảng An.
    Theo Báo Đất Việt
     
  5. khuongtunha09

    khuongtunha09 Dân đen

    Giật mình vì giáo viên tiếng Anh rớt như “sung rụng”
    Báo Tuổi trẻ thông tin, nhiều địa phương khu vực phía nam vừa khảo sát năng lực giảng dạy tiếng Anh của giáo viên. Kết quả cho thấy số giáo viên đạt chuẩn thấp đến mức khó hình dung. Nguyên nhân của thực trạng thật sự rất đáng lo ngại này? Không ít người cho rằng nguyên nhân là do phương pháp đào tạo ở trường sư phạm, thiếu môi trường rèn luyện, đầu vào giáo sinh thấp...


    Số lượng giáo viên tiếng Anh thi đậu trong đợt khảo sát vừa qua (Biểu đồ Tuổi trẻ)


    Cần Thơ và An Giang là hai trong những địa phương công bố kết quả khảo sát gần đây nhất. Trong đó, ông Trần Trọng Khiếm - giám đốc Sở GD-ĐT Cần Thơ - thông báo một kết quả buồn: trong số 181 giáo viên tiểu học tham dự khảo sát, số đạt chuẩn chỉ có vài người.
    Kết quả khảo sát của An Giang cũng chẳng khá khẩm gì hơn. Tổng số giáo viên các cấp tham gia khảo sát là 1.500 người. Tính theo tỉ lệ thì bậc THPT có 17,8% đạt chuẩn, bậc THCS có 10% đạt và thấp nhất là bậc tiểu học với chỉ khoảng 5%. Nếu tính ra số lượng từ tỉ lệ này, chỉ có 165 giáo viên đạt chuẩn.
     
  6. khuongtunha09

    khuongtunha09 Dân đen

  7. khuongtunha09

    khuongtunha09 Dân đen

    Vở luyện viết lớp 1 sai chính tả

    Vở luyện tập Tiếng Việt 1 (tập 1) của NXB Đà Nẵng sai chính tả cơ bản khi viết "giỗ tổ" thành "dỗ tổ", "cây nêu" thành "cây lêu" và "có giỗ" thành "có dỗ".

    Mới đây, nhiều phụ huynh có con đang học lớp 1 phát hoảng khi phát hiện vở luyện tiếng Việt (NXB Đà Nẵng) của con sai nhiều lỗi chính tả. Đó là các lỗi ghép phụ âm đầu "d" và "gi" và "n" biến thành "l".
    Cụ thể, trong câu thơ "Dù ai đi ngược về xuôi/Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba" thì từ "giỗ tổ" được in thành "dỗ tổ". Trong phần luyện viết lẽ ra từ mẫu phải là "có giỗ" thì cuốn sách lại viết "có dỗ", hay đáng ra phải viết "cây nêu" lại được ghi thành "cây lêu".
    [​IMG]
    "Giỗ tổ" bị cuốn sách "biến" thành "dỗ tổ".
    Trao đổi với VnExpress.net chiều 29/5, ông Trương Công Báo, Giám đốc NXB Đà Nẵng, thừa nhận có việc sai lỗi chính tả trong cuốn “Vở luyện tập Tiếng Việt 1”. Theo ông Báo, cuốn vở được xuất bản vào tháng 2, người trực tiếp biên tập là bà Nguyễn Kim Nhị, hiện đã nghỉ hưu từ tháng 3 và đang đi du lịch ở Huế.
    Trong việc xuất bản cuốn vở này, NXB Đà Nẵng đóng vai trò liên kết, thẩm định và cấp phép cho tác giả Đặng Thị Lanh. Tác giả chịu trách nhiệm lựa chọn nhà in và phát hành.
    “Chúng tôi đang kiểm tra lại việc xuất bản cuốn sách, bắt đầu từ xác minh lại biên tập viên nên chưa thể khẳng định việc sai lỗi chính tả này sai phạm ở khâu nào. Trước mắt sẽ cho thu hồi và hủy những cuốn đã xuất bản chưa phát hành”, ông Báo nói và cho biết trong trường hợp biên tập viên của NXB sai phạm sẽ tùy theo mức độ để xử lý, từ kiểm điểm đến khiển trách, cảnh cáo.
    Theo số liệu lưu chiểu, cuốn vở luyện tập Tiếng Việt 1 được in 2.000 cuốn, dày khoảng 30 trang, do bà Đặng Thị Lanh là tác giả. Cuốn vở này được NXB Đà Nẵng cấp giấy phép và in tại Công ty in Tổng hợp Cầu Giấy (Hà Nội).
    Kiều Trinh - Nguyễn Đông
     
    Tăng Thanh Hà thích điều này.
  8. _Thu Hương_

    _Thu Hương_ Thổ địa

    Khi trẻ tra Google để... làm văn

    Cô Nguyễn Thị Thúy Hà, giáo viên THCS tại TPHCM cho biết vài ba năm trở lại đây cô thường xuyên bắt gặp những bài văn của HS mà khi đọc xong, không biết nên khóc hay cười. Không khó để nhận ra những bài văn ấy là "thành quả” sau khi HS tham khảo trên mạng Internet.

    Một hôm qua nhà họ hàng chơi, tôi vô tình đọc được bài văn của bé Thi tả về Hồ Gươm với lời văn trau chuốt, thể hiện sự xúc động sâu sắc khi được tham quan hồ Hoàn Kiếm gắn với lịch sử vua Lê… Quá ngạc nhiên trước những câu văn rất sinh động của một học sinh cấp 1, tôi bèn hỏi: "Bài này con tự làm hay…?” Bé trả lời: "Con tự làm đó dì”. "Sao con làm được hay vậy?”. "Cô giáo cho bài tập về nhà, con lên mạng, tra google về Hồ Gươm, thấy câu nào hay thì ghi lại rồi dàn thành bài văn, chứ con đã ra Hà Nội lần nào đâu mà được đến Hồ Gươm”. Thi còn hồn nhiên: "Trong lớp các bạn đều lên Google tra khi làm bài tập, cả môn địa lý, lịch sử cũng đều được điểm cao”.
    Một phụ huynh có con trai học lớp 5 cũng kể lại cô giáo cho bài tập làm văn về nhà phát biểu cảm nhận về một loài cây em thích. Hôm đó mẹ đi vắng, sách tham khảo không có bài mẫu, bé vào google tra được hai bài văn về cây phượng và tự "chế” thành bài văn của mình.
    TS Phạm Phúc Vĩnh, trường ĐH Sài Gòn, cho rằng chuyện các em nhỏ "tham khảo” để làm bài văn chắp nối là kiểu học vẹt có từ xưa, chỉ khác là sách tham khảo được thay bằng Internet. Việc tra cứu kiến thức là cần nhưng nếu chỉ dừng ở việc thấy hay và chép lại thì rất nguy hiểm. Kiểu học này không kích thích sự phát triển não bộ và trí thông minh của trẻ, tạo thói quen ỷ lại công cụ, nếu không có những hỗ trợ từ những ứng dụng này, trẻ sẽ không tự tư duy được.
    TS. Vĩnh chia sẻ thêm, vào Google tra cứu không hẳn không tốt. Giáo viên, phụ huynh nên khuyến khích trẻ đưa ra cảm nhận của mình, khơi gợi ý để bé tự viết thành câu văn, dạy bé đưa ra cấu trúc giải quyết đề bài. Ông cũng nhấn mạnh cách tốt nhất để trẻ có kiến thức về một chủ đề làm văn là được tận mắt nhìn ngắm, trải nghiệm để trẻ tự cảm nhận được và định hướng bài viết của mình.
    Theo Cẩm Bình
    Đại Đoàn Kết

    [​IMG][​IMG]
     
