Xuất hiện fb "dởm"

Thảo luận trong 'Góc lưu niệm - Giải trí' bắt đầu bởi Tào 1, 2/6/12.

  1. Ấm Áp Mùa Đông 2024: Chung tay vì Cộng đồng!

    Từ ngày 01/11/2024 đến 31/03/2025. Mục tiêu: 0

    Đã có 0 người ủng hộ. Số tiền nhận được là 0

    0
    Bỏ qua thông báo này (sẽ không bao giờ được hiển thị nữa, dù bạn đăng xuất/ đăng nhập lại)
  2. Bỏ qua thông báo này (sẽ không bao giờ được hiển thị nữa, dù bạn đăng xuất/ đăng nhập lại)
Bỏ qua thông báo này (sẽ không bao giờ được hiển thị nữa, dù bạn đăng xuất/ đăng nhập lại)
Danh sách Ủng Hộ AAMD 2024:
Tổng số tiền:
  1. Tào 1

    Tào 1 Chắn hội Hà Nội

    Mọi người, khi truy cập FB để share nhận Bảo của sandinh.net chú ý: Hiện đã xuất hiện FB dởm có tên là facebookvnn.com. Thằng này là lừa đảo đó, mọi người cẩn thận.

    [​IMG]

    Giao diện web lừa đảo đây.
     
    Củ khoai lang thích điều này.
  2. Củ khoai lang

    Củ khoai lang Tôi yêu Sandinh

    Lại fake ...>:D<
     
  3. Tào 1

    Tào 1 Chắn hội Hà Nội

    Truy cập FB, mọi người chú y kẻo dính virus:


    Một video clip được chia sẻ trên tường Facebook của bạn. Nhưng để xem được clip này, bạn được đề nghị tải về một YouTube Plugin. Đừng vội tin và làm theo cho dù thông điệp được chia sẻ từ chính bạn bè thân thiết...

    Các chuyên gia của Bkav cảnh báo, đây là chiêu thức phát tán virus khiến người dùng dễ bị mắc bẫy nhất trên Facebook hiện nay. Núp dưới dạng Plugin của YouTube, virus lây nhiễm vào máy tính sẽ kiểm soát toàn bộ trình duyệt và mọi thông tin sử dụng trình duyệt mà nạn nhân không hề hay biết. Virus này còn lợi dụng tài khoản Facebook của nạn nhân để tiếp tục phát tán video clip trên Tường của bạn bè họ, lừa cài Plugin chứa virus như đã làm với chính nạn nhân.


    “Nhận được video clip, mọi người hầu như không nghi ngờ khi thấy nó được chia sẻ từ bạn bè của mình. Bên cạnh đó, đa phần người sử dụng cho rằng việc phải cài Plugin để xem được video clip là bình thường nên rất dễ mắc lừa. Việc phát tán mã độc theo cách như vậy tạo phản ứng dây chuyền theo cấp số nhân, khiến virus lây lan rất nhanh”, ông Vũ Ngọc Sơn, Giám đốc Bộ phận nghiên cứu và phát triển của Bkav (Bkav R&D), cho biết.

    Bkav đã cập nhật mẫu nhận diện dòng virus này với tên gọi W32.Facetube.Worm trong cả phiên bản diệt virus miễn phí và phiên bản thương mại.

    Được biết, trong tháng 5 đã có 3.448 dòng virus máy tính mới xuất hiện tại Việt Nam. Các virus này đã lây nhiễm trên 6.810.000 lượt máy tính. Virus lây nhiều nhất trong tháng qua là W32.Sality.PE đã lây nhiễm trên 561.000 lượt máy tính. Đã có 210 website của các cơ quan, doanh nghiệp tại Việt Nam bị hacker xâm nhập, trong đó có 7 trường hợp gây ra bởi hacker trong nước, 203 trường hợp do hacker nước ngoài cũng trong thời gian này. (BKAV)