Tổ tôm diễn ca Một trăm với hai mươi quân Tượng hình đủ mọi sắc dân trong đời Trò chơi đấy, vui vẻ thôi Mà như có cả đất trời ở đây "Thái cực": tượng bộ bài này "Lưỡng nghi” đen đỏ chỉ hai màu nền "Tứ tượng” bốn lá một tên "Cửu cung – bát quát" thật huyền diệu thay Ba ngôi "Văn - Vạn – Sách" này Là "Nhân – Thiên – Địa" vần xoay chín tầng "Ngũ hành" với cả "âm-dương" Biến hóa "vô thủy – vô chung" lạ kỳ Nảy lên thích quá còn gì Kênh đùi ấy chính chi chi anh chàng (quân Chi chi) Mấy cô son phấn làm hàng Gặp ngay ông cụ vác đòn đi hoang (quân Ông cụ) Đa tình khổ bởi tin chàng Nuôi con có chị thang thang một mình (quân Thang thang) Cô tiên trông rõ là xinh Thẹn thùng che mặt cho anh mủi lòng (quân Nhất văn) Giữa đường múa võ luyện công Giống như châu chấu ngoài đồng làng ta (quân Nhất vạn) Tăng trọng ăn lắm thế à Là anh béo nhất đùn ra mất quần (quân Nhất sách) Nghe đồn cậu ấy siêu nhân Sao hè đội mũ quàng khăn thế này (quân Nhị văn) Tuổi xuân chẳng được mấy ngày Nhị đào bẻ quách trao tay nhân tình (quân Nhị vạn) Trống bỏi quyến yến mê oanh Chồn chân, lưng khọm biến thành cụ non (quân Nhị sách) Tưởng gì một gã du côn Thọt chân làm mất cá tôm của làng (quân Tam văn) Lại đây xinh quá một nàng Hỏi ra mới biết cái bang a còng (quân Tam vạn) Ruộng đồng đã hóa phố phường Anh còn đội nón cầm thừng tìm trâu (quân Tam sách) Bác này bê giỏ đi đâu Bốn văn, năm võ cúi đầu với ai (quân Tứ văn) Luật ra cậu có ngãng tai Xích lô nghễu nghện có ngày lên bưng (quân Tứ vạn) Đắt mối cô chớ vội mừng Hãy lo mua sữa liệu chừng "hát-vê" (quân Tứ sách) Cờ bạc, hụi họ, lô đề Năm xung, tháng hạn ra đê mà ngồi (quân Ngũ văn) 17/Cá ươn chê muối thế thôi NGÔI CHÙA nơi ấy thu người sa cơ QUÂN NGŨ VẠN 18/Còn ai vẫn giữ mộng mơ CON THUYỀN xuất ngoại đang chờ ở đây QUÂN NGŨ SÁCH 19/Nếu không đủ sức cướp ngày VÁC CHÙY, ôm mác, cầm chày trộm đêm QUÂN LỤC VĂN 20/Người ta làm lụng liên miên Còn ông CHỐNG CUỐC ngưỡng thiên tháng ngày QUÂN LỤC VẠN 21/Giàu đôi mắt, khó đôi tay ANH NGHÈO bởi vướng một bầy trẻ con QUÂN LỤC SÁCH 22/Chị này bê lọ MẮM TÔM Tay kia chẳng biết có thơm thịt cầy QUÂN THẤT VĂN 23/Cho người nhậu tít trời mây SÚN RĂNG quắp cả bàn tay trong quần QUÂN THẤT VẠN 24/Có anh LANG XÓM tần ngần Mất sách, quên thuốc biết mần ra răng QUÂN THẤT SÁCH 25/Thôi thì nhờ cậu tám văn Đánh võng hôn đất QUÈ CHÂN chữa giùm QUÂN BÁT VĂN 26/Mua ngay một chú CHÉP VÀNG Tám vạn đồng chẵn chợ làng rẻ hơn QUÂN BÁT VẠN 27/Lèo ngay một mụ xồn xồn Tính gàn BÁT SÁCH vểnh mồm hỏi chi QUÂN BÁT SÁCH 28/Đường to nó chắn một khi CÕNG SỌT đường tắt thôi thì làm lươn QUÂN CỬU VĂN 29/Vác hòm CỬU VẠN mọi đường Thời buổi kinh tế thị trường khó khăn QUÂN CỬU VẠN 30./ Vận đen gặp gã đi tuần ĐÈN LỒNG soi tỏ chin phần hỏng ăn QUÂN CỬU SÁCH Thôi thì mưu sự tại nhân Còn chờ đĩa nọc có phần cho ta Ù to, ù bé hay hòa Say sưa ai biết tiếng gà sang canh Cùng vui hỡi các chị, anh Đầu xanh hay bậc lão thành cùng vui Đầu tiên lựa đúng chỗ ngồi Phải lo hòa dưới, thuận người ngồi trên Điểm binh, điểm bối đầu tiên Ăn khoan, phỗng nhặt phải nên ghi lòng Treo tranh, kẹp cổ đề phòng Buôn phu, phỗng bậy mất công của mình Xem lưng , bất thực, chịu nhanh Kiểm khàn, chờ rẻ kẻo thành công toi Cây cuối thành, chờ mới chơi Bài xấu đừng tiếc liệu thời bỏ đi TỨ TRỤ to nhất Ù CHI BẠCH ĐỊNH, MƯỜI ĐỎ,rồi thì CỤ ÔNG TỨ CỐ kính ở trong lòng Nhớ câu kiêng kỵ để không ù bừa SUÔNG hai, DỊCH một nhớ chưa TÔM bốn, LÈO ấy đếm vừa là năm Còn như GÀ NGOẠI, GÀ TRONG Đầu buổi giao hẹn tùy làng mà chơi TỔ TÔM là thú thảnh thơi Giữ gìn vốn cổ đời đời truyền nhân Một trăm với hai mươi quân........ ---------------------- nguồn ST :