  9. _Thu Hương_

    _Thu Hương_ Thổ địa

    Bài toán rợn người .
    Sau khi lưu hành trên thị trường 10 năm, tập sách Phép cộng trừ phạm vi 100 vừa được giới phụ huynh phát hiện có một ví dụ ở trang 11 gây rợn người: "Hai bàn tay em có 10 ngón, do đùa nghịch dao nên bị cụt mất đi hai ngón tay. Hỏi em còn lại mấy ngón tay...
    Bài toán còn có phần hướng dẫn giải tóm tắt và hình vẽ minh họa với hai bàn tay và hai ngón trỏ, giữa của bàn tay phải bị cắt rời bỏ sang một bên.
    Nhiều phụ huynh cho rằng ví dụ trên đây rất phản cảm và phản giáo dục. Ðối với một quyển được ghi chú "dùng kèm với sách giáo khoa lớp 1" thì việc lấy ví dụ minh họa cho một phép tính trừ bằng hình ảnh "nghịch dao làm cụt hai ngón tay" là không thể chấp nhận được.
    Ðiều đáng nói là sách có tên tác giả: Hoàng Long, in logo Nhà xuất bản Trẻ, khung lưu chiểu ghi thời điểm cấp phép là tháng 7-2002, nộp lưu chiểu tháng 9-2003. Nhà xuất bản Trẻ khi nhận được thông tin đã lật lại hồ sơ giấy phép lưu trữ và phát hiện mã số giấy phép xuất bản ghi trên tập sách Phép cộng trừ phạm vi 100 thật ra là được cấp cho một bộ sách có tên khác: Học nhanh toán, gồm năm tập, thời điểm cấp cũng là tháng 7-2002. Giấy phép này thuộc loại kế hoạch B - tức được cấp cho đối tác liên kết thực hiện sách. Trong giấy phép từ mười năm trước còn ghi rõ tên đối tác liên kết là Hoàng Long - tác giả quyển sách nói trên.
    [​IMG]
    “Bài toán rợn người” in tại trang 11 của sách​

    Tại cuộc gặp mặt giữa NXB Trẻ và đại diện nhà sách Nguyễn Văn Cừ (thuộc Công ty Thành Nghĩa) vào sáng 8-6, thông tin về ai là người chịu trách nhiệm in ấn, lưu hành quyển sách này cũng chưa được làm rõ.
    Ðặc biệt, NXB Trẻ vừa phát hiện cũng tập sách Phép cộng trừ phạm vi 100 này, đến năm 2011 đã được in với giấy phép của NXB Thanh Niên và có ghi tên công ty liên kết là Thành Nghĩa. Tuy nhiên, thông tin từ Công ty Thành Nghĩa vào chiều 8-6 là công ty này có mua bản quyền một số sách của ông Hoàng Long, riêng quyển Phép cộng trừ phạm vi 100 sẽ kiểm tra lại để xem có phải do Thành Nghĩa sản xuất hay không.
    Ông Nguyễn Trường - đại diện chi nhánh NXB Thanh Niên tại TP.HCM - cho biết giấy phép của quyển Phép cộng trừ phạm vi 100 thuộc danh sách do NXB Thanh Niên (ở Hà Nội) cấp. Tuy nhiên, ông Trường nêu khả năng trường hợp này có thể là sách in lậu.
    Trong khi đó, ông Nguyễn Minh Nhựt - giám đốc NXB Trẻ - cho rằng còn một đầu mối cần phải làm rõ là bản sách năm 2002 có ghi in tại Xí nghiệp in Bến Thành. "Chúng tôi sẽ tìm hiểu cụ thể Xí nghiệp in Bến Thành đã in quyển sách này theo giấy phép nào và thông tin tiếp tục cho dư luận". Ông Nhựt cho biết việc NXB Trẻ không cấp phép cho một quyển sách có nội dung phản giáo dục, nhưng sách này khi ấn hành đã in tên, logo NXB Trẻ lên bìa sách và mạo ghi giấy phép của NXB Trẻ vào khung lưu chiểu là xâm phạm uy tín của NXB. "Nếu cần thiết, chúng tôi sẽ kêu gọi các cơ quan chức năng vào cuộc điều tra để làm rõ" - ông Nhựt khẳng định.
    Tác giả không nhớ sách... của mình
    Chiều 8-6, tác giả Hoàng Long có thư trả lời NXB Trẻ cho biết năm 2002 ông có "liên kết với NXB Trẻ in bộ sách toán dùng cho lớp 1... Vì lâu quá rồi tôi không còn nhớ bộ sách đó mấy cuốn và tên mỗi cuốn đó là gì... Vì tuổi tác cao không còn minh mẫn nữa". Và trong thư ông Long có đoạn: "Ðến năm 2003-2004 gì đó tôi cũng không nhớ rõ, theo nhu cầu nhà sách Thành Nghĩa có mua lại toàn bộ bản quyền số sách mà tôi đã viết gồm có: số sách đã in và chưa in, tác giả do tôi đứng tên. Trong đó có bộ sách toán dùng cho lớp 1, do NXB Trẻ cấp giấy phép... Coi như bộ sách toán dùng cho lớp 1 này tôi không còn giữ bản quyền và cũng không còn trách nhiệm nữa".
    Như vậy, "bộ sách toán dùng cho lớp 1" mà ông Hoàng Long nhắc đến trên đây rất có thể là bộ Học nhanh toán gồm năm tập mà NXB Trẻ đã cấp phép hợp pháp. Còn quyển Phép cộng trừ phạm vi 100 này có phải do chính ông soạn ra hay không thì vẫn chưa xác định được.
    Theo Lam Điền (Tuổi trẻ)
     
    Tăng Thanh Hà, gatusso_mrchanthu_9933 thích điều này.
  10. _Thu Hương_

    _Thu Hương_ Thổ địa

    Lặng người trước bài văn của bé lớp 5...


    Đọc bài văn nói về mẹ của bé Nguyễn Thị Uyên Thy (học sinh lớp 5D, Trường Tiểu học Tuyên Quang, TP Phan Thiết, Bình Thuận) mà tôi không cầm được nước mắt.
    Uyên Thy mất mẹ từ khi mới lọt lòng nên mọi việc chăm sóc, dạy dỗ đều do bàn tay của người cha đảm đương. Lẽ ra ở cái tuổi “ăn chưa no, lo chưa tới”, như những đứa trẻ khác, em sẽ có được tình thương của người thân và đặc biệt là sự chăm sóc của người mẹ. Nhưng Uyên Thy thì lại khác.

    “Ở trường giờ ra về, em hỏi bạn “trong gia đình bạn quý ai nhất?”. Bạn trả lời là mẹ. Em lặng lẽ đi qua ghế đá ngồi. Em thầm nghĩ “Nếu em còn mẹ thì em sẽ trả lời giống bạn thôi “nhưng ba đã thế chỗ đó …” (trích bài văn).

    Dưới đây là toàn bộ bài văn của bé Uyên Thy.
    Ở trường giờ ra về, em hỏi bạn “trong gia đình bạn quý ai nhất? “Bạn trả lời là mẹ. Em lặng lẽ đi qua ghế đá ngồi. Em thầm nghĩ “Nếu em còn mẹ thì em sẽ trả lời giống bạn thôi” nhưng ba đã thế chỗ đó. Chẳng may mẹ em mất sớm nên ba đã tảo tần nuôi hai anh em em ăn học suốt mười năm nay .
    Năm nay ba bốn mươi lăm tuổi. Dáng người ba cao ráo, cao đến một mét bảy mươi. Trên khuôn mặt chữ điền của ba để lộ vầng trán cao và rộng. Mái tóc ba đen luôn được cắt gọn gàng, điểm vài sợi tóc bạc lơ thơ. Đằng sau cặp kính trắng của ba là đôi mắt to và sáng. Nước da ba ngăm đen do đi nắng nhiều.
    Ba em dạy toán ở Trường Trung học cơ sở Hùng Vương. Do trường gần nhà nên mỗi sáng ba đi làm không sợ bị muộn. Năm sau em sẽ qua trường ba học.
    Ba giải toán rất giỏi, trên trường ba còn dạy thêm môn tin học. Mỗi khi có bài toán khó, em liền chạy lại hỏi ba. Ngoài việc dạy học ra ở nhà ba còn làm thêm bảng trang trí lớp học. Khi nhìn ba làm mà mồ hôi đầm đìa trên mặt, em lại rưng rưng nước mắt.
    Buổi sáng ba dậy rất sớm để rửa chén, đọc báo trên mạng, pha cà phê uống, ủi đồ. Ba đã thay thế cho những công việc hàng ngày mà chỉ có phụ nữ làm. Ba còn biết nấu cơm nữa, nhưng mà ba không biết làm đồ ăn nên trưa nào ba cũng phải đi mua. Cũng có vài bữa nhà ngoại cho đồ ăn nữa.
    Ba không bao giờ đánh em. Những lời dạy của ba em mãi mãi khắc sâu trong lòng. Ba là trụ cột của gia đình. Ba hay chở em lên ngoại để thắp nhang cho mẹ. Em xem cuốn album đám tang mẹ mà lại khóc tiếc thương cho ba và anh trai mình.
    Ngày 20/11 học trò tặng ba một giỏ hoa lớn, ba liền chở em cầm giỏ hoa lên ngoại và để trên bàn thờ mẹ. Lúc ấy em rất cảm động. Em nhìn hình mẹ và thì thầm “Mẹ ơi ! con chúc mẹ 20/11 vui vẻ và luôn phù hộ cho ba cha con con”.
    Dù không còn mẹ nhưng em vẫn tự hào vì có một người ba giỏi giang như thế. Ba thương em nhiều mà em cũng thương ba nhiều. Em sẽ cố gắng học giỏi để ba vui lòng. Em mong ba sống thật lâu để ở với em.

