[Sân Đình] Góp ý về Luật chơi Tổ Tôm Sân Đình

Thảo luận trong 'Hướng dẫn - Báo lỗi Tổ Tôm Sân Đình' bắt đầu bởi mod02, 17/3/21.

  1. Ấm Áp Mùa Đông 2024: Chung tay vì Cộng đồng!

    Từ ngày 01/11/2024 đến 31/03/2025. Mục tiêu: 0

    Đã có 0 người ủng hộ. Số tiền nhận được là 0

    0
    Bỏ qua thông báo này (sẽ không bao giờ được hiển thị nữa, dù bạn đăng xuất/ đăng nhập lại)
  2. Bỏ qua thông báo này (sẽ không bao giờ được hiển thị nữa, dù bạn đăng xuất/ đăng nhập lại)
Bỏ qua thông báo này (sẽ không bao giờ được hiển thị nữa, dù bạn đăng xuất/ đăng nhập lại)
Danh sách Ủng Hộ AAMD 2024:
Tổng số tiền:
  1. THẢO LUẬN VỀ Ù CHI NẨY-DIỄN ĐÀN TTDG 30/7/2024-NGUYỄN TIỂU THƯƠNG(p2)
    Lai Tung

    quê tôi chi nảy rất khó ù vì quy định rất gắt gao, phải què ko được ghép với phu nào, bài có phỗng phải phỗng, có đánh ăn để ghép được phu cũng phải ăn

    GỬI BẠN LAITUNG Bạn nói vậy đúng rồi, qui định Ù Chi Nẩy đa số mọi nơi, mọi thời đều chặt chẽ. Trong cuộc thảo luận này điều kiện dễ nhất chắc là “Lệ Làng” bạn Phạm Minh Vũ(cho Ù CN Chạm Thành); khó nhất là “Lệ Làng” bạn Đồng Kênh(thêm điều kiện “phải chờ Quân Chi Hết Ba”+Vỗ vế).

    Lai Tung

    Chính Vượng vào chơi game này mới biết có thêm cước xuyên năm gian, xuyên bí tứ , quê tôi ko có cước này, còn chi nảy phải đợi con chi cuối lộ mặt mới đc ù thì kinh khủng quá...

    GỬI BẠN LAI TUNG Trước 1975, mình hay phải trải chiếu, chia bài, nước thuốc, thế chân, chép Luật cho phụ huynh Tổ Tôm thì chưa có thấy các cước ù Bạch Thủ, Xuyên, Xiên như bây giờ. Tuy vậy có một cước “Ù Vọng” lại tuyệt tích. Do điều kiện cuộc sống di chuyển, mình đã học và chép lại các “Lệ Làng” ở Hà Tây, Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Phòng, Thanh Hóa, Nam Định, Đà Nẵng, Sài Gòn, Vũng Tàu, Bình Dương...nhất là tại Diễn Đàn Tổ Tôm Sân Đình nhiều năm để thấy rất nhiều khác biệt, thay đổi. Thời đó, Tổ Tôm đánh không nhiều tính thắng thua như bây giờ, nghiêng về xu hướng cho HÒA, theo triết lý Đông Phương: “Tam Tài Hòa Hợp”, “Âm Dương Chuyển Hóa”, “Ngũ Hành Tương Giao”. Do vậy, chiếu Tổ Tôm đủ 5 Tôm thủ, cho phép 2 người chịu; người bài xấu còn được xem kín quân bài nọc trước khi bỏ. “Một Thành Hai Chờ” là qui định cứng, kể cả “Dậy Khàn” cũng không được miễn phạt. Mình thấy thời đại thay đổi, nhiều thứ thay đổi theo cũng là lẽ thường, tuy nhiên không nên mâu thuẫn với điều qui định trước đó mà không hợp lý.

    Van Nguyen Quoc

    Chính Vượng cái này theo tôi cũng không được chú Vượng à vì thực chất là bài chạm thành. Khi đấm yêu chỉ đánh 9 vạn là thập thành

    GỬI BÁC NQV Em ví dụ trên tay có Bí 5, Bí 6, Bí 7 không lưng, rác 2 quân 2 vạn, 9 vạn. Cửa mở chạm 8 sách, hạ dọc 5678 sách, đánh đi 2 vạn chờ Chi Nẩy. Trong Game TTSĐ là cho đánh vậy, những tỉnh anh em mình chơi chỉ cho Ù Chi Lèo.

    Cao Nguyen

    Người đóng góp nhiều nhất

    Nhất chi nhì bạch. Chi nảy ít ừ nhưng những ván đã ù tôi thấy trong game chi lẻ 2 là đúng nhưng bạch định tôi thấy ko đúng có nhiều ván bài thập thành những đánh què ra vẫn ăn.còn cước Bạch thủ chờ 3 tiếng lên phỗng mới có lưng hô Bạch thủ vẫn cho ăn...tôi có đăng ván bài cụ thể 2 vạn đến trước ko ăn sau phỗng 2 sách đánh 2 văn ko bắt. Tôi thấy game lỗi nhiều quá góp ý không sửa, thật buồn

    GỬI BẠN CAO NGUYEN 1-Thành ngữ “Nhất Chi Nhị Bạch”(hoặc Nhì) ở chỗ mình có 2 nghĩa vận dụng: 1a-Nói về điều kiện Ù: nhiều vùng không chỉ Chi Nẩy, ngay cả Bạch Định cũng buộc “vào thành”. 1b-Nói về cước sắc: trong Tứ Trụ, to nhất ù Chi Nẩy, nhì là Bạch Định. 1c-Vùng bạn chơi, Thành Ngữ trên có ý nghĩa giống chỗ mình không? 2-Nhiều lỗi Game TTSĐ chưa khắc phục được, chúng ta đành thông cảm với Ban QT và các Mod thôi, kiên nhẫn chờ vậy. Nhưng mọi góp ý, thảo luận của chúng ta đều được các Mod Sân Đình lưu lại, khi có điều kiện sẽ sửa dần.
     
    Mod01 thích điều này.
  2. THẢO LUẬN DIỄN ĐÀN TTDG 11/11/2024 TỪ CHÍNH VƯỢNG(phần 1).