Một trăm với hai mươi quân Tượng hình đủ mọi sắc dân trong đời Trò chơi đấy, vui vẻ thôi Mà như có cả đất trời ở đây "Thái cực": tượng bộ bài này "Lưỡng nghi” đen đỏ chỉ hai màu nền "Tứ tượng” bốn lá một tên "Cửu cung – bát quát" thật huyền diệu thay Ba ngôi "Văn - Vạn – Sách" này Là "Nhân – Thiên – Địa" vần xoay chín tầng "Ngũ hành" với cả "âm-dương" Biến hóa "vô thủy – vô chung" lạ kỳ Nảy lên thích quá còn gì Kênh đùi ấy chính chi chi anh chàng (quân Chi chi) Mấy cô son phấn làm hàng Gặp ngay ông cụ vác đòn đi hoang (quân Ông cụ) Đa tình khổ bởi tin chàng Nuôi con có chị thang thang một mình (quân Thang thang) Cô tiên trông rõ là xinh Thẹn thùng che mặt cho anh mủi lòng (quân Nhất văn) Giữa đường múa võ luyện công Giống như châu chấu ngoài đồng làng ta (quân Nhất vạn) Tăng trọng ăn lắm thế à Là anh béo nhất đùn ra mất quần (quân Nhất sách) Nghe đồn cậu ấy siêu nhân Sao hè đội mũ quàng khăn thế này (quân Nhị văn) Tuổi xuân chẳng được mấy ngày Nhị đào bẻ quách trao tay nhân tình (quân Nhị vạn) Trống bỏi quyến yến mê oanh Chồn chân, lưng khọm biến thành cụ non (quân Nhị sách) Tưởng gì một gã du côn Thọt chân làm mất cá tôm của làng (quân Tam văn) Lại đây xinh quá một nàng Hỏi ra mới biết cái bang a còng (quân Tam vạn) Ruộng đồng đã hóa phố phường Anh còn đội nón cầm thừng tìm trâu (quân Tam sách) Bác này bê giỏ đi đâu Bốn văn, năm võ cúi đầu với ai (quân Tứ văn) Luật ra cậu có ngãng tai Xích lô nghễu nghện có ngày lên bưng (quân Tứ vạn) Đắt mối cô chớ vội mừng Hãy lo mua sữa liệu chừng "hát-vê" (quân Tứ sách) Cờ bạc, hụi họ, lô đề Năm xung, tháng hạn ra đê mà ngồi (quân Ngũ văn) Cá ươn chê muối thế thôi NGÔI CHÙA nơi ấy thu người sa cơ QUÂN NGŨ VẠN Còn ai vẫn giữ mộng mơ CON THUYỀN xuất ngoại đang chờ ở đây QUÂN NGŨ SÁCH Nếu không đủ sức cướp ngày VÁC CHÙY, ôm mác, cầm chày trộm đêm QUÂN LỤC VĂN Người ta làm lụng liên miên Còn ông CHỐNG CUỐC ngưỡng thiên tháng ngày QUÂN LỤC VẠN Giàu đôi mắt, khó đôi tay ANH NGHÈO bởi vướng một bầy trẻ con QUÂN LỤC SÁCH Chị này bê lọ MẮM TÔM Tay kia chẳng biết có thơm thịt cầy QUÂN THẤT VĂN Cho người nhậu tít trời mây SÚN RĂNG quắp cả bàn tay trong quần QUÂN THẤT VẠN Có anh LANG XÓM tần ngần Mất sách, quên thuốc biết mần ra răng QUÂN THẤT SÁCH Thôi thì nhờ cậu tám văn Đánh võng hôn đất QUÈ CHÂN chữa giùm QUÂN BÁT VĂN Mua ngay một chú CHÉP VÀNG Tám vạn đồng chẵn chợ làng rẻ hơn QUÂN BÁT VẠN Lèo ngay một mụ xồn xồn Tính gàn BÁT SÁCH vểnh mồm hỏi chi QUÂN BÁT SÁCH Đường to nó chắn một khi CÕNG SỌT đường tắt thôi thì làm lươn QUÂN CỬU VĂN Vác hòm CỬU VẠN mọi đường Thời buổi kinh tế thị trường khó khăn QUÂN CỬU VẠN Vận đen gặp gã đi tuần ĐÈN LỒNG soi tỏ chin phần hỏng ăn QUÂN CỬU SÁCH Thôi thì mưu sự tại nhân Còn chờ đĩa nọc có phần cho ta Ù to, ù bé hay hòa Say sưa ai biết tiếng gà sang canh Cùng vui hỡi các chị, anh Đầu xanh hay bậc lão thành cùng vui Đầu tiên lựa đúng chỗ ngồi Phải lo hòa dưới, thuận người ngồi trên Điểm binh, điểm bối đầu tiên Ăn khoan, phỗng nhặt phải nên ghi lòng Treo tranh, kẹp cổ đề phòng Buôn phu, phỗng bậy mất công của mình Xem lưng , bất thực, chịu nhanh Kiểm khàn, chờ rẻ kẻo thành công toi Cây cuối thành, chờ mới chơi Bài xấu đừng tiếc liệu thời bỏ đi TỨ TRỤ to nhất Ù CHI BẠCH ĐỊNH, MƯỜI ĐỎ,rồi thì CỤ ÔNG TỨ CỐ kính ở trong lòng Nhớ câu kiêng kỵ để không ù bừa SUÔNG hai, DỊCH một nhớ chưa TÔM bốn, LÈO ấy đếm vừa là năm Còn như GÀ NGOẠI, GÀ TRONG Đầu buổi giao hẹn tùy làng mà chơi TỔ TÔM là thú thảnh thơi Giữ gìn vốn cổ đời đời truyền nhân Một trăm với hai mươi quân.....