    Theo Nguyễn Đình Giáp (Báo Bình Thuận)
     
    GIA BẢO SONG LINH, Tăng Thanh Hàmod09 thích điều này.
  11. Ngày Hôm Qua

    Ngày Hôm Qua Lý trưởng

    BF là gì?

    Một cậu bé nói với một cô bé: -Tớ là BF của cậu! Cô bé hỏi: - BF là gì? Cậu bé cười hì hì trả lời: - Nghĩa là best friend đấy.
    Sau này họ hẹn hò, chàng trai lại nói với cô gái:
    - Anh là BF của em!
    Cô gái dựa nhẹ vào vai chàng trai, thẹn thùng hỏi:
    - BF là gì hả anh?
    Chàng trai trả lời:
    - Là boy friend đấy!

    Vài năm sau đó họ kết hôn, sinh được những đứa con thật xinh xắn,
    người chồng lại cười và nói với vợ rằng:
    - Anh là BF của em!
    Người vợ dịu dàng hỏi chồng:
    - BF là gì hả anh?
    Anh chồng nhìn đứa con xinh xắn và hạnh phúc trả lời:
    - Là baby’s father.

    Khi họ già, họ cùng nhau ngồi ngắm hoàng hôn trước hiên nhà,
    ông lão lại nói với vợ:
    - Bà nó à! Tôi là BF của bà đấy!
    Bà lão cười với những nếp nhăn trên mặt:
    - BF là gì hả ông?
    Ông lão mỉm cười thật hạnh phúc và trả lời 1 cách thật thần bí:
    - Là BE FOREVER!
     
  12. Tào 1

    Tào 1 Chắn hội Hà Nội

    Đàn ông sẽ tuyệt chủng???

    Phần 1
    Gene đặc trưng cho chất đàn ông đang bị thoái hóa nhanh chóng tới mức chẳng bao lâu nữa đàn ông sẽ thuộc về dĩ vãng. Theo tính toán của các nhà nghiên cứu, phái mạnh sẽ tuyệt chủng sau khoảng 5.000 thế hệ nữa, tức khoảng 125.000 năm.
    Bryan Sykes thuộc Đại học tổng hợp Oxford (Anh) đã phân tích và cho ra kết quả này.
    Đã nhỏ lại ngày một rút ngắn
    Tất cả chỉ tại nhiễm sắc thể Y. Chính nó quyết định đứa trẻ sinh ra sẽ là con trai. Phụ nữ có trong nhân tế bào những 2 nhiễm sắc thể mang tính sống còn giống hệt nhau, tức là 2 nhiễm sắc thể X. Có thể gọi đây là bản sao để đảm bảo an toàn, vì nếu nhỡ một cái có bị làm sao thì đã có cái kia thay thế. Ở nam giới, trong nhân tế bào, thay vì nhiễm sắc thể X thứ hai dài và khỏe, họ chỉ có mỗi một mẩu nhiễm sắc thể Y ngắn ngủi và đơn độc. Cái mẩu bé tội nghiệp này chỉ bằng 1/50 kích cỡ của một gene trọn vẹn, nên nó hầu như chẳng có chút sức mạnh nào và không có luôn cả khả năng tái sinh. Đã thế nó lại mỗi ngày một bé thêm. Hiện tại, nó chỉ còn bằng 1/3 kích cỡ nhiễm sắc thể Y của các cụ tổ cách đây 300 triệu năm. Điều đáng sợ là nó vẫn tiếp tục co lại.
    “Đàn ông hiện nay có thể bị tuyên án tuyệt chủng trên con đường tiến hóa của giống loài mình”, giáo sư Steve Jones, tác giả cuốn sách nổi tiếng Về nguồn gốc đàn ông nhận định. Sykes nhấn mạnh rằng những đứa trẻ mang nhiễm sắc thể Y coi như phải ra đời cùng với những dị tật bẩm sinh, ngoài ra tình trạng sinh học của chúng còn ngày một tồi tệ hơn, bắt đầu từ sự suy giảm về lượng cũng như về chất của tinh trùng.
    Theo các nhà gene học Anh, hiện nay nguyên nhân gây vô sinh ở 30% số nam giới là những sai sót của nhiễm sắc thể Y. Các gene bị biến dị từ thế hệ này sang thế hệ khác và trong kiểu gene xuất hiện ngày càng nhiều lỗi. Hiện nay, nhiễm sắc thể nam mang nhiều đột biến có hại chưa từng có ở các thế hệ cha ông chúng ta. Mỗi thế hệ đàn ông tiếp theo lại tích lũy thêm nhiều lỗi về gene.
    Không cần đến những ông bố?
    Dưới góc độ kinh tế thì việc sinh sản lưỡng tính chẳng có mấy ý nghĩa. Chúng ta thử làm phép tính: tất cả đàn ông trên thế giới mỗi năm "chiến đấu" khoảng 50 tỷ lần, nghĩa là phải tiêu phí chừng 1 triệu lít tinh trùng mỗi ngày, tức khoảng 200.000 tỷ tinh trùng được "chế tạo" trong 1 giây. Kết quả là nhân loại phát triển thêm được 5 thành viên mới. Để đạt thành tích đó, người đẹp trên toàn thế giới chỉ phải "xuất kho" 400 tế bào trứng. Tại sao tạo hoá lại hoang phí như vậy? Tại sao lại có sự bất công nhường này: trong khi người đẹp chỉ cần đủng đỉnh nhả ra 1 tế bào trứng thì đàn ông phải hì hục tao ra một lượng tinh trùng khổng lồ? Ý kiến của các nhà khoa học rất khác nhau. Phần lớn cho rằng sở dĩ phải như vậy vì chất lượng sản phẩm của các ông quá kém. Phần lớn số tinh trùng vừa hình thành đã phải hy sinh luôn vì mang gene dị tật, chỉ còn lại một phần nhỏ là có công trong việc thụ tinh. Một số nhà khoa học khác lại cho rằng, cực chẳng đã nên các ông mới phải dự trữ một đội quân đông đảo đến thế, để có thể sẵn sàng tham chiến mỗi khi lính của tình địch xuất hiện.
    Liệu loài người có cơ may tồn tại mà không cần đến các ông bố? Có nhiều nghiên cứu cho thấy sự kết thúc của đàn ông không đồng nghĩa với sự diệt vong của loài người. Y học đang nghiên cứu nhiều phương án để thay thế đàn ông trong quá trình tái sinh sản. “Lối thoát tốt nhất là nhân bản hoặc dùng tinh dịch thay thế từ tế bào nữ. Khi đó tinh dịch của các ông là hoàn toàn không cần thiết. Có một cách nữa là nuôi cấy tinh trùng trong nhân tế bào động vật, các thí nghiệm trên lợn đã cho những kết quả khả quan”, nhà nghiên cứu Carol Peterson, thuộc Đại học tổng hợp Harvard nói.
    Cừu Dolly cũng đã ra đời mà không cần đến giống đực. Điều đó nói lên rằng chỗ đứng của một nửa nhân loại đang lung lay. Có thể trong một tương lai không xa, khoa học sẽ đưa tự nhiên trở về với trạng thái giống cái nguyên thủy và giống đực sẽ biến mất. Vậy khi đó chúng ta sẽ nhân giống ra sao? Có thể thông qua nhân bản vô tính, mà về mặt kỹ thuật là một điều hết sức đơn giản: chỉ cần một mẩu gene từ cơ thể người mẹ, đặt vào một tế bào trứng không nhân, thế là xong.
    Đối với loài người, con đường đến với “giải pháp đơn giản” ấy còn xa lắc, nhưng những thí nghiệm trên động vật cho ra kết quả khả quan hơn. Orly Lacham Kaplan, nhà nghiên cứu thuộc Viện nghiên cứu quá trình sinh sản và phát triển ở Melbourne (Australia) hai năm trước đã thông báo: giai đoạn đầu của quá trình thụ tinh không cần đến tinh trùng, vì có thể tạo nên sự sống cho một hợp tử có hai mẹ. Thí nghiệm này đã thành công trên chuột.
    Tuy nhiên, không phải tất cả các nhà khoa học đều tỏ ra lạc quan. Bryan Sykes sợ rằng tinh dịch nhân tạo sẽ không thể tự kiểm soát. Theo ông, sẽ rất nguy hiểm nếu sự tuyệt chủng của phái mạnh kéo theo sự tuyệt chủng của toàn nhân loại.
    Phụ nữ đang thẳng tiến
    Phái mạnh có cơ sở để lo ngại. Vị thế của họ đang yếu dần, không phải vì nhân bản vô tính, mà cùng với sự tiến bộ của nền văn minh, những chủ nhân của nhiễm sắc thể Y đang trượt dốc, từ sự suy giảm số lượng tinh trùng đến sự xuống thấp dần của địa vị xã hội, từ sự mất dần vai trò trong thụ tinh đến sự rút ngắn tuổi thọ. Dieter Otten, nhà xã hội học người Đức, tác giả công trình Bạo lực mang bộ mặt đàn ông còn đưa ra những nhận xét cực đoan hơn. Ông cho rằng phái yếu, mà thực chất là phái mạnh, là trụ cột của thế giới hiện tại: “Phụ nữ trung thực hơn và đạo đức hơn, họ đảm nhiệm ngày một tốt hơn các công việc xã hội cũng như chuyên môn. Không có họ thì việc điều hành hệ thống kinh tế, xã hội và chính trị của phương Tây sẽ khốn đốn”.
    Những phát hiện mang tính báo động của các nhà gene học Anh song hành với những kết quả nghiên cứu của các nhà xã hội học và tâm lý học Mỹ. Theo họ, sự thoái hóa về mặt xã hội của phái mạnh dẫn tới sự thoái hóa sinh học. Sự tiến bộ về mặt xã hội của phụ nữ và những thay đổi về vai trò xã hội gây nên cuộc khủng hoảng chưa từng có đối với diện mạo của đàn ông và các bé trai. “Trong mắt chúng ta, hình ảnh người đàn ông đã thay đổi. Cần phải thẩm định lại ý nghĩa của chúng ta về giới tính”, nhà tâm lý học Barney Brwer, người phụ trách dự án nghiên cứu về nam giới thuộc Đại học tổng hợp Tufts ở Boston (Mỹ) khẳng định. Kết quả nghiên cứu của nhóm ông phụ trách thật bất ngờ: già nửa số em trai vị thành niên cảm thấy bị các bạn gái cùng tuổi “lấn sân”, quá bán số các bậc mày râu cảm thấy mình “kém cỏi” hơn phái yếu - chính họ tự nhận thấy mình kém xoay xở hơn, khả năng tổ chức tồi hơn, dễ bị stress hơn, kém nghị lực hơn, dễ sa ngã hơn. Còn bừa bãi, ở bẩn hơn thì đương nhiên rồi. Liệu sự mặc cảm đó có phải là chủ quan? Rất tiếc thực tế cho thấy đúng như vậy!
    chơi chắn online, đánh chắn online, http://sandinh.net
     