    GỬI CỘNG ĐỒNG TÔM THỦ: BÀN VỀ CHỮ “ĐANG” TRONG LUẬT TỔ TÔM

    Hôm nay mình xin hỏi cả nhà về một trường hợp mà “Lệ Làng” nhiều nơi còn khác nhau khi chơi Tổ Tôm. Cụ thể, có một qui định “Xưa như trái đất” khi chơi Tổ Tôm: “Không được đánh quân trôi được theo phu dưới chiếu” Lệ Làng nào cũng có(thường nói tắt là đánh phu dưới chiếu). Luật Tổ Tôm 2000 nơi mình chơi có khác một chút: “Không được đánh quân trôi được theo phu ĐANG có dưới chiếu”. Mình nêu 2 ví dụ:

    1-Ví dụ 1(phu dưới chiếu là phu dọc): trên tay có 5 quân rác là 2,4,5 văn và đôi 3 vạn. Ăn của làng 3 văn thành 345 văn; vòng sau ăn được thêm 6 văn hạ tiếp vào dọc thành 3456 văn. Sau đó đến 3 sách, hạ 2 quân 3 vạn thành bí tam, đánh đi 2 văn. Nơi mình chơi cho phép thế này, chỗ các bạn thì sao?

    -2 văn ở vòng trước đã trôi theo dọc 3456 văn dưới chiếu.

    2-Ví dụ 2(phu dưới chiếu là phu bí): Trên tay có bí 8(thừa 1 quân 8 văn), có 456 sách và rác 6 quân 3,4,6,6,7 vạn với 7 văn. Ăn của làng 6 văn hạ bí 6. Vòng sau tới 5 vạn, xếp lại phu dưới chiếu thành 678 văn, 456 sách, 34567 vạn rồi đánh đi một quân 6 vạn.

    -6 vạn ở vòng trước nằm trong bí 6 dưới chiếu.

    3-Phân tích: cả hai ví dụ đều là “Ăn Đổi Phu Lợi Quân” và cùng đánh đi 1 quân đã trôi theo phu dưới chiếu vòng trước. Chỉ khác là trong dọc hoặc bí thôi.

    Luật TT2000 cho phép cả 2 trường hợp vì sau khi đổi phu đánh đi 2 văn(VD1)hoặc 6 vạn(VD2) đều không nằm trong phu nào “ĐANG CÓ DƯỚI CHIẾU”.Ở VD2 còn có khúc mắc nhỏ.Ở đây vận dụng Luật "Cho phép Ăn Đổi Phu Lợi Quân".

    Xin hỏi cả nhà, nơi các bạn chơi xử lý hai thế bài trên thế nào?


    Nguyễn Tiểu Thương

    Nguyễn Văn Thắng

    Đã xoay thành phu khác rồi đánh đi bình thường mà.

    GỬI BẠN NGUYỄN VĂN THĂNG

    Tuy vậy phần lớn các “Lệ Làng” đều không cho phép đánh như vậy bạn à, cho nên trước khi vào chiếu cần hỏi rõ, tránh gây tranh cãi. Vấn đề cần nêu chính xác là khái niệm phu dưới chiếu “ĐÃ CÓ” hay “ĐANG CÓ”.Mình đưa ra thảo luận là để sáng tỏ điều này.

    Nguyễn Văn Được

    Cả 2 trường hợp đã nêu đều không được vì các quân đã vào phu dù là dọc hay bí.

    GỬI BẠN NGUYỄN VĂN ĐƯỢC

    Cảm ơn bạn đã nêu ý kiến. Mình chỉ muốn hỏi rõ nơi các bạn chơi có qui định chính xác là phu dưới chiếu “ĐÃ CÓ” hay “ĐANG CÓ”thôi.

    Thanh Duong

    Chuyên gia trong nhóm

    [​IMG]Người đóng góp đang lên

    Theo như tôi cả 2 trường hợp đều ăn phu lợi cây, nhưng ko đánh đc cây thừa 2 văn trong vd1 và 6 vạn trong vd2 đc. Vì người chơi đã hạ phu đó dưới chiếu ăn của làng rồi sẽ ko bao giờ đc phép đánh đi. Những trường hợp đó ăn vào phải bó bài chờ ù ko cho phép đánh đi.

    GỬI BẠN THANH DƯƠNG

    Chơi như bạn nêu, Luật cho phép “Ăn Đổi phu lợi quân”xuất hiện ngoại lệ. Tất nhiên phải qui định rõ “phu dưới chiếu là phu đã xếp trình làng trong SUỐT VÁN BÀI” mới khỏi tranh cãi. Luật TT2000 cho phép vì nêu rõ “phu dưới chiếu là phu ĐANG CÓ trình làng”. Ở đây sự khác biệt “Lệ Làng” không bàn sai đúng, thảo luận sáng tỏ việc “QUI ĐỊNH RÕ RÀNG CHÍNH XÁC” thôi.

    Nguyễn Văn Được

    Cả 2 trường hợp đã nêu đều không được vì các quân đã vào phu dù là dọc hay bí.Nguyễn Văn Được

    Chính Vượng phu dưới chiếu là phu Đã có và cũng là phu Đang có

    GỬI BẠN NGUYỄN VĂN ĐƯỢC

    Nêu ra các ví dụ trên chính làm sáng tỏ “phu dưới chiếu ĐÃ CÓ” không chắc la “phu dưới chiếu ĐANG CÓ” bạn à. Đó cũng là mục tiêu cuộc thảo luận này muốn làm rõ ràng, chính xác từ ngữ vận dụng khi qui định luật chơi.

    Ngọc Tuấn Nguyễn

    TRường hợp 1 chỗ tôi chơi và đi các nơi đều ko dc.

    TH2; Từ phu bí,xoay sang dọc mà thừa quân trong bí đánh đi cũng ko dc.

    Tổ tôm cao hay thấp là do hạ bài ăn dưới chiếu

    Hoang Nguyen

    [​IMG]Người đóng góp đang lên

    Ngọc Tuấn Nguyễn chỗ tôi cũng vậy, cứ đánh lộ cây phu bí ẵn sau khi xoay là bị báo.

    Ngọc Tuấn Nguyễn thế nên trong TT, hay chắn mới có chuyện bó cây bài chờ. Và TT còn bị báo khi đấm yêu vì ko còn cây đánh xén ( buông vũ khí đàu hàng chú nhỉ, kkk).

    GỬI BẠN NGỌC TUẤN NGUYỄN

    Như vậy luật chơi chỗ bạn xác định “phu dưới chiếu là phu đã xếp trình làng trong SUỐT VÁN BÀI”,khác với chỗ mình “phu dưới chiếu là phu ĐANG CÓ trình làng”. Luật TT chỗ mình ưu tiên phương án “mọi dòng sông đều chảy” bằng qui định cụ thể, rất hiếm khi bị vào tình trạng “bó bài”, cho nên có khác biệt này.Trong 2 VD mình nêu, việc “hạ bài ăn dưới chiếu” là bình thường.