TỔ TÔM –TINH HOA VĂN HÓA PHƯƠNG ĐÔNG Vũ Trụ Ba Ngôi “Thiên Địa Nhân” Tổ Tôm một cỗ “Người là Văn” “Vạn Thiên, Sách Địa” như trời, đất “Tam Thể Nhất Vị” cuộc xoay vần Mỗi Quân bốn lá thành “Tứ Tượng” Bộ bài hai sắc ấy “Dương Âm” “Cửu Cung: Chín Số”hàm “Bát Quái” “Ngũ Hành: Năm Chỗ”rõ phi thường Có thêm “Đĩa Nọc” thành “Lục Hợp” “Chén” vào là đủ “Thất Tinh”luôn “Tinh Hoa Vốn Cổ”lưu truyền lại “Di Sản Tinh Thần” của Đông Phương Nguyễn Tiểu Thương TỔ TÔM ONLINE CÔNG BẰNG, CHẶT CHẼ NHẤT “Thước Tàu”, “Thước Việt”chẳng bằng nhau “Một Ly” các xóm chẳng giống đâu “Ngũ Thập” ngày xưa “Tri Thiên Mệnh” Thời nay “Bảy Xọi” vẫn nhuộm đầu “Một Ly Ông Cụ” không phải luật “Lệ Làng Bất Luận”chớ cơ cầu “On-Lai”Luật mới là nghiêm nhất “Ảo-Ghêm” máy cứ tự động vào “Nhấp Chuột” thôi rồi đừng mong nhặt “Đền Làng” chớ có nói trước sau Giàu nghèo trong chiếu như nhau hết Ai biết tóc xanh với bạc đầu. Nguyễn Tiểu Thương-29/8/2021
THIÊN KHAI ĂN KHÀN TRÌNH PHU Thiên Khai Ăn Khàn Trình Phu Là Trình Phu Dọc để cho làng nhìn Còn Phu Bí vẫn để trên Lấy Hai Chén Bất thực “Thiên” và “Khàn” Luật chơi khác ở nhiều làng Tổng hợp vẫn có điểm chung bạn à Góp thêm vài ý nôm na….. Nguyễn Tiểu Thương-11/5/2016 CHỜ CHI NẨY-VÀO THÀNH Tổ Tôm luật “ bất thành văn” Nên chơi phép tắc nhiều vùng khác nhau Thỏ thẻ “ Mod Chín” một câu “Chờ Chi Một Tiếng” đâu đâu cũng rành Chi Nẩy “ thành với chạm thành” Cuối thế kỷ trước mới sinh ấy mà Cho nên chơi ở vùng xa Tay chơi đều hỏi “ sao là Nẩy Chi” Vỗ đùi một tiếng cười khì Đơn Con – Độc Tiếng: Chi Chi Nẩy này… Nguyễn Tiểu Thương 11/5/2016 ĂN LỤC BINH Góp lời với bạn Toàn Xuân Ăn hai Phu Bí gọi thời “ Lục Binh” Có thể Phu đã thành hình Có khi là đón cứ trình vậy thôi “Ngũ Binh”, “Lục Binh” trình rồi Đã ăn thấy phỗng phải ngồi im khe Vốn hay chọc gậy bánh xe Góp lời đừng có trách chê Thương khờ…… Nguyễn Tiểu Thương-11/5/2016 LƯNG GHÉ TRONG TỔ TÔM BÍ TỨ Ớ này bạn Khương Tử Nha “Lưng Ghé” Bí Tứ mới là dùng thôi Tổ Tôm Bí Ngũ năm người Không có “ lưng ghé” bạn ơi có nhầm Từ dùng có thể tùy vùng “Lưng Ghé”, “lưng ghép” vẫn thường gọi tên Bi bô đừng có trách nhen…. Nguyễn Tiểu Thương 11/5/2016 TỔ TÔM-TRÒ CHƠI BÀI LÁ HAY NHẤT Ở ĐỊA CẦU Trên mâm gọi Chắn là Rau Tổ Tôm “hải vị, sơn hào” chẳng so Bởi quân người đánh cũng Ù Tay Chơi đẳng cấp ắt là khác xa Vườn nhà có cỏ có hoa Tổ Tôm mong mãi hiện ra Sân Đình Còn như thích thú thật tình Xin mời đến chỗ nhà mình Tiểu Thương Phố Phượng, Biên Giang, Hà Đông Anh em có đến mở lòng tiếp nghinh “Văn Kỳ Thanh, Bất Kiến Hình” Rất mong gặp anh em mình cùng vui…. Nguyễn Tiểu Thương 11/5/2016