    chanthu_9933 thích điều này.
  13. khuongtunha

    khuongtunha Nghề chơi cũng lắm công phu!

    Một số mẩu truyện ngắn hay


    [​IMG]

    Ước mơ
    Chị mua dùm thằng bé mấy tờ vé số. Sau một hồi chọn lựa, chị hỏi nó:
    - Nếu cô trúng số con chịu cô mua cho con cái gì?
    Nó nhìn chị, xoay qua xoay lại rồi nói:
    - Cho con một chiếc xe đạp, có xe đi bán xong con chạy tới trường liền, không bị trễ học nữa.
    Di di những ngón chân xuống đất, nó hạ giọng:
    - Cho con thêm đôi dép nữa nghe cô, để con đi học.
    Dĩ nhiên là chị không trúng số. Tôi lại thấy nó mỗi ngày đi qua nhà với chân trần, đầu không nón…
    Phấn son
    Tốt nghiệp đại học, ở lại thành phố đi làm. Tháng rồi, mẹ vào thăm. Mừng và thương. Mẹ khen: “Bạn gái con xinh.”
    Cuối tháng, lãnh lương. Dẫn người thương đi shopping. Em bảo: “Mỹ phẩm của hãng này là tốt nhất. Những loại rẻ tiền khác đều không nên dùng vì có hại cho da, giống mẹ anh đó, mẹ bị nám hết anh thấy không…”
    Chợt giật mình. Mẹ cả đời lam lũ, nắng gió với cái ăn, nào đã biết phấn son màu gì.
    Nghỉ lễ
    Cha nó xuôi ngược buôn bán trên chiếc ghe nhỏ để lo cho nó ăn học. Xong đại học, nó ở lại thành phố.
    Tết vừa rồi, tiễn nó đi, ông dặn: “Con đi làm, ít về. Cha mẹ nhớ lắm. Nhưng ráng… đến dịp lễ rảnh con về thăm cha mẹ”.
    Nó hứa.
    Lễ đến, ông hớn hở chờ nó về. Nó điện thoại bảo không về được vì sinh nhật bạn gái.
    Nghe xong, ông trầm ngâm, lát sau nói với mẹ nó: “Vậy là tết thằng nhỏ nó mới về. Còn đến bốn tháng nữa…”
    Ngày cưới của cha
    Anh hai làm ở thành phố, tổ chức đám cưới luôn trên ấy. Ba vượt hơn 200 cây số đường quàn quả các thứ lo đám cưới cho anh.
    Anh kế, rồi đến tôi đám cưới ba lo lắng đến từng chi tiết, cả đến cách lạy, cách đi đứng như thế nào cho phải đạo…
    Mẹ mất sớm, ba sống cô đơn hàng chục năm. Khi các con đã yên bề cả, ba đi thêm bước nữa, ngày cưới của ba, cả ba anh em tôi đều viện cớ vắng mặt…
    Lòng tin
    Xe ngừng…
    - Mận ngọt đây! …
    - Bao nhiêu tiền bịch mận đó?
    - Dạ 2000.
    - Hổng có tiền lẻ!
    - Để con đổi cho!
    Cái bóng nhỏ lao đi. Năm phút, mười phút…
    - Trời! Đồ ranh! Nó cầm 5000 của tui đi luôn rồi!
    - Ai mà tin cái lũ đó chứ!
    - Bà tin người quá! …
    Xe sắp lăn bánh… Cái bóng nhỏ hớt hải:
    - Dì ơi! Con gửi ba ngàn. Đợi hoài người ta mới đổi cho
    Lời hứa
    Tết, anh chở con đi chơi. Về nhà, thằng bé khoe ầm với lũ bạn cùng xóm. Trong đám trẻ có thằng Linh, nhà nghèo, lặng lẽ nghe với ánh mắt thèm thuồng. Thấy tội, anh nói với nó: “Nếu con ngoan, tết năm sau chú sẽ chở con đi chơi”. Mắt thằng Linh sáng rỡ.
    Ngày lại ngày. Cuộc đời lại lặng lẽ trôi theo dòng thời gian.
    Thoắt mà đã hết năm. Lại tết. Đang ngồi cụng vài ly với đám bạn thì thằng Linh cứ thập thò. Vẫy tay đuổi, nó đi được một chốc rồi lại lượn lờ. Cáu tiết, anh quát nó. Thằng Linh oà khóc nức nở. Tiếng nó nói lẫn trong tiếng nấc: “Chú hứa chở con đi chơi…cả năm qua con ngoan…không hư một lần nào…”
    Ba
    Xưa, nội nghèo, Ba đi ở cho ông bá hộ, chăn trâu để chú được đi học. Thành tài, chú cưới vợ, ra riêng.
    Ngày hỏi vợ cho thằng Hai, chú mời mấy người cùng cơ quan. Ai cũng com-lê, cà-ra-vát. Chú bảo: Anh Hai hay đau bao tử, ở nhà nghĩ cho khỏe.
    Ba ừ, im lặng vác cày ra đồng. Mồ hôi đổ đầy người.
    Cũng những giọt mồ hôi ấy, xưa mặn nồng biết chừng nào, mà giờ, sao nghe chát cả bờ môi.
    TÌNH BẠN
    Hai người đi trên con đường vắng vẻ. Đến một đoạn, họ có một cuộc tranh luận khá gay gắt và một người đã không kiền chế được giơ tay tát vào mặt bạn mình. Người kia bị đau nhưng không hề nói một lời. Anh viết trên cát: ” Hôm nay, người bạn thân nhất của tôi đã tát vào mặt tôi “.
    Họ tiếp tục đi, đến một con sông, họ dừng lại và tắm ở đấy. Anh bạn kia không may bị chuột rút và suýt chết đuối, may mà được người bạn cứu. Khi hết hoảng sợ, anh viết lên đá: ” Hôm nay, người bạn thân nhất đã cứu sống tôi “.
    Anh bạn kia ngạc nhiên hỏi: ” Tại sao khi tôi đánh anh, anh viết lên cát, còn bây giờ anh lại viết trên đá? ”
    Mỉm cười, anh trả lời: ” Khi một người bạn làm chúng ta đau, chúng ta hãy viết điều gì đó trên cát, gió sẽ thổi bay chúng đi cùng sự tha thứ… Và khi có điều gì đó to lớn xảy ra, chúng ta lên khắc nó lên đá như khắc sâu vào ký ức của trái tim, nơi không ngọn gió nào có thể xóa nhòa được… “.
    …..Hãy học cách viết trên cát và đá …
    Khoe
    Ngày xưa, khi có ai hỏi con: “Bố làm nghề gì ?” …. Bố thấy con không vui và không bao giờ chịu trả lời là bố làm nghề thợ hồ. Bố cố gắng làm việc nhiều hơn để nuôi con ăn học & mong sau này con có được 1 nghề mà mọi người nể trọng trong xã hội. Con thành đạt rồi lấy chồng. Mỗi lần khách đến chơi, câu đầu tiên bố thường nghe con khoe là “Nhà em làm luật sư nên lúc nào cũng bận”
    Bố buồn, chỉ ao ước được 1 lần nghe con khoe về nghề của bố …
    Chuyện của nội
    Nhận vé máy bay, cả nhà mừng tíu tít…
    Dường như nội cũng mừng lắm. Nội ra vào, hết sờ cái cột, sửa thân bầu, lại bứt mấy đọt mồng tơi nấu canh. Con cháu cười nội lẩm cẩm…
    Từ ngày lên máy bay cho đến khi định cư nơi trời Tây, nội luôn săm soi một gói giấy, vẻ quí lắm.
    Chiều đông ảm đạm, nội ra đi, tay vẫn nắm chặt cái gói nhỏ. Bố nhẹ nhàng gỡ ra, một cục đất màu nâu rơi xuống, vỡ tan…
    Nhạt
    Người đàn bà vội vã ra đi vào một chiều mưa tầm tã.
    Ngày ngày, chỉ còn lại người đàn ông lầm lũi bên xe mì gõ đầu hẻm. Chẳng hiểu vì lý do gì, khách đến ăn ngày một thưa dần rồi vắng hẳn.
    …Ngày nọ, có người đàn bà sang trọng tìm về con hẻm xưa. Không ai còn nhận ra bà. Người đàn ông và xe mì gõ không còn ở đó nữa. Người ta bảo kể từ cái dạo vợ bỏ đi, mì ông nấu không còn ngon như trước và quá nhạt.
    Nhạt nên người ta không ăn của ông nữa…
    ……………………………………..…
     