    Hoang Nguyen

    [​IMG]Người đóng góp đang lên

    Trong Tan Nguyen tôi đồng ý quan điểm của bạn, đồng ý chỉ đc ăn lợi phu, nhưng ko đồng ý xoay bài lộ phu, nếu ăn hạ kín ( hạ lẩn) thì ok, còn cứ dính tới phu dưới chiếu là ko đc.. khác gì bài có 9v,9s thang. Lên 8s ăn lèo đi 9s. Bị đấm thang, vậy hạ thang trên tay xuống có báo ko... hiii

    Trong Tan Nguyen

    [​IMG]Người đóng góp đang lên

    Hoang Nguyen ví dụ này của Bác thì nó là buôn phu và nếu hạ thang thang thì ở đâu cũng bắt báo rồi. Khác với 2 ví dụ chú Vượng Chính đưa ra.

    Hoang Nguyen

    [​IMG]Người đóng góp đang lên

    Trong Tan Nguyen VD bác Vượng nêu ra cũng OK, nhưng cứ xén phu là báo roài, cho nên ăn nhau ở cách ăn, hạ cây.

    Ngọc Tuấn Nguyễn

    Trong Tan Nguyen ăn quân rồi đánh quân chỉ có chơi mạt chược.VD minh có 7,8 vạn.Ăn 9 vạn thành 789 vạn.Lượt sau bốc 9 vạn thì sẽ được đánh 9 vạn đi

    GỬI BẠN HOANG NGUYEN

    Đa số các nơi đều chơi như chỗ bạn. Mình nêu ra thảo luận này chỉ nhấn mạnh thêm qui định cần nêu rõ là “PHU DƯỚI CHIẾU ĐÃ CÓ hay ĐANG CÓ” thôi.

    Trong Tan Nguyen

    [​IMG]Người đóng góp đang lên

    Gửi chú Chính Vượng . Ở các ví dụ chú đưa ra thì xét vấn đề đánh được hay không đánh được thì phải định nghĩa thế nào là phu dưới chiếu?? Nếu như quan điểm của chú cho là được phép đánh được thì chắc là sẽ hiểu quan điểm phu dưới chiếu chỉ xét ở thời điểm đánh đi cây bài mà không quan tâm đến quá trình hình thành phu trước đó thế nào?? Còn các quan điểm không cho đánh sẽ định nghĩa phu dưới chiếu là phu được hình thành lộ dưới chiếu (bao gồm cả hạ phu sẵn trên tay lộ xuống dưới chiếu) và có hiệu lực trong suốt ván chơi đó. Nghĩa là cho dù trong quá trình đánh mà xoay phu từ bí sang dọc hoặc ngược lại dọc sang bí thì phu dưới chiếu sẽ bao gồm phu hình thành ban đầu, phu xoay và phu sẵn hạ trên tay xuống chiếu. Theo quan điểm này thì cả 2 vd chú đưa ra đều không được đánh. Cháu và Thanh Duong , Tào Nam Dương ...chắc chắn sẽ theo quan điểm này. Còn nếu hiểu phu dưới chiếu như vd chú đưa ra mà cho phép được đánh thì cháu thấy tổ tôm sẽ rất buồn cười ở chỗ là đánh phu bí đi sau khi xoay sang phu dọc và sau đó lại ăn lại phu bí vì sau đó lại xoay phu trở lại bí. Cháu vd: bài có 456 văn, 6 văn, 6s, cây 4s, 7s và 89 vạn. V1. Lên 6vạn hạ bí 6 ăn. V2. Lên 7vạn hạ 789 vạn ăn, v3. Lên 5s xoay phu hạ 5467s, 456 văn và 6 vạn nối phu dọc 6789 vạn lộ để đánh đi cây 6 văn (lợi trôi 2 cây 47s). Cái này theo quan điểm chú Vượng là được phép đánh 6 văn. V4. Lên 3 văn ăn nối phu 3456 văn. V5. Lên tiếp 6s, rõ ràng dưới chiếudọc 3456 văn và 6789 vạn sẽ ăn được 6s vào bí 6 để đánh đi cây rác bài thập thành. Ván bài vậy thì nghe rất bất hợp lý trong tổ tôm.

    GỬI BẠN TRONG TAN NGUYEN

    1-Như bạn trao đổi, định nghĩa “phu dưới chiếu” trong Luật TT2000” xác định rõ thời điểm là “ĐANG CÓ DƯỚI CHIẾU”. Nơi bạn chơi lại định nghĩa ở mọi thời điểm trong ván bài đã có phu đó trình làng. Sự khác biệt này dẫn đến khác biệt “Lệ làng” cũng thường thấy, nên không xác định “Sai Đúng”,đành theo “Lệ làng” thôi.

    Luật TT 2000 nhấn mạnh sự chính xác của Luật bằng từ “ĐANG”. Chỗ bạn, để không dẫn đến tranh cãi, cũng nên giao hẹn rõ “phu dưới chiếu đã trình làng trong SUỐT VÁN BÀI” ắt sẽ minh bạch.

    2-Trong hai VD mình nêu xuất phát nước bài đều nói rõ cơ sở vận dụng là luật được phép “Ăn đổi phu lợi quân”.Luật TT2000 xác định đây là “Luật ưu tiên số 1” khi ăn đánh để xác định sai đúng của nước bài. Nếu nơi bạn chơi cũng có Luật này, thì xuất hiện ngoại lệ theo cách bạn nêu; Luật TT hạn chế điều này.

    3-Trong ví dụ bạn nêu, đến Vòng 5 bạn vẫn đang đánh đúng như Luật TT2000. Vòng 6, cũng căn cứ Luật “Đang Có dưới chiếu”, mình ăn 6 sách và đánh đi quân rác bình thường. Quan điểm mình “Luật dựa vào căn cứ có thể Định Tính, Định Lượng”, không dựa vào khái niệm mơ hồ như “bất hợp lý”, “buồn cười”...mà không có qui định rõ.

    4-Kết luận: cảm ơn bạn đã nhiệt tình trao đổi. Vẫn phải xác định lại, “Lệ Làng” bao giờ cũng đúng. Thảo luận để sáng tỏ thêm nhiều góc nhìn, đặc biệt cần Luật Tổ Tôm rõ ràng, chính xác như nơi mình dùng khái niệm “ĐANG CÓ”, chỗ khác theo lối chơi của bạn cần giao hẹn trước là “...SUỐT VÁN BÀI”.
     