TỔ TÔM CHIẾU Ở ĐÂY Tổ Tôm nếu thật là ghiền Muốn chơi xin hẹn có liền : Tiểu Thương Nhà ở Biên Giang – Hà Đông Lúc nào cũng sẽ mở lòng đón nhau Sân Đình chuẩn bị còn lâu Người chơi đang hiếm mai sau mới thành Vậy nghe mình nói với mình Mong ngày nào có: Sân Đình Tụ Tam Nguyễn Tiểu Thương-29/3/2016 CHƠI TỔ TÔM : ĂN QUÂN ƯU TIÊN, LỘ KHÀN, LỘ BÀI. Tổ Tôm ưu tiên Tròn Bài Điểm Binh, Điểm Bối ai ai rõ rồi Nhưng nói để được cạn nhời Để không mắc lỗi là Người Buôn Phu Ăn Một, Đánh Một Làng cho Ăn Sau, Bỏ Trước thì Đò đến ngay Trình Phu muốn được giãi bày Luật Làng có cấm Trên Tay Lộ Bài Khàn Kín khi đã Ăn Cài Có được phép Lộ xin ai rõ ràng Luật ra minh bạch cả Làng Cho ai đừng phải nhỡ nhàng Đò kia. Tiểu Thương-23/3/2015 TỔ TÔM-THÚ CHƠI TAO NHÃ Các cụ hưu đánh tổ tôm Thiếu chân bắt tớ bé còm học chơi Thiên đường các cụ đi rồi Chiếu tổ tôm cũng hết người “Tụ Tam” Đam mê bài lá còn ham Học theo phường phố vào bàn chắn thôi Chắn so Tổ Tôm : eo ôi Như bát cơm nguội với nồi sốt vang Một bên đuồi đuội dăng hàng Một bên kỳ ảo trăng vàng khó so Một trăm quân, chẳng có phu Trăm hai mươi lại còn gò có lưng Tiểu Thương nước đánh khật khùng Vẫn mong bè bạn học cùng Tổ Tôm Tuổi Tri Thiên đã nền hơn Tổ Tôm, Chắn, Phỏm chẳng còn so đo Đạo Bài không phải hơn thua Trên bàn bài lá cũng như cuộc đời Có gọn ghẽ, có tơi bời Tỏ tường nên mới thấy vui mọi trò Thú vui như của Trời cho Không biết hưởng thụ thời khô tàn đời. Nguyễn Tiểu Thương-1/6/2015 THÚ TỤ TAM = TỔ TÔM Trò chơi ấy của Trời cho Làm trai không biết phí cho cuộc đời Một Trăm cùng với Hai Mươi Kỳ ảo như thể cuộc đời vần xoay Tổ Tôm dù rất Cao Tay Nọc Đì , Mở Nhái vứt bài mà thôi Lại kia mấy chú tập chơi Ăn Chầy, Phỗng Bửa thì thôi Hại Làng Bạch Định gặp chị Thang Thang Bài Chờ, Yêu Đấm dở dang mất rồi Đánh Hai,Ăn Một, bậy rồi Làng mà Bắt Báo thì đời đi tong Bài Ù vừa mới Xướng xong Bị ông Đầu Cánh chỉ thằng Treo Tranh Bài Trên Tay chẳng Thập Thành Nọc còn Một, tham ăn đành đền to Người ta Bất Thực như mơ Còn anh Lấy Chén thành ra "Chởi Cuồng" Tam Văn chê ẩm, chê ương Thất Văn ăn vội làng thương cho Đò Ù Thông khoái chí la to Méo mặt mới nhớ vừa cho Cái Làng Không ăn dọc, lại ăn ngang Bơi Thuyền mới rõ là chàng Buôn Phu Tổ Tôm đánh mãi còn ngu Vài câu tếu táo đợi chờ người chơi Nguyễn Tiểu Thương-2010
ĂN CHỌN PHU 1 Ba Văn “Quân đến trước” Giữ Tôm bỏ không ăn Hạ Bí Tôm dưới chiếu TRên tay Ba Văn nằm Dẫu hai con tay sẵn Làng đến trước ba văn Nếu Bí Tôm chót ăn Thì Ba Văn chờ chết. ĂN CHỌN PHU 2 -Ban đầu “Ba-Bảy”như nhau Hiện Ba Văn trước lắc đầu không ăn Đã vậy đừng ăn Bảy Văn “Phu có trước” định “Bí Tam” mất rồi Tiếc Tôm vơ lấy để ngồi Liều Ba Văn đánh vậy thời “Ra Đê” Luật Chặt Chẽ: Làng mới nghe “Đến sau-Đến trước”: Thiếp-Thê rạch ròi. -P/S: Bài có Bí Tam lẻ Thất văn: 3 văn đến không ăn, ăn 7 văn đến sau, đánh đi 3 văn là báo. NTT-31/7/2021 GỬI CẢ NHÀ: Ù với Thiên Khai của làng khi Dậy. Lệ Làng truyền miệng khác nhau “Nhập Gia Tùy Tục” là câu