    GIA BẢO SONG LINHgatusso_mr thích điều này.
  14. Tào 1

    Tào 1 Chắn hội Hà Nội

    10 điều tuổi trẻ lãng phí

    Trong hành trình tạo dựng một cuộc đời có ý nghĩa, nếu bạn lỡ coi thường một trong 10 điều thiết yếu dưới đây, coi như bạn đã tự đánh mất một phần nhựa sống của chính mình.


    Sức khoẻ

    : Lúc còn trẻ, người ta thường ỷ lại vào sức sống tràn trề đang có. Họ làm việc như điên, vui chơi thâu đêm, ăn uống không điều độ…. Cứ như thế, cơ thể mệt mỏi và lão hoá nhanh. Khi về già, cố níu kéo sức khoẻ thì đã muộn.


    Thời gian

    : Mỗi thời khắc “vàng ngọc” qua đi là không bao giờ lấy lại được. Vậy mà không hiếm kẻ ném 8 giờ làm việc qua cửa sổ. Mỗi ngày, hãy nhìn lại xem mình đã làm được điều gì. Nếu câu trả lời là “không”, hãy xem lại quỹ thời gian của bạn nhé!


    Tiền bạc

    : Nhiều người hễ có tiền là mua sắm, tiêu xài hoang phí trong phút chốc. Đến khi cần một số tiền nhỏ, họ cũng phải đi vay mượn. Những ai không biết tiết kiệm tiền bạc, sẽ không bao giờ sở hữu được một gia tài lớn.


    Tuổi trẻ

    : Là quãng thời gian mà con người có nhiều sức khoẻ và trí tuệ để làm những điều lớn lao. Vậy mà có người đã quên mất điều này. “Trẻ ăn chơi, già hối hận” là lời khuyên dành cho những ai phí hoài tuổi thanh xuân cho những trò vô bổ.


    Không đọc sách

    : Không có sách, lịch sử im lặng, văn chương câm điếc, khoa học tê liệt, tư tưởng và suy xét ứ đọng. Từ sách, bạn có thể khám phá biết bao điều kỳ thú trên khắp thế giới. Thật phí “nửa cuộc đời” cho nhưng ai chưa bao giờ biết đọc sách là gì!


    Cơ hội

    : Cơ hội là điều không dễ dàng đến với chúng ta trong đời. Một cơ may có thể biến bạn thành giám đốc thành đạt hay một tỷ phú lắm tiền. Nếu thờ ơ để vận may vụt khỏi tầm tay, bạn khó có thể tiến về phía trước.


    Nhan sắc

    : Là vũ khí lợi hại nhất của phụ nữ. Có nhan sắc, bạn sẽ tự tin và chiếm được nhiều ưu thế hơn so với người khác. Tuy nhiên, “tuổi thọ” của nhan sắc có hạn. Thật hoang phí khi để sắc đẹp xuống dốc. Hãy chăm sóc mình ngay từ bây giờ.


    Sống độc thân

    : Phụ nữ ngày nay theo trào lưu “chủ nghĩa độc thân”. Thực tế là khi sống một mình, bạn rất cô đơn và dễ cảm thấy thiếu vắng vòng tay yêu thương của chồng con. Bận bịu gia đình chính là một niềm vui. Sống độc thân, bạn đã lãng phí tình cảm đẹp đẽ ấy.


    Không đi du lịch

    : Một vĩ nhân đã từng nói: “Khi đi du lịch về, con người ta lớn thêm và chắc chắn một điều là trái đất phải nhỏ lại”. Vì thế, nếu cho rằng đi du lịch chỉ làm hoang phí thời gian và tiền bạc, bạn hãy nghĩ lại nhé!


    Không học tập

    : Một người luôn biết trau dồi kiến thức sẽ dễ thành công hơn người chỉ biết tự mãn với những gì mình biết. Nếu không học hành, bạn đang lãng phí bộ óc đấy!

    (ST)
    chơi chắn online, đánh chắn online, http://sandinh.net/
     
    GIA BẢO SONG LINH, babommod09 thích điều này.
  15. khuongtunha

    khuongtunha Nghề chơi cũng lắm công phu!