    Mod01 thích điều này.
  3. THẢO LUẬN DIỄN ĐÀN TTDG 11/11/2024 TỪ CHÍNH VƯỢNG(phần 2).
    Nguyễn Tất Linh

    Cả 2 vd đều ko đánh đc. Chỗ tôi tt liền phu dưới chiếu là ko đánh đc.

    GỬI BẠN NGUYỄN TẤT LINH

    Mình nêu ra vấn đề để thảo luận cho rộng góc nhìn thôi. Chỗ bạn khi chơi có giao hẹn rõ là “phu dưới chiếu đã trình làng trong SUỐT VÁN BÀI” không?

    Nơi mình chơi qui định cụ thể “phu ĐANG CÓ DƯỚI CHIẾU”.

    Ut Lun

    Trỗ m.cũng ko cho đánh nói đơn giản nó là"buôn phu".

    Chính Vượng 1 phần của Tổ Tôm là" Khéo làm khéo ăn vs Khéo hạ"

    Chính Vượng phu đến trc ăn trc hạ trc đánh làm dc

    GỬI BẠN UT LUN

    “Buôn Phu” chỗ mình chơi là “ĂN ĐỔI PHU MÀ KHÔNG LỢI QUÂN”. Nơi bạn “buôn phu” qui định thế nào, cho mình biết với.

    Thảo luận Tổ Tôm, mình lắm lời thế, nhưng trình lại “như chim cánh cụt”. Cũng rất mê mẩn các “kiểu khéo” nhưng chỉ tin vào những qui định cụ thể thôi. Trong hai ví dụ trên, bạn giúp mình “hạ khéo” nhé.

    Ut Lun

    Chính Vượng h m ? B trỗ b có chỗ ăn 2 đánh 1 ko.

    Vs kiểu bài như này trên tay có lưng hay ko có lưng ko quan trọng, trên tay có 56789 vạn 1 hoặc 2 cây 8 sách,đấm yêu hoặc trạm đánh 8 vạn lên chi2 vẫn dc sướng Chi nẩy.Trỗ b có dc ko

    Chính Vượng còn tổ tôm mỗi nơi mỗi kiểu nó khó còn như vd1,2 thì giõ dàng là 3 đến trc 6 đến sau nếu ko đến 6 b ko buôn phu dc vỳ 6 là cây của làng b đã ăn zui thì 2 vẫn là phu dọc dưới chiếu b hạ trc ăn trc thì ko cho đánh, trỗ m nó thế ko đánh dc Ù thì thỏa mái

    GỬI BẠN UT LUN

    Chỗ mình và đa số mọi nơi, đều cho phép “Ăn 2 Đánh 1” ghi thành Luật là khi chưa ù đều được “Ăn nhiều đánh ít” và bắt báo nếu ngược lại.

    Luật TT2000 chỗ mình qui định Ù Chi Nẩy phải có quân rác 8 sách, 9 vạn trên tay chứ không dễ như bạn nói.

    Cũng bởi “Lệ Làng” khác nhau nên mới mong mỏi mọi vùng ghi thành văn bản để Tôm thủ có căn cứ đỡ phải tranh cãi.

    Ngọc Tuấn Nguyễn

    Chính Vượng tôi cũng dc dự chơi nhiều nơi,nhưng chưa ở đâu cho đánh bài như vậy.Tùy từng nơi có quy định khác nhau.Phép vua thua lệ làng mà.VD:bất thực tái khiến tại cửa,ăn lục binh hoặc tái có phu dọc(khác cửa).Nhưng trong Hà Đông,Mạnh Tấn Nguyễn bất thực Cửu sach, tái kiến Cửu sách thì hạ Thang,Cụ Cửu sách và hạ phỗng Cửu sách để dc 2 lưng(Cuu sách cửa trên đánh)

    GỬI BẠN NGỌC TUẤN NGUYỄN

    Đúng như bạn nói, nhiều nơi cho phép đánh theo VD1, còn VD2 thì hầu như không cho.

    Trong Hà Đông và khắp vùng Hà Tây cũ, phỗng tái kiến bao giờ cũng phải có phu dọc dưới chiếu không là bắt báo. Bạn nào Hà Đông phỗng tái kiến không có phu dọc thì đó là theo Game Sân Đình thôi.Chỗ này lập trình sai với luật đã viết nhưng chưa sửa được. Nếu cần hai lưng cho bí tứ thì cũng không phỗng vậy. Khi úp khàn 9 sách, nhà trên đánh xuống(hay mở trì) 9 sách, cũng tùy nơi cho “Tiền thực hậu dậy” với hai phu bí.

    Hoang Nguyen

    [​IMG]Người đóng góp đang lên

    Chính Vượng có những luật ( lệ) bất thành văn. VD: bài có 2 6s, 1 6 vạn, trên tay có 567 sách, 345, vạn què 5 văn lên 6 văn ăn hạ bí 6, vòng sau lên 4 văn, ta hà dọc tan bí 6 dưới chiếu, vậy chỗ Cụ có cho đánh cây 6s trên ray đi ko

    GỬI BẠN HOANG NGUYEN

    Có phải bạn VD bài có 3456 vạn, 567 sách, rác 1 quân 6 sách và 1 quân 5 văn? Vòng 1 khi ăn được 6 văn thành Bí 6, bài bạn còn rác 1 quân 5 văn.Vòng 2 đến 4 văn bạn ăn đổi phu(bỏ phu bí 6 đã trình làng tạo thành các phu dọc cả) rồi đánh đi 6 sách là phạm lỗi “Ăn Đổi Phu không lợi quân”, sẽ bị bắt báo vì “Buôn Phu”.

    Trong hai VD mình nêu, đầu tiên xét luật là “Ăn Đổi Phu Lợi Quân” đã rồi mới xét đến yếu tố có phạm lỗi đánh phu “Đang có dưới chiếu” không. Do vậy mình mới nêu thảo luận để lưu ý mọi nơi cần đưa khái niệm “ĐÔ hoặc “ĐANG”trình làng dưới chiếu để luật chơi thêm chặt chẽ.

    Còn với “Lệ Làng” truyền khẩu trong Tổ Tôm, mình nghĩ người xưa ghi thành văn bản(là Luật đó) sẽ rõ ràng, chính xác, thuận tiện cho người chơi hơn nhiều.