ghi lòng Nửa Thế Kỷ với Tổ Tôm Mình biết “Động Nọc” mới chồm Thiên Khai Chờ Ù “Bốn Chú” có ai Thì Ù và lấy về bài “Một Quân” Thiên Khai dậy như Quân Làng Chờ đúng nó cứ hô vang Tôi Ù Điều này lạ với cả nhà MOD LẬP TRÌNH sẽ tà tà xét xem “Ù VỌNG” cũng gọi “Lèo Đen” Thêm cước càng thích anh em cùng mừng NTT-31/7/2021 BUÔN PHU “ĐỔI PHU” là phải “LỢI CÂY” Nếu không Game bắt lỗi này “BUÔN PHU” Ban đầu “ĐÈN LỒNG” què trơ Ăn Cửu đánh Thất vậy là “Bằng Quân” Xơi thêm “Bí Tám” thì ngon Ăn Lèo: Chi ấy vốn “tròn phu Yêu”. -P/S: lỗi BUÔN PHU=ĂN ĐỔI PHU KHÔNG ĐƯỢC LỢI QUÂN. NTT-1/8/2021 MỜI GỬI ĐẾN DIỄN ĐÀN “LỆ LÀNG” “Lệ Làng” chỗ bạn có không Cho lên đây để ta cùng bàn thêm Sân Đình có “Dị Luật Game” Trên mạng “DUY NHẤT-ĐẦU TIÊN” Luật này Bạn chơi góp sức chung tay Mỗi người mỗi ý, điều này điều kia Mọi người nói, mọi người nghe Thanh tao, trang nhã vậy thì mới vui “LỆ LÀNG” nói trước tiên rồi Không có “SAI ĐÚNG”tùy nơi,tùy làng Cảm ơn bạn tới diễn đàn Mong trao đổi tiếp rộng đường Tổ Tôm. NTT-2/8/2021 BÀN VỀ “PHỖNG BA ĐÔI” 1 - GAME không cho Phỗng Ba Đôi - Bạn hạ Bí Tứ vậy thời không sao - Riêng mình đã góp ý vào - Ba Đôi phỗng được “Quân nào đánh đâu?” - “Lệ Làng”một số góp vào - Nói “Ba Đôi Phỗng” là trao Đò à - Bẩu rằng lỗi “Phá Phu Nhà - Ăn Phu Làng” bởi vậy mà không cho - Mình soi chẳng thấy Buôn Phu - Cũng không “Ăn Ít” đánh ra “Cho Nhiều” - Thôi đành phải chịu đừng kêu... NTT-2/8/2021 BÀN VỀ “PHỖNG BA ĐÔI” 2 -Các bạn nói Phỗng không xong Xin hỏi phạm lỗi gì làng bắt đây Phá Phu, Đánh Xén liền tay Cốt là “dưới chiếu”không cây lỗi nào “Buôn Phu-Ăn Ít Đánh Nhiều” Mới là phạm lỗi vướng điều luật nha Còn “Lệ Làng” của người ta Nếu không cho Phỗng cũng là chịu thôi... NTT-2/8/2021 “PHỖNG BA ĐỔI”-LỖI GÌ? 3 Vấn đề này đã bàn rồi Vẫn là lỗi “Phỗng Ba Đôi Dọc Liền” “Lệ Làng” đã vậy chớ phiền Đây không nói lý, là “Tiên Đề” mà Chỉ mong xóm gần, làng xa Chứng minh được lỗi để mà yên tâm Không phạm “Đánh Nhiều-Ít ăn” Chẳng “Buôn Phu” cũng không nhầm “Trước Sau” “Lệ Làng” thế, nói làm sao?... NTT-3/8/2021 P/S: Mình vẫn đang hỏi cả nhà “Ba Đôi Dọc Phỗng” lỗi là ở đâu Không dẫn “Lệ Làng” với nhau Đưa ra lý lẽ mong cầu sáng soi Mình vẫn đang hỏi bạn ơi... -“PHỖNG BA ĐÔI”-LỖI GÌ? 4 Các bạn vẫn dẫn “Lệ Làng” Mình muốn tìm lỗi hỏi rằng tại sao “Phá phu nhà” nước bài cao Sao bạn lại bắt “lỗi nào” ở đây “Đổi PHu” bắt báo lỗi này Phải đánh “Quân phu trên tay” cơ mà Người ta xé hai phu ra Tạo ra hơn hẳn ấy là “Ba Lưng” Xin cả nhà thảo luận cùng... NTT-3/8/2021 -“PHỖNG BA ĐÔI”-LỖI GÌ? 5 Hơi buồn đã hết cả ngày Các bạn vẫn nói “LỆ NÀY LÀNG TÔI” Dẫn ra lỗi phạm chưa trôi “TRỜI SINH RA THẾ!”ngậm cười mà đi Nhớ thời phong kiến suy vi “Vua xử Thần tử...”vậy thì “ngu trung” Chúng mình chung sức, đồng lòng Xây dựng bộ Luật Tổ Tôm mới