    Một số mẩu truyện ngắn hay


    [​IMG]
    Nhạt
    Người đàn bà vội vã ra đi vào một chiều mưa tầm tã.
    Ngày ngày, chỉ còn lại người đàn ông lầm lũi bên xe mì gõ đầu hẻm. Chẳng hiểu vì lý do gì, khách đến ăn ngày một thưa dần rồi vắng hẳn.
    …Ngày nọ, có người đàn bà sang trọng tìm về con hẻm xưa. Không ai còn nhận ra bà. Người đàn ông và xe mì gõ không còn ở đó nữa. Người ta bảo kể từ cái dạo vợ bỏ đi, mì ông nấu không còn ngon như trước và quá nhạt.
    Nhạt nên người ta không ăn của ông nữa…
    ……………………………………..…

    Anh hai
    Năm 18 tuổi, anh quyết định nghỉ học đi phụ hồ. Bố Mẹ giận dữ, mắng “ sanh ra.. Giờ cãi lời bố mẹ… phải chi nó ngoan, siêng học như bé Út…”
    Anh lặng thinh không nói năng gì… Bố mẹ mắng mãi rồi cũng thôi. Anh đã quyết thế!
    Ngày bé Út vào Đại Học, phải xa nhà, lên Thành Phố ở tro. Anh tự ý bán đi con bò sữa – gia tài duy nhất của gia đình, gom tiền đưa cho bé Út. Biết chuyện, bố thở dài, mẹ lặng lẽ, bé Út khóc thút thít… anh cười, “ Út ráng học ngoan…”
    Miệt mài 4 năm DH, Út tốt nghiệp loại giỏi, được nhận ngay vào công ty nước ngoài, lương khá cao… Út hớn hở đón xe về quê…
    Vừa bước vào nhà, Út sững người trước tấm ảnh của anh trên bàn thờ nghi ngút khói… Mẹ khóc, “ Tháng trước, nó bị tai nạn khi đang phụ hồ…lúc hấp hối, biết con đang thi tốt nghiệp, nó dặn đừng nói con biết…”

    Đưa đón
    Nội từ quê vào thăm, mang quà quê vào cho cháu, nào là bánh đa gạo nếp, có cả chục trái dừa khô.
    Thấy nội lỉnh kỉnh vất vả, con trách bố: Sao không đón nội. Bố bảo: Bận quá.
    Ngoại nước ngoài về thăm quê. Các cậu, dì thuê hẳn một xe ôtô đi đón. Bố cũng đóng cửa hàng nghỉ buôn bán vài hôm, để cùng đi đón ngọai. Bố bảo: Ai cũng có mặt, bố không đi ngoại trách.
    …………………………

    Cua rang muối
    Khi xưa nhà còn nghèo, mẹ hay mua cua đồng giả làm cua rang muối. Cua đồng cứng nhưng mẹ khéo tay chiên giòn, đủ gia vị nên thật ngon. Thấy các con tranh nhau ăn, mẹ nhường. Các con hỏi, mẹ bảo: răng yếu. Giờ, các con đã lớn, nhà khá hơn, chúng mua cua biển gạch son về rang muối mời mẹ. Các con nói vui:
    - Cua rang muối thật đó mẹ.
    Rồi chúng ăn rất ngon. Riêng mẹ không hề gắp. Các con hỏi, mẹ cười móm mém:
    - Còn răng đâu mà ăn?!
    ……………………………………

    Đợi
    “Mẹ ơi, sao bà hay ngồi ngoài cửa chiều chiều thế mẹ? Bà lãng mạn quá mẹ nhỉ! ” Nó cười tít mắt, tưởng tượng vu vơ ở chân trời nào chả rõ. Mẹ chẳng nói gì, chỉ lặng im, lâu lâu lại ngẩn lên nhìn bà, mắt mẹ thoáng buồn, nó chẳng hiểu vì đâu…
    Sau đó nó biết ông khi xưa đi chiến trường không về, bà thì luôn bảo ông “chưa” về nên hay ra ngồi ngoài ngõ đợi.
    Có lúc nó dỗi bà, bảo bà không chơi với nó mà cứ ngồi đợi ông “Ông không về đâu, ông chết rồi! ” Nó hét lên giận dữ, khóc thảm thiết. Bà vuốt má nó nựng nịu, rồi cõng nó vào trong.
    Mãi sau này, khi bà mất đi, mẹ kể nó nghe rằng: bà muốn đợi ông về, dẫn hồn ông đi kẻo lạc. Bà sợ năm tháng dài, mấy con ngõ trở thành lạ xa.
    Nó lặng im thẫn thờ, mắt thả về miên man… thấy nhớ bà vô hạn…
    Rồi chiều chiều, cũng tự khi nào không biết, nó ngồi trước hiên nhà, đợi bà ngang qua…
    …………………………………….

    Xa xứ
    Em tôi học đến kiệt sức để có một suất du học.
    Thư đầu viết: “ở đây, đường phố sạch đẹp, văn minh bỏ xa lắc nước mình…”
    Cuối năm viết: “mùa đông bên này tĩnh lặng, tinh khiết như tranh, thích lắm…”
    Mùa đông sau viết: “em thèm một chút nắng ấm quê nhà, muốn được đi giữa phố xá bụi bặm, ồn ào, nhớ chợ bến xôn xao lầy lội… Biết bao lần trên phố, em đuổi theo một người châu Á, để hỏi coi có phải người Việt không…”
    …………………………………….……. ….

    Bàn tay
    Hai đứa cùng trọ học xa nhà, thân nhau. Lần vào quán nước, sợ tôi không đủ tiền trả em lòn tay xuống gầm bàn đưa tôi ít tiền. Vô tình đụng tay em… Mềm mại.
    Ra trường, hai đứa lấy nhau. Sống chung, em hay than phiền về việc xài phí của tôi. Bận nọ tiền lương vơi quá nửa đem về đưa em… Chợt nhận ra tay em có nhiều vết chai.
    Tự trách, mấy lâu mình quá vô tình.
    ………………………………………….. ..

    Ba
    Học lớp 12, tôi không có thời gian về nhà xin tiền ba như 2 năm trước. Vì thế, tôi viết thư cho ba rồi ba đích thân lên đưa cho tôi. Từ nhà đến chỗ tôi trọ học chừng 15 km. Nhà nghèo không có xe máy, ba phải đi xe đạp. Chiếc xe gầy giống ba…
    Cuối năm, làm hồ sơ thi đại học, tôi lại nhắn ba. Lần này, sau khi đưa cho tôi một trăm ngàn, ba hỏi:”Có dư đồng nào không con?”. Tôi đáp: “Còn dư bốn ngàn ba ạ”. Ba nói tiếp:”Cho ba bớt hai ngàn, để lát về, xe có hư như lần trước thì có tiền mà sửa”.
    Ba về, tôi đứng đó, nước mắt rưng rưng…

    Bà không ngủ nổi!
    Chúng nó mới phone về xong “Đã tới Úc bình an, nhưng chà bông (ruốc )họ quẳng rồi! ”
    Nhói cả tim già! Bà không tiếc của, chỉ tiếc công.
    Tám mươi tuổi rồi, lọm khọm ngồi xé được cả ký như thế, vậy mà… Thương hai đứa cháu nhỏ, chả nhận được quà.
    Giọng con dâu còn nhấm nhẳn: “Con bảo rồi! Đồ ăn bên mình mất vệ sinh lắm! Ai họ nhận! ”
    Thế đấy! …

    Quyền sách cũ
    Tôi là giáo viên Tiếng Anh.
    Đến lớp, dặn các em không ghi lời giải vào sách trước.

    Hôm qua, phát hiện một quyển sách đầy nét bút, tôi quát: “Sao em gian dối với thầy?”
    Nó không nói, chỉ oà khóc…
    Đứa bạn bảo: “Mẹ nó nghèo, nó mua sách cũ đó thầy”.
    Tim tôi như rạn nứt: ba năm sư phạm tôi đâu có học điều này!

    Thần dược – Lan Hương
    Mẹ bệnh. Mọi người trong nhà cũng thay đổi. Con lớn tự giác thay mẹ đi chợ búa, cơm nước. Con nhỏ tự giác phục vụ mình. Ba tự giác giặt giũ, lau dọn nhà cửa. Mẹ như em bé được cả nhà chăm sóc, chiều chuộng .
    Ba bàn tay khác nhau: một to bè, thô ráp; một thon nhỏ, mịn màng và một bé xíu, mũm mĩm thay nhau đặt trên trán mẹ, vuốt ve khuôn mặt mẹ. Mẹ thấy khoẻ rất nhanh, như được dùng thần dược.