    Ý KIẾN CUỐI CÙNG: GỬI CỘNG ĐỒNG TÔM THỦ

    Chúng ta đã thảo luận một vấn đề có nhiều khác biệt trong các “Lệ Làng” Tổ Tôm. Mình tổng hợp lại như sau:

    1-Luật “Ăn Đổi Phu Lợi Quân”có một số vùng không vận dụng.

    2-Khái niệm “đánh phu dưới chiếu”nhiều nơi không cần phân biệt rõ “ĐÃ hoặc ĐANG TRÌNH LÀNG”mà coi là “đương nhiên” trong suốt ván bài.

    3-Cảm ơn cả nhà đã nhiệt tình có ý kiến để rộng thêm góc nhìn về Luật Tổ Tôm.Mình rất mong được thảo luận, trao đổi với cộng đồng Tôm thủ về các qui định,luật lệ chơi Tổ Tôm để mở rộng góc nhìn với tinh hoa người xưa để lại.
     
    Mod01 thích điều này.
  4. THẢO LUẬN DIỄN ĐÀN TTDG-18/11/2024: Nguyễn Tiểu Thương

    MÌNH XIN HỎI CỘNG ĐỒNG TÔM THỦ VỀ “KHÀN HOÀN KHÀN”

    Chơi Tổ Tôm, khi bất thực khàn, chúng ta vẫn gặp và vận dụng các qui định “Yêu Hoàn Yêu”, “Bí Hoàn Bí”. Tuy vậy có một thao tác “Khàn Hoàn Khàn” ít được nói đến, nên mình muốn hỏi cộng đồng Tôm thủ nơi các bạn chơi qui định thế nào?

    1-Ví dụ: bài có khàn 5 văn úp dưới chiếu,trên tay một phu 456 sách, rác một quân 6 vạn.Vòng trước làng đến 5 vạn, ăn cài khàn với 5 sách(Ăn Đón).Vòng sau đến 4 vạn, đổi phu thành 456 vạn, hạ 456 sách còn khàn nằm riêng, chỗ mình gọi là “Khàn Hoàn Khàn”.

    2-Phân tích: khi ăn vòng sau lúc đó dưới chiếu có 2 phu dọc và một khàn vẫn úp. Do lúc trước đã ăn cài khàn(khàn nằm trong bí 5) nay lại tách riêng khàn ra cho nên gọi là “Hoàn Khàn”. Một số nơi còn yêu cầu lúc này phải lật lên 1 quân 5 văn trình làng, tức là làm lộ khàn. Một số lệ làng không cho phép “Ăn Lộ Khàn” thì không được thực hiện nước bài này.

    -Cũng có thể vòng sau là nước ù với 4 vạn, thì phải dậy luôn cả khàn 5 văn.

    -Như vậy trong Luật Tổ Tôm 2000, ván bài khi bất thực khàn có thủ tục “Yêu Hoàn Yêu, Bí Hoàn Bí” thì khi úp khàn có thao tác “Hoàn Khàn” nữa.

    3-Vấn đề thảo luận với cộng đồng Tôm thủ: nơi các bạn chơi có thủ tục “Khàn Hoàn Khàn” không? Các qui định vận dụng cho “Hoàn Khàn” là thế nào? Rất mong được nghe ý kiến của các bạn để thêm góc nhìn về luật chơi.

    Nguyễn Tiểu Thương

    Các vấn đề lưu ý trong thảo luận:

    1-Mỗi một nước đánh,mỗi tổ hợp, mỗi quân bài có tên gọi riêng; vậy mới chính xác rõ ràng khi viết thành Luật. Do vậy “Khàn Úp” khác với “khàn kín ăn cài trong phu trình làng”, rồi lại trở về “Khàn Hoàn”.

    2-Sự cho phép của “Ăn Lộ Khàn” + cho phép “Ăn Đổi Phu”.

    3-Mục đích cuộc thảo luận này làm sáng tỏ 2 vấn đề:

    3a-Vấn đề 1: có cho phép ăn đánh như trong ví dụ không: đa số các Tôm thủ nói Lệ Làng không cho phép, chỉ chưa nêu là vì phạm luật nào.

    3b-Vấn đề 2: nếu cho phép lúc ù thì tên gọi khàn dậy lúc đó là gì: một số bạn đã nêu cũng gọi là “khàn hoàn” hoặc “khàn hoàn khàn”.


    Nguyễn Kim Dũng

    xin phép các cụ. đúng sai nó chỉ là mong manh. luật thì khó nhưng lệ thì do ae thống nhất.nó đúng ở chỗ này ko đúng ở chỗ kia do vậy lên khi bắt đầu nhập cuộc cần có sự thống nhất cụ ạ

    GỬI BẠN NGUYỄN KIM DŨNG

    Bạn nói đúng rồi, “Lệ Làng” nhiều sự khác biệt và không có sai đúng, chỉ cần thống nhất trước cuộc chơi. Mình hỏi cộng đồng để tìm hiểu các khác biệt này để góp phần xây dựng Luật Tổ Tôm. Vì khi viết thành Luật, mọi qui định cần chính xác, rõ ràng, hợp lý và tránh các ngoại lệ.

    Cũng cần lưu ý cả nhà, nước bài trên chỉ vận dụng với các nơi “CHO PHÉP ĂN LỘ KHÀN hoặc ĂN ĐỔI PHU LỢI QUÂN nếu đánh đi quân liên quan”.

    Phạm Duật

    [​IMG]Người đóng góp đang lên

    Ừ hoàn khàn thì được. Ăn lộ khàn thì không được.

    GỬI BẠN PHẠM DUẬT

    Nếu chỗ bạn không cho phép “Ăn Lộ Khàn” thì nước bài này sẽ không được chơi. Như vậy cũng không nằm trong phần làm rõ thêm thảo luận này.

    Nguyễn Việt

    Ở nam định mình không cho ăn đảo phu vậy.

    GỬI BẠN NGUYỄN VIỆT

    Nơi bạn chơi nếu không cho “Ăn Đổi PHu”(dù không đánh đi quân liên quan) thì nước bài này không diễn ra. Vậy chỗ bạn có cho phép “Ăn Lộ Khàn” không?