mà “CÔNG BẰNG-DÂN CHỦ-TINH HOA” Tiếp thu “VỐN CỔ” nhưng mà xét soi Mai sau con cháu cùng chơi Không còn thắc mắc: “Luật thời vênh nhau” Từng từ, từng ngữ, từng câu Khoa học, minh bạch, trước sau tỏ tường Mong mỏi dư luận rộng đường Lập thành văn bản cả làng cùng soi. NTT-3/8/2021 PHỖNG BA ĐÔI-LỖI GÌ? 6 BẮT BÁO từ “Quân Đánh ra” Liên quan phu cũ nếu là bị sai Đây người ta “Phỗng Ba Cây” Đánh quân khác “phu trên tay” đổi rồi Vậy căn cứ nào bắt người Hay là chỉ nói: “Làng Tôi Lệ Này” Mình không nói Lệ đúng sai Chỉ mong lý lẽ trình bày phải thông PHỖNG không phải tội trong làng “Phá Phu Nhà” cũng chuyện thường Tổ Tôm NTT-7/8/2021 PHỖNG BA ĐÔI-LỖI GÌ?7 Đúng là vốn cổ tiếp thu Nhưng nên chọn lọc để mà truyền lưu Mình xây dựng Luật cho Game “Khoa Học-Minh Bạch” ưu tiên hàng đầu Để cho con cháu mai sau Chơi Tổ Tôm cũng gật đầu mà theo. NTT-7/8/2021 1- GỬI CẢ NHÀ VỚI MOD LẬP TRÌNH VIỆC PHỖNG 3 ĐÔI LIỀN Hỏi để rộng hiểu biết thôi “Đổi Phu Không Lợi” làng thời bắt ngay Hai phu dọc sẵn trên tay “PHỗng Ba Đôi” dưới chiếu bày “Ba Ngang” Không kèm theo Bí trình làng “Đổi Phu Không Lợi” rõ ràng “BUÔN PHU”. CUỐI TUẦN NÓI CHUYỆN PHỖNG BỊ BÁO Chúng ta cùng MOD xây dựng Luật Game Tổ Tôm trên tinh thần tiếp thu vốn cổ có chọn lọc. Nguyên tắc Luật là công bằng,minh bạch,khoa học. Mỗi Điều Luật được phân tích, chứng minh, không mâu thuẫn với Luật khác. Theo mình việc Phỗng liên quan với các Luật Sau: -Luật ăn ĐỔI PHU(còn gọi là ăn phu đến sau, bỏ phu trước) bị bắt thành BUÔN PHU. -Theo mình ăn ĐỔI PHU buộc phải được LỢI QUÂN, không được ăn 1 đánh 1, tệ hơn là ăn 1 đánh 2 vì ưu tiên QUÂN CÓ TRƯỚC(nằm trong PHU CÓ TRƯỚC). -Dưới Chiếu, ăn Đổi Phu bị xét đến khi đánh đi QUÂN LIÊN QUAN. -Có 2 trường hợp, “Lệ Làng” nhiều nơi đang mâu thuẫn với các luận điểm trên mình trình bày để cả nhà thảo luận. I-PHỖNG 3 ĐÔI LIÊN TIẾP: tức là đổi 2 Phu Dọc thành 3 Phu Phỗng. 1-Đổi Phu mà không đánh đi quân liên quan thì Đổi Phu thoải mái. -Ví dụ: có 2 dọc 456 sách, 456 sách. Phỗng 3 đôi 4,5,6 sách không đánh đi quân 3 sách hay 7 sách nào. Đây là Đổi 2 Phu Dọc thành 3 Phu Phỗng.Vậy thì chẳng có lỗi nào bị bắt cả. -Tuy vậy phải trình được ít nhất 1 Bí kèm theo(Bí 4, Bí 5 hoặc Bí 6). 2-Đổi Phu có đánh đi quân liên quan: -Nếu có đánh đi 1 quân 3 sách(hoặc 7 sách), phải hạ một bí 4 (4 văn, 4 vạn) xuống để trình bày ăn 2 đánh 1. (hoặc Bí 5, Bí 6). -Tương tự, nếu đánh đi 2 quân 3 sách(hoặc 2 quân 7 sách) thì phải hạ được 2 bí kèm theo để trình bày ăn 4 đánh 2. II- PHỖNG 1 ĐÔI VÀ ĐÁNH ĐI QUÂN LIÊN QUAN: Ví dụ: Bài có 345 sách hạ dưới chiếu(6,7 sách trên tay), rác thêm 1 con 6 sách.Phần lớn “Lệ Làng” đều cho phép phỗng 6 sách, đánh đi 7 sách. Theo mình vậy là bị Báo, vì Đổi Phu không ăn được Lợi Quân (ăn 1 đánh 1) là sai. Phu 4567 sách là Phu Có