    Dì ghẻ
    Chị lấy chồng. Chưa kịp có con thì chồng mất. Ba năm sau chị đi bước nữa. Người chồng mới goá vợ, có hai con nhỏ. Yêu chồng, yêu luôn cả con chồng. Chị quyết định không sinh con để lo cho gia đình. Lớn lên, người con trai có vợ. Sau tuần trăng mật anh ta về nhà. Chị vui mừng ra đón. Chưa đến phòng khách, chị nghe tiếng cô con gái:
    Còn xấp vải hoa?
    Cho mẹ.
    Hoài của! Em lấy nốt, nào phải mẹ mình.
    Chị càng buốt tim hơn khi người con trai im lặng.

    Mẹ ghẻ – B.P.M
    Cô tôi muộn chồng vì quá dữ tánh, ruột thịt cũng chẳng ai muốn gần, đành lấy dượng, đã goá vợ.
    Lộc – con riêng của dượng. Sáu tuổi, Lộc về với Mẹ ghẻ, làm đủ việc mà lằn roi mới vẫn chồng lên dấu đòn cũ…
    Năm Lộc 15 tuổi, dượng chết. Đinh ninh Lộc bỏ đi nên ngày mở cửa mả, cô đuổi khéo:
    Có muốn về với bà ngoại mày không?
    Lộc cúi đầu, nói trong nước mắt:
    Con đi rồi…. Mẹ ở với ai?
    Sau câu đó, dường như “bà Mẹ ghẻ” ở lại với nấm mồ, còn cô tôi về cùng Lộc. Sau đó cô tôi năng đi chùa, ăn chay. Lộc trở thành cậu ấm – rồi trở thành thạc sĩ, Mẹ con thân thương như một phép màu…

    Mẹ & con – T.T.A.H
    Con lên ba, chơi bên nhà dì, bị xe đạp ngã, trúng đầu chảy máu. Mẹ đang nấu cơm, hốt hoảng bế con chạy ngay đến bệnh viện. Hú vía. Vết thương chỉ nhẹ bên ngoài thôi. Hoàn hồn, mẹ nhìn lại mình: chân không dép, quần ống cao ống thấp, áo loang lổ vết máu. Chả giống ai! Mẹ cười.
    Con lớn, mẹ bỗng bị chứng điếc đột ngột. Lưỡng lự mãi, mẹ mới nhờ con đưa đi khám bệnh. Bác sĩ bảo: Để quá lâu, hồi phục thính lực cũng khó. Nhìn mặt mẹ ngơ ngẩn, con khóc
     
    GIA BẢO SONG LINH, ME YEU CON GAIgatusso_mr thích điều này.
  16. khuongtunha

    khuongtunha Nghề chơi cũng lắm công phu!

    483221_391172637597671_449621357_n.
     
    đỗ thành chungducthudo thích điều này.
  17. gatusso_mr

    gatusso_mr Chánh tổng

    Chả xem dc cái ảnh nào cả bác ơi?
     
  18. khuongtunha

    khuongtunha Nghề chơi cũng lắm công phu!

    Dưới đây là những bức ảnh ông thực hiện ở Thủ đô Hà Nội:

    [​IMG]
    Cầu Thê Húc dẫn vào đền Ngọc Sơn.
    [​IMG]
    Giấc ngủ trưa bên bờ hồ Hoàn Kiếm.
    [​IMG]
    Người ngủ, người ngồi nghỉ, người khác thì bơi lội dưới hồ.
    [​IMG]
    Xe điện ở khu vực ngã 5 bờ hồ Hoàn Kiếm.
    [​IMG]
    Đường phố Hà Nội.
    [​IMG]
    Dấu tích đổ nát do bom Mỹ gây ra vẫn còn hiện diện.
    [​IMG]
    Trẻ em tụ tập trên vỉa hè.
    [​IMG]
    Chùa Quán Sứ.
    [​IMG]
    Kĩ sư Günter Mosler và vợ thăm một ngôi chùa.
    [​IMG]
    Mái chùa cổ kính.
    [​IMG]
    Bơi thuyền trên hồ Hoàn Kiếm.
    [​IMG]
    Chụp ảnh lưu niệm bên bờ hồ.
    [​IMG]
    Tại một công viên ở Hà Nội.
    [​IMG]
    Một con thuyền trên sông Hồng, nhìn từ khu vực Nhật Tân.
    [​IMG]

    Đài tưởng niệm những nạn nhân của bom Mỹ trên phố Khâm Thiên ngày 26/12/1972 tạc dòng chữ "Khâm Thiên khắc sâu căm thù".
    [​IMG]
    Xác máy bay B52 ờ phường Quảng An.

     
    gatusso_mr thích điều này.
  19. _Thu Hương_

    _Thu Hương_ Thổ địa

    Những loài hoa này vốn khá gần gũi với người Việt mà không phải ai cũng biết nó rất độc hại và có thể là " hung thủ giết người "



    Dưới đây là một số loài hoa mệnh danh hoa "tử thần" ở Việt Nam:
    - Hoa trúc đào
    Hoa trúc đào độc đến mức chỉ cần uống nguồn nước mà loài hoa này rụng xuống cũng có thể gây ra vấn đề về sức khỏe.
    [​IMG]
    Hoa trúc đào cực độc có thể gây tử vong nếu không xử lý kịp thời.
    Nếu nuốt phải cánh hoa, ngộ độc nhẹ bạn sẽ có cảm giác buồn nôn, ói mửa, tiêu chảy. Trường hợp nặng có thể loạn nhịp tim, mất kiểm soát cơ thể, hôn mê dẫn đến tử vong nếu không xử lý kịp thời.
    Tuy nhiên đa số người dân Việt Nam đều không biết về độc tính của loài cây này. Được biết, tại TP.HCM, cây trúc đào đứng đầu trong danh mục các loại cây cực độc mà UBND thành phố cấm trồng trên đường phố.
    - Hoa loa kèn
    Hoa loa kèn, mọc nhiều ở khu vực Đà Lạt, có tên khoa học là Angel’s trumpet là loại hoa cực độc.
    [​IMG]
    Hoa loa kèn có thể gây ảo giác, mê sảng, điên loạn, tử vong.
    Chất độc chiết xuất từ lá và hoa loa kèn có thể được sử dụng giống như một chất gây ảo giác hiệu quả trong y tế nhưng khi dùng quá liều sẽ dẫn đến tử vong. Thành phần gây tác động bao gồm atropine, hyoscyamine và scopolamine gây nên triệu chứng mê sảng, điên loạn.
    - Tú cầu
    Là loại hoa được trồng làm cảnh khá phổ biến. Hoa và lá của tú cầu chứa độc chất cyanogenic glycoside.
    [​IMG]
    Chất độc trong hoa tú cầu khiến bạn đau bụng trong vài giờ, tiêu chảy, ói mửa, thở gấp... hôn mê.
    Chất độc sẽ khiến bạn đau bụng trong vài giờ, tiêu chảy, ói mửa, thở gấp. Sau đó, bạn sẽ toát mồ hôi, ngứa da và rơi vào trạng thái hôn mê.
    - Thiên điểu
    Thiên điểu có cấu tạo rất độc đáo, gồm ba lá dài màu cam rực rỡ và ba cánh hoa màu lam ánh tím, bao phía dưới là tràng hoa màu lam sẫm. Do đó, nó là loại hoa kiểng rất được ưa chuộng. Tuy nhiên, loài hoa được mệnh danh “chim thiên đường” này lại chứa rất nhiều chất độc làm hại đường tiêu hóa.
    [​IMG]
    Chất độc của hoa thiên điểu gây hại cho đường ruột
    Chất độc khi đi vào cơ thể theo đường miệng sẽ gây hại cho đường ruột, gây tiêu chảy cho bệnh nhân. Ngoài ra, khi tiếp xúc lâu với cánh hoa, bạn sẽ có cảm giác thấy khó chịu, chóng mặt, buồn nôn.
    - Đỗ quyên
    Độc tố trong cánh hoa: gồm andromedotoxin và arbutin glucoside. Ngoài ra, loại hoa này còn được cảnh báo rất nguy hiểm vì tất cả các bộ phận khác của nó đều chứa chất độc. Do đó, nếu quyết định, trồng loại hoa này trang trí, bạn cần cẩn thận, không để trẻ nhỏ và vật nuôi tiếp xúc với hoa.
    [​IMG]
    Chất độc từ hoa đỗ quyên khiến người ta mệt mỏi, mất cân bằng...
    Triệu chứng đầu tiên khi bị ngộ độc hoa đỗ quyên là buồn nôn, mệt mỏi, khó thở, chảy nước dãi, ói mửa. Ngoài ra, người bị ngộ độc hoa còn có thể bị mất cân bằng, say sẩm do chóng mặt.
    - Lục bình
    [​IMG]
    Tất cả các bộ phận của cây đều có độc.
    Tất cả các bộ phận của cây đều có độc, gây chứng ăn không tiêu, ói mửa trên chó, mèo và một số vật nuôi khác khi ăn phải.
    - Tulip
    [​IMG]
    Củ của hoa Tulip có chất Tulipene gây chóng mặt, buồn nôn.
    Tuy hoa tulip rất đẹp nhưng củ cây của hoa Tulip có chất Tulipene. Khi ăn phải sẽ gây chóng mặt, buồn nôn. Ngoài các loài hoa kể trên, hoa ngô đồng, hoa hồng môn, dạ lan, ngoắt nghéo, anh thảo, thơm ổi... cũng được liệt vào danh sách các loài hoa "tử thần" ở Việt Nam.