    Trong Tan Nguyen

    [​IMG]Người đóng góp đang lên

    Thanh Duong trung quân nhiều năm tổ tôm điếm đất Chương Mỹ, các xã nào ở đấy cho phép chơi "khàn hoàn khàn" như chú Chính Vượng đưa ra đấy

    GỬI BẠN TRONG TAN NGUYEN

    Nước bài mình ví dụ, sẽ diễn ra trong nhiều ván bài, nhiều nơi chơi nhưng có khái niệm “Khàn Hoàn Khàn” không thì cần đến Luật. Có cho phép không thì căn cứ vào Luật có cho phép “Ăn Lộ Khàn” không? Nếu cho phép “Ăn Lộ Khàn” thì nước bài trên bị sai ở đâu nhỉ, mong bạn chỉ rõ. Còn tên gọi thì đành phải theo “Lệ Làng” nơi đó thôi, thậm chí chưa có vì chưa tìm hiểu sâu đến thế.Nhất là khi nước bài ăn 4 vạn lại thành ù với 4 vạn thì chỗ bạn có cho phép không? Nếu cho phép lúc đó tách khàn ra khỏi phu cài sẽ gọi là gì, hay kệ nó thôi, không phân biệt với khàn úp ban đầu. Vì trong Luật TT2000, với trường hợp này có ba tên gọi: Khàn Úp(ban đầu); Khàn úp cài trong phu kín(khi ăn 5 vạn); Khàn hoàn(khi ăn 4 vạn).

    Đó chính là vấn đề đưa ra trong cuộc thảo luận này. Tất cả ý kiến không nói sai đúng vì theo “Lệ Làng” nhưng rộng thêm, sâu hơn trong nhiều cuộc chơi Tổ Tôm.

    Còn “Lệ Làng” cho phép hoặc cấm thì không có văn bản nên khó nói. Nơi mình ở trước đây thuộc Chương Mỹ HT, nay đổi về Hà Đông HN đang cho phép nước bài này.(cho phép ăn lộ khàn).

    Nguyễn Văn Được

    Không ai nói khàn hoàn khàn mà chỉ có: 3 con úp khàn TH1: Ăn khàn trình phu.

    TH2: 3 con úp khàn nế có con đến thì dậy khà.

    TH3. Úp khàn có con đánh đến ăn phu dọc hoặc ( phu bí ) thì hô ăn phu dậy khàn...

    GỬI BẠN NGUYỄN VĂN ĐƯỢC

    Nơi mình chơi ăn với khàn có hơi khác chút(tất cả có 7 nước bài ăn khàn) chỉ giống chỗ ở TH1,TH2:

    1-Trong TH3, chỗ mình cho phép “Tiền Ăn Phu Hậu Dậy Khàn” như chỗ bạn; hai kiểu ăn,kể cả ăn với phu bí mới(Game Sân Đình cũng như vậy). Nhiều nơi chỉ cho ăn với phu dọc thôi bạn à.

    2-Chỗ mình còn có “Ăn Cài Khàn”, được chia làm ba nước bài(TH4):

    -Ăn Cài Khàn kín.

    -Ăn Cài Khàn lộ(nhiều nơi không cho phép Ăn Lộ Khàn).

    -Ăn Khàn Hoàn(hoặc Ăn Cậy Khàn): là ví dụ nêu trên. Chắc vì chỗ bạn không có nước bài này nên chưa có tên gọi.

    Baokhang Ha

    Quê em lúc ù thì được! Khàn hoàn nhưng 2 cây kia đi hết vào phu. Nói chung là luật tổ tôm sữa kia và nay vẫn thế, luật ởđâu cũng thế thôi, đã ăn cài khàn rồi thì làm sao đổi được! Chừ ù thôi

    GỬI BẠN BAOKHANGHA

    Vậy là quê bạn chơi giống với nhiều vùng, cho phép “Hoàn Khàn” khi ù còn khi ăn đánh thì không. Mình suy đoán lý do chắc quê bạn “Lệ Làng” không “cho phép ăn lộ khàn”.

    Như vậy quê bạn cũng sẽ không cho phép “ăn lộ khàn” còn ù thì đương nhiên là nước bài đặc biệt rồi. Nhưng lúc đó xếp hai phu dọc rồi dậy khàn, thì KHÀN trở về trạng thái úp ban đầu được gọi là gì, hay đương nhiên ù thôi? Thảo luận này mình muốn hỏi các vùng là gọi tên “Khàn Hoàn” đó, hay gọi khác.


    Lai Van

    Luật đó vớ vẩn ai cho ăn kéo co

    GỬI BẠN LAIVAN

    “Lệ Làng” mỗi nơi mỗi khác mà bạn, đâu có sai đúng, càng không bao giờ là “vớ vẩn”. Ngay cả chỗ mình cũng không có khái niệm “ăn kéo co” như bạn viết. Vậy mới biết tri thức Tổ Tôm nhiều màu sắc, nhiều khác biệt, mình mới chỉ biết ở góc làng mình thôi.

    Mình hỏi chỗ bạn chơi, có cho phép “Ăn Lộ Khàn”, “Ăn Đổi Phu”không? Nếu không cho phép thì ví dụ này nằm ngoài qui định chơi quê bạn.

    Tùy Phong

    Hoàn khàn là báo hiệu mùa đông sắp đến rồi cụ ạ .

    GỬI BẠN TÙY PHONG

    Quá đúng, mà vận dụng cho cả Xuân, Hạ, Thu nữa. Nhàn tản buôn dưa lê để học thêm chút hiểu biết về món “di sản văn hóa tinh thần” của cha ông thôi.

    Hoang Nguyen

    [​IMG]Người đóng góp đang lên

    Khi bài Ù thì hoàn khàn được, còn ăn thì không đc

    GỬI BẠN HOANG NGUYEN

    Vậy là chỗ bạn không cho phép ăn lộ khàn rồi, ví dụ này không phù hợp. Nơi mình chơi và nhiều vùng khác cho phép ăn lộ khàn mới có nước bài này. Mình muốn hỏi để rõ thêm khi “Hoàn Khàn” hay với “Khàn Hoàn” thì các Tôm thủ đặt tên khái niệm đó là gì, hay chỉ coi đó là đương nhiên và không có từ ngữ chỉ riêng nó.

    Thanh Duong

    Chuyên gia trong nhóm

    [​IMG]Người đóng góp đang lên

    Theo tôi ăn lộ khàn thì cũng rất phổ biến, nhiều nơi hiện nay đang cho chơi. Còn ăn hoàn khàn cũ thì tôi chưa gặp trường hợp nào, CLB nào cho phép. Vì hoàn khàn sẽ phạm vào luật bất thành phu ban đầu khi ăn cài khàn, nếu lật khàn luôn thì phạm lỗi chưa ù đã lật khàn, TH này ù ko giá trị.