Trước, nên 7 sách là Quân Đến Trước. Phỗng 6 sách là tạo ra Phu Phỗng có sau, là ăn quân 6 sách có sau, do vậy ăn 1 đánh 1 khi Đổi Phu phải bị Báo. III-PHỖNG Ù: nhân tiện nhắc lại 2 trường hợp Phỗng Ù của TTSĐ. 1-Quên Phỗng quân A vẫn được phép Phỗng Ù A: Đây là một sáng tạo của TTSĐ, bảo đảm phù hợp Luật chung là Không Hồi Tố lúc Ù. Công bằng với việc “Đánh Đi còn được ù lại” hoặc “không ù Quân A trước, lại Ù quân A sau”. 2-Nếu không thuộc trường hợp “Ù không phỗng”, nếu có Phỗng A, dù là Yêu hay nằm trong bí, nếu Ù với quân A đều phải báo Phỗng A rồi mới báo ù. Đây là một “dị luật Sân Đình” cũng đang được cả làng tranh luận. IV-CUỐI CÙNG: TTSĐ sắp đi vào thực chiến, rất mong MOD với cả nhà, tổng kết lại các vấn đề còn tranh luận, nhất là các “Dị Luật Sân Đình” để khi chơi, cả nhà không mắc các lỗi oan uổng. Các Dị Luật đã sửa đổi, cũng mong nhắc Lập Trình đã thay đổi để cả nhà cùng biết: ví dụ Dị Luật “Ăn Quân chất khác cùng 1 bí”, “Ăn thêm quân thứ 4,thứ 5 trong phu dọc”, “Phỗng Tái Kiến”, “Trả Chén Dậy Khàn”, “Bất thực trùng trục”, “Ù Chi Nảy lẻ Quân Rác sao”, “Chi Nẩy Lèo”, “Bạch Thủ chạm thành”, “Xuyên 4 Quân Rác”, “Các Khôi”... Nguyễn Tiểu Thương
ĐỒNG TÂM VỚI MOD Em xin chào bác Hữu Sơn Xin phép “Kết Bạn” Tổ Tôm Diễn Đàn Những môn Bài Lá Dân Gian Thời “A-còng” đã ngày càng phổ thông “Lệ Làng” riêng mỗi miền vùng Đang dần đi đến luật chung bác à Game Tổ Tôm Sân Đình ra “ĐẦU TIÊN, DUY NHẤT” bởi là “ON-LAI” Cho nên “Vừa chẳng giống ai” Vừa kết tinh lại trong ngoài bốn phương “TÂM” thời khắc một chữ “ĐỒNG” “TRÍ” thời “MINH BẠCH, CÔNG BẰNG”hợp Game Cộng đồng TÔM THỦ anh em Góp công với MOD làm nên LUẬT này Mọi người chung sức, chung tay “Tổ Tôm Game” chắc sớm ngày ngon thôi. NTT-9/8/2021 ĂN ĐỔI PHU DỌC THÀNH PHỖNG: BÁO! “Hãy nghe điều tôi nói Đừng nhìn bài tôi chơi...” Trao đổi Luật là vậy Chim Cánh Cụt là tôi Còn như “Phỗng Ba Đôi” Nói mãi rồi chưa vỡ Không kể “Lệ Làng” đó! Mình chỉ hỏi: “Lỗi gì?” Phỗng A đánh B đi Dù A, B trong dọc B trong “Phu Có Trước” Sao nỡ phụ tình nhau? Mình nói phải Luật đâu? Bàn bạc cho sáng tỏ Bắt báo phải rành rõ Lỗi này là lỗi gì? Luật tránh dùng “Tiên Đề” “Lệ Làng” tôi nó thế! Hậu nhân khỏi nghĩ suy Xưa chơi toàn quen LỆ Văn bản ghi rõ nghĩa Mong rằng Luật Sân Đình Khác với “Lệ Làng”mình “Truyền Khẩu”nhiều tranh cãi NTT-11/8/2021 / MONG CẢ NHÀ GỬI “LỆ LÀNG” LÊN DIỄN ĐÀN Kêu gọi gần hết cả hơi Cả nhà vẫn cứ mải chơi “quên làm” Có bao nhiêu là “Lệ Làng” Chụp thành “văn bản” đăng dần lên đây Mọi người góp sức chung tay “Kết tinh ý kiến” Game này chuẩn hơn Bớt thói quen chỉ “võ mồm” Yên tâm chỉ rõ: “Lệ Làng nơi tôi” Các bạn hay thảo luận ơi... NTT-17/8/2021 - THƯƠNG MOD LẬP TRÌNH - “LẬP TRÌNH hiểu Tổ Tôm không?” Giọng của Tôm Thủ không trong Sân Đình “CHUYÊN RA” này rất nhiệt tình Đôi khi “nhiệt quá”nên thành “ương ương” Góp sức làm “Game Tổ Tôm” “Cười ra nước mắt” chuyện thường bạn ơi Các MOD rất cố gắng rồi Lập Trình còn lỗi dần trôi hết mà Hôm nay bực bội hét la Tưởng ai nhìn kỹ hóa là “TRUNG QUÂN” Bao năm hát “Điếm Tổ Tôm” “Nước bài sai lạc”om sòm làm chi Hôm nay mưa mát đó nghe... 17/8/2021 BUÔN PHU=ĂN ĐỔI PHU KHÔNG LỢI QUÂN Ăn “ĐỔI PHU” chẳng “LỢI QUÂN” Tổ Tôm Chiếu nhiều “Lệ Làng” vẫn cho Đấy chính là lỗi “BUÔN PHU” “Đổi Phu” không lợi tội to bằng giời “Bí Tam” phu có sẵn rồi “Bắt Rắn” đến trước nhạo cười "Tứ Bưng" Cho nên xưa ấy “Lệ Làng” Vẫn còn bất cập LUẬT càng phải soi Game còn truyền đến nhiều đời Đừng để con cháu nó cười tiền nhân “ĐỔI PHU” mà chẳng “LỢI QUÂN” “Lệ Làng” chơi thế rõ ràng “BUÔN PHU”... NTT-19/8/2021
- KÍNH TỨ CỐ @ Tổ Tôm thời các cụ chơi Kiêng “KÍNH TỨ CỐ” nhiều nơi vậy mà “TỨ THÂN PHỤ MẪU” trong nhà Nếu còn thời đó người ta “KIÊNG Ù” Đó là “Trong CHIẾU” ngày xưa Còn nay trên mạng ù bừa chẳng sao Trích đăng tham khảo chút nào.... NTT-20/8/2021 -P/S: Trích dẫn Từ và Thành Ngữ Tổ Tôm Thế kỷ 20 trong Luật TTSĐ: l-QUÂN KIÊNG: l1: Quân Kiêng đầu hội chơi, người ta kiêng đánh những Quân Bài 6 văn, 9 văn. Nhiều vùng Kiêng kỹ, cả 4 sách, 7 sách. l2: Quân Kiêng Cước Sắc: một số nơi người ta Kiêng Ù bài Kính Tứ Cố (bài đen tuyền chỉ có 4 Quân Ông Cụ), nhất là khi còn Tứ Thân Phụ Mẫu. - ĐỔI PHU-CHỌN PHU-BUÔN PHU - Trong mọi nước bài “ĐỔI PHU” - “LỢI QUÂN” là được ai tru chéo gì - Bắt Báo chỉ có một khi - “Ăn một đánh một” tội thì “BUÔN PHU” - “CHỌN PHU”, “ĐỔI PHU”, “PHÁ PHU” - Xét suy cho đúng chơi như “Đổ Thần” - “Game-ON” hoàn thiện Luật dần - “Từ Và Thành Ngữ...” cũng cần xem thêm - Ăn “Nhất Văn” nhớ đầu tiên - Hạ thêm “Nhị Vạn” trình lên tỏ tường - “Ăn hai Nhị Vạn” lợi hơn - Đánh đi có một rõ ràng Ba Văn. NTT-21/8/2021 CHỊU BÀI-BỎ BÀI “Bỏ Bài” ở “Chiếu Làng” mình Cũng không khuyến khích để thành “bài bây” “Bỏ Bài” nộp “Một Dịch” ngay Cho vào trong đĩa rời tay khỏi hồi Làng hòa thì được cái thôi Làng ăn Gà cũng bị toi theo làng Nhà dưới tiếp tục Ù Thông Vẫn vào gà đủ cho làng “Số Khôi” “On –Game” cũng vậy mà thôi Và chỉ được “Bỏ Một Người” ngồi xem Bàn thiếu thì khỏi phải xin... Nguyễn Tiểu Thương-23/8/2021 CƯỚC Ù KÍNH TỨ CỐ XƯA Từ xưa các cụ “Kiêng”rồi Không thấy giải thích với người làm sao “Chiếu Làng” chẳng rõ thế nào Cứ Kiêng chẳng biết vì đâu: “Cho Lành” “Linh Tại Ngã...Tại Ngã Linh” Từ “Tâm Động Quỉ Thần Kinh”đó mà Còn Kiêng mấy thứ nữa nha Bạn muốn tìm hiểu ắt là phải xem Cũng như “CƯỚC SẮC BỘI” thêm Phải biết tường tỏ mới yên lòng Ù. Nguyễn Tiểu Thương-24/8/2021 SẾP SONDAT XƠI GÀ 40-MÓNG ĐỎ Hôm nay “Trời đi vắng” Sếp mình đã vồ gà Móng đỏ “Bốn Yến nặng” Eo ót vừa tầm nha. Từ ngày Tổ Tôm ra Sếp đi ba sào đất Kiểu này rồi hết tất