    Theo Đất Việt
     
    mod09 thích điều này.
  20. _Thu Hương_

    _Thu Hương_ Thổ địa

    Nửa đầu năm 2012,những vụ bạo hành trẻ em diễn ra khá dồn dập,trong đó đặc biệt phải kể đến những trận đòn oan nghiệt của chính những bậc làm cha mẹ trút xuống con mình...



    Bạo hành từ con nuôi...
    Tháng 1 vừa qua, chị Mai Ngọc Bích Nga (Ba Đình - Hà Nội) đã gửi đơn kêu cứu khi phát hiện trên người cậu con trai 8 tuổi có nhiều vết bầm tím, cộng với biểu hiện lo lắng, buồn bã.
    [​IMG]

    Cháu bé là Hoàng Quốc M., khi đó đang sống cùng bố và mẹ kế sau khi vợ chồng chị Nga ra tòa ly dị. Cháu M. thường bị mẹ kế quát nạt và đỉnh điểm là ngày 2/1, M. bị mẹ kế đánh khi kiểm tra thấy tập bài cháu mang về nhà xếp lộn xộn. Trận đòn của mẹ kế đã để lại trên người M. nhiều vết thâm tím.
    Những ngày giữa tháng 2, những người ở thôn Hiệp Phổ Tây, xã Hành Trung, huyện Nghĩa Hành, Quảng Ngãi ngỡ ngàng trước hành vi hành hạ con gái nuôi của cặp vợ chồng Nguyễn Mùi - Đoàn Thị Hồng Yến.
    [​IMG]
    Cháu Phi và những vết thâm tím, khuôn mặt bị biến dạng do bị cha mẹ nuôi đánh đập
    Nạn nhân của vụ bạo hành là cháu bé 10 tuổi, Nguyễn Thục Phi. Từ nhỏ, Phi đã bị cha mẹ bỏ rơi và được vợ chồng bà Yến nhận làm con nuôi. Hàng ngày, cháu bé vừa đi học, vừa ở nhà phụ giúp ông bà rửa chén, bát ở quán bún tại nhà. Nhiều lần, hàng xóm đã chứng kiến cảnh cháu bé do sơ sẩy bưng bún, phở cho thực khách bị rơi vãi và bị vợ chồng bà Yến, ông Mùi dọa nạt, đánh đập.
    Đỉnh điểm của vụ việc là khi người cha nuôi phát hiện mất 500.000 đồng để trong tủ và nghi ngờ bé Phi ăn cắp. Khi nghe Phi trả lời chỉ lấy 20.000 đồng và đã mua mỳ ăn, vợ chồng ông Mùi đã đóng cửa thay phiên nhau đánh, đạp bé Phi dã man khiến bé bị biến dạng cả khuôn mặt, tinh thần hoảng loạn.
    ... đến con đẻ
    Không chỉ là những vụ tàn nhẫn bạo hành con nuôi hay mẹ kế đánh con chồng, từ đầu năm đến nay, nhiều vụ bạo hành khiến người ta phát hoảng khi kẻ hành hung và nạn nhân lại có quan hệ cha con ruột thịt.
    Tháng 1 vừa qua, người dân xã Hưng Đạo, huyện Tứ Kỳ (Hải Dương) xôn xao trước vụ việc người cha đẻ Nguyễn Văn Ngữ hành hạ dã man hai con của mình với những hành vi tàn độc: bắt con ăn phân người, phân gà, dùng tay chân đấm đá con, bắt con cởi truồng đi từ nhà đến trường, cởi truồng khi có đám ma đi qua...
    [​IMG]
    Hai cháu bé đã bị bố đẻ hành hạ, với nhiều di chứng tổn hại sức khỏe.
    Nạn nhân là cháu Nguyễn Phạm Như (con gái lớn, SN 1998) và Nguyễn Phạm (con trai út, SN 2002). Hành vi ngược đãi này diễn ra từ lâu nhưng người dân không ai dám can thiệp vì Ngữ đe trả thù. Nhưng điều không ai có thể tưởng tượng được là người cha này lại có kiểu giáo dục con bằng việc bắt các con ăn phân.
    Phạm bị bố bắt ăn phân tổng cộng là 3 lần, 2 lần ăn phân người vì viết sai từ, một lần ăn phân gà vì mải chơi. Còn Như nhớ rõ lần bố phạt bắt hai chị em ăn phân chỉ vì bố giao việc quên chưa làm. Có hôm hai chị em còn bị bố lôi ra tát, đánh rồi bắt úp mặt vào hố xí, thò tay moi phân lên ăn. Những hành vi của người cha táng tận lương tâm đã để lại nỗi sợ hãi không dễ gì xóa bỏ trong lòng các em. Thậm chí, khi đã về nhà bà ngoại, chúng vẫn còn sợ bố nhờ người đến bắt về, có người lạ vào là chạy đi trốn vì sợ phải về ở cùng bố.
    Một vụ việc khác diễn ra sáng ngày 12/5 vừa qua, cháu Đặng Diễm Quỳnh (SN 2002) được người cô ruột đưa đến viện E khám, điều trị trong tình trạng trên người có nhiều vết thương sưng tấy, bầm tím do bị đánh đập.
    [​IMG]
    Cánh tay cháu Đặng Diễm Quỳnh với những vết bầm
    Cô bé đáng thương có mẹ đang cải tạo ở trại giam, hơn một năm nay, bố ruột thường xuyên dùng xích, roi, dây điện, thanh gỗ... đánh đập khiến toàn thân em nhằng nhịt vết sẹo bầm tím, thương tật.
    Nhiều lần chính quyền thôn xóm đã vào cuộc răn đe, lập biên bản giáo dục với người cha bạc ác nhưng hầu như không có kết quả.
    Những ngày gần đây, dư luận cũng bàng hoàng trước thông tin về vụ việc bé trai bị nhà nội bạo hành, đánh đập dã man đến mức tử vong.
    Theo thông tin ban đầu, bé trai Nguyễn Trọng Nhân (16 tháng tuổi) thường bị cha, bà nội và một số cô ruột đánh đập tàn nhẫn. Đêm 18/6, cháu Nhân bị đánh rất dã man. Rạng sáng hôm sau được đưa đi cấp cứu tại bệnh viện Sản - Nhi Cà Mau nhưng đã tử vong.
    Không chỉ hành hạ cháu Nhân, gia đình này còn thường xuyên đánh đập cô con gái Nguyễn Thúy Vy (3 tuổi, chị gái của bé Nhân) khiến cháu phải nhập viện để điều trị vết thương.
    Bốn tháng trước, chị Đẹp - mẹ bé Nhi bỏ nhà lên Bình Dương làm công nhân vì thường xuyên bị chồng đánh đập. Vắng mẹ, 3 đứa con Nguyễn Thùy Dương (5 tuổi), Nguyễn Thúy Nhi và Nguyễn Trọng Nhân sống cùng bà nội trong ngôi nhà gần 10 người chung sống. Ngày 21/6 vừa qua, bé Nhân chết. Cơ quan công an đã vào cuộc để xác minh vụ việc.

    bảo nam
    Theo Infonet
     
    mod09 thích điều này.