    GỬI BẠN THANH DUONG

    Đây là một thế bài của Lệ Làng cho phép “Ăn Lộ Khàn” mà. Vậy thế bài này, nếu ăn 5 vạn rồi ăn 6 vạn, dưới chiếu bài tròn thành 3 phu(có một phu là khàn úp) thì xử lý sao? Nếu không cho ăn vậy thì lại thành bài bó. Như vậy bạn giải thích người chơi là phạm vào luật gì hay chỉ là một “ngoại lệ” của trường hợp “cho phép ăn lộ khàn”? Một số vùng, chơi như ví dụ trên còn phải kết hợp thao tác "Cậy khàn" thuyết minh nữa

    Thanh Duong

    Chuyên gia trong nhóm

    [​IMG]Người đóng góp đang lên

    Chính Vượng trường hợp ăn lộ khàn thì nhiều nơi cho chơi. Nhưng khi hoàn khàn thì là khác. Vì 1 khàn cũng giống 1 cây tạo phu, nếu những cây khác trong phu nối vào phu khác chỉ cây khàn thế thì khàn đó sẽ ko hợp lý. Phải lật khàn thì mới đúng. Nếu lật khàn thì phạm lỗi dậy khàn trước khi ù.

    Chính Vượngăn lộ khàn là trường hợp phu bí ăn cài khàn vẫn ở nguyên hiện trạng cây khàn đểđc ăn cây khác tạo phu mới. Còn khi phu bí ăn cây khàn bị phá bỏ rồi thì cậy 1 cây khàn thì khàn đó bất thành phu, chưa đủ cây tạo phu. Còn trường hợp lật khàn để chứng minh có thểăn đc thì phạm lỗi lật khàn trước khi ù. Ù ko đc tính điểm

    GỬI BẠN THANH DUONG

    Mình đã gặp nước bài “Ăn Cậy Khàn” ở nhiều nơi khi trong lúc ăn đánh quân: phải cậy 1 quần khàn lên thuyết minh với làng về thế đánh giống trong ví dụ của thảo luận. Vậy là bạn chưa nghe thấy khái niệm “Ăn Cậy Khàn”, “Cậy Khàn” nhỉ.

    Chắc là nước bài trong ví dụ này, rất ít “Lệ Làng” Tổ Tôm vận dụng.

    Nguyễn Mạnh Tuân

    Chính Vượng bác có thể nói rõ hơn trường hợp nào thì ăn cài khàn kín trường hợp nào thì phải ăn lộ khàn được không ạ.

    Nguyễn Văn Được úp khàn chỉ được ăn phu bí thôi bác nếu ăn phu dọc là trường hợp xin bất thực để trên bài rồi

    GỬI BẠN NGUYỄN MẠNH TUÂN

    Trong ví dụ trên, nếu vòng trước ăn 5 vạn cài khàn, khàn vẫn là khàn kín gọi là “Ăn Cài Khàn”.Vòng sau nếu ăn tiếp 5 sách, phải cậy quân 5 sách lên cùng, sẽ lộ ra khàn 5 văn, gọi là “Ăn Lộ Khàn”. Nhiều vùng không cho phép “Ăn Lộ Khàn” như vậy. Có nơi còn yêu cầu “Cậy Khàn” 5 văn một quân lộ để trình làng.

    Ví dụ trên vòng sau nếu ăn 4 vạn, cải phu cũng là “Ăn Lộ Khàn”.


    Vì “Ăn Lộ Khàn”, “Ăn Cậy Khàn” nhiều nơi không cho phép, nên mình đưa ra thảo luận để rộng thêm góc nhìn thôi.

    Nguyễn Văn Được

    Nguyễn Mạnh Tuân "ăn khàn trình phu" là bài:có:4 quân xin bất:thực : úp:khàn và ăn một phu dọc và trình phu dọc còn 3:quân úp khàn. Nếu bài cáo 3 quân úp khàn:chỉ:ăn được phu bí. Nếu ăn quân đánh:đến:là quân úp khàn thì chỉ được ăn phu dọc gọi là ăn khàn trình phu

    GỬI BẠN NGUYỄN VĂN ĐƯỢC

    Nơi mình chơi, “Ăn Khàn Trình Phu” giống chỗ bạn ở cách thứ nhất. Cụ thể có Thiên Khai nhưng không ăn 4 quân(đây chính là bất thực thiên khai không nói rõ và không lấy chén) mà úp khàn 3 quân, còn một quân lộ ghép với quân khác thành phu dọc trình làng dưới chiếu. “Ăn Khàn Trình Phu”một ít nơi cho ăn cả với phu bí khi có 2 phu bí tạo thành bởi quân trong Thiên Khai, và chỉ ngửa 1 quân trong thiên khai lên để thuyết minh.

    Trường hợp hai, khi quân làng đến trùng với khàn mà ăn được vào phu khác(phải do nhà trên đánh hoặc mở cửa trì) thì hạ phu mới rồi dậy khàn gọi là “Tiền Ăn Phu Hậu Dậy Khàn” hoặc “Tiền Thực Hậu Dậy”.Trường hợp này nếu tạo ra hai phu bí(phu bí mới) thì chỗ mình và Game Sân Đình cũng cho “Tiền Thực Hậu Dậy”.
     
    Mod01HàNộiMùaThuVàng thích điều này.
  5. THẢO LUẬN DIỄN ĐÀN TTDG 23/11/2024-CHÍNH VƯỢNG

    THAM KHẢO CỘNG ĐỒNG SỐ ĐẾM CỦA YÊU ĐỎ KHI BẮT CÁI – CHỌN BÀI

    Chơi Tổ Tôm Bí Ngũ, đủ 5 người, khi bắt cái và chọn bài cái, thường tính 6 quân yêu(cả 3 yêu đen và 3 yêu đỏ có số đếm là 1). Dù bắt cái hai quân hay một quân, như vậy phần bài của Tôm thủ thứ Năm(ngồi cuối vòng) sẽ bớt đi phần số đếm tới 10(bởi 3 quân yêu đỏ cũng tính là 1).

    Như vậy lúc bắt cái đầu hội, người số 5 bị thiệt thòi. Khi bắt cái chọn bài thì phần thứ 5 cũng ít lượt được chọn hơn bốn phần đứng trước(vì có một phần bài làm Nọc rồi).

    Chỉ khi 3 quân yêu đỏ có số đếm là 10 thì các chỗ ngồi mới công bằng khi CHỌN CÁI ĐẦU HỘI và khi CHỌN BÀI CÁI mỗi ván.

    Mình muốn hỏi ý kiến các Tôm thủ có cần cho Yêu Đỏ có số đếm là 10 để hội chơi công bằng hơn không?

    Nguyễn Tiểu Thương

    Nguyễn Văn Được

    Cầu kỳ quá bắt đầu khai hội. Bắt cái 2 quân vào nhà thì nhà ấy được chứ sao phải 3 con yêu đỏ bàng 10... vẽ sự quá

    GỬI BẠN NGUYỄN VĂN ĐƯỢC

    Việc bắt cái trong Tổ Tôm bí ngũ có từ mấy trăm năm, lệ cũ mà, mình chỉ bàn thêm thôi, không nói sai đúng. Ý của mình khác bạn gồm có:

    1-Người có cái “Lợi Bài khi chơi Tổ Tôm” nên “Bắt cái khai hội” với số đếm cũ cho “3 quân yêu đỏ” là 1 sẽ làm người ngồi thứ 5 bị thiệt thòi. Nếu yêu đỏ có số đếm là 10 thì công bằng với cả 5 Tôm thủ.

    2-Tổ tôm thời nay, tính tranh đua gắt gao hơn, nên lộ 1 quân bài là một bất lợi. Bởi vậy bắt cái các ván không phải chọn nhà cái nên dùng 1 quân.

    3-Thao tác bắt cái 1 quân chắc đơn giản, đỡ cầu kỳ hơn 2 quân.

    4-Vài ý nhỏ thật muốn được nghe bạn cả nhà trao đổi, xin cảm ơn.
    Nguyễn Văn Được

    Chính Vượng Trong tâm trí tôi ông vẫn là chủ tướng của Gaem sau TTSD. Còn tôi chỉ lag người chơi qua bao nhiêu vùng miền thì cis bấy nhiẻu lệ ô ạ. Xin lỗi tôi 74 t gọi là là ô nêys có gì phạm thượng xin thú lỗi....

    Chính Vượng


    Nguyễn Văn Được Vậy bác bằng tuổi ông anh cả em rồi. Ông ấy dạy em chơi Tổ Tôm nửa thế kỷ trước. Em tuổi Canh Tí,[​IMG] theo nếp nhà em, anh có thể gọi em là chú em, cu út đều được ạ.

    Nguyễn Văn Được

    Chính Vượng ok tôi chỉ biết khi vào TTSĐ là có Chính Vượng mà người và viế hoặc đưa ra ý tưởng ( đầu bài) mà có được sân chơi TTSĐ là quá tuyệt vời...chúc Chú mạnh khỏe tiêos tỵc đong góp cho TTSĐ. À xin lỗi quê ta ở đâu nhỉ biết đâu lại gần nhau...


    GỬI BÁC ĐƯỢC

    Em sinh ra và lớn lên ở Hà Đông(Hà Tây) cũ nguyên quán tại Thanh Hóa bác à. Ở nguyên quán và làng hiện tại đều có Tổ Tôm Điếm trong Hội làng cả trăm năm rồi. Tuổi cấp II xưa, em phải mỏi tay nhiều lần chép luật cho các ông, các bác, các chú vào vở “ô-ly” nên nhớ được “Lệ Làng”xưa. Vậy mà bây giờ còn phải hỏi mãi để biết thêm bao ngoại lệ.

    Nguyễn Văn Được

    Chính Vượng Tôi ở Quế Võ Bắc Ninh một tỉnh giầu lễ hội và Tổ tôm không bao giờ thiếu trong các lễ hôih và Hội Lim nổi tiếng ko bao bao giờ thiếu TT điếm xin gặp Chú ngày gần nhất khi có điều kiện nhé

    GỬI BÁC ĐƯỢC

    Ông nội em, công chức ngành giáo dục thời thuộc Pháp, tránh nạn cải cách về ở Núi Chè, xã Hoàn Sơn, Tiên Du, Bắc Ninh hơn chục năm.Ông về đó dạy học và làm thuốc, thường được gọi là Cụ Lang Thanh, cụ Giáo Ngọc. Từ năm 1965-1968 bọn em còn nhỏ, sơ tán và nghỉ hè đều về đó. Tri thức Tổ Tôm của em non nửa là do ông nội truyền thụ. Ông đã đi khắp trời Nam thuở xưa nên biết nhiều bác à. Em mấy Tết vừa rồi đều cùng anh em Câu Lạc Bộ Tổ Tôm Xứ Đoài(vùng Hà Tây cũ) sang dự các lễ hội có Tổ Tôm Điếm Bắc Ninh.Giao lưu Tổ Tôm ở đất Kinh Bắc giàu truyền thống văn hóa, cũng tích lũy,học hỏi được nhiều. Năm nay nếu có dịp được về chỗ bác thì vui quá. Số điện thoại của em là 091 3288260.

    Nguyễn Quốc Vượng- số 126, Biên Giang, Hà Đông, Hà Nội.
    Cao Nguyen

    [​IMG]Người đóng góp đang lên

    Lỗi thì không sửa mà cứ mang những cái vớ vẩn ra hỏi..

    GỬI BẠN CAO NGUYÊN

    Hình như có nhầm lẫn gì trong bài thảo luận này ở diễn đàn TTDG. Mình cũng chỉ là người chơi như bạn, như nhiều Tôm thủ khác trong Game Sân Đình. Mình có nhiều vấn đề muốn hỏi cộng đồng để biết thêm về Tổ Tôm thôi, có ảnh hưởng mọi người đâu nhỉ. Đam mê thì tìm hiểu vậy thôi, có gì đụng chạm bạn không? Hiểu biết hạn hẹp như mình, cứ có gì chưa rõ thì hỏi cộng đồng cho rộng góc nhìn mà.

    Lỗi của Game thì do Công ty Sân Đình cân nhắc sửa, chúng ta chỉ có ý kiến đề nghị.Bạn có thể đề nghị bên lập trình mà, sao bực tức gì đến “choảng tớ”.

    Nguyễn Mạnh Tuân

    Chính Vượng ko có chú thì bọn cháu ko biết gì về tổ tôm ngoài đời

    GỬI CẢ NHÀ Ý KIẾN CUỐI CÙNG

    Nhà ta không hứng thú với “thủ tục Tổ Tôm” nhiều như với các “nước bài” nhỉ. Tuy vậy với thời mới, sẽ có cách chơi biến đổi, mình thật mong có cộng đồng chung tay để Tổ Tôm ngày càng thú vị hơn.

    Cảm ơn cả nhà đã quan tâm tới cuộc thảo luận này.
     
    Chỉnh sửa lần cuối: 3/12/24
    Mod01 thích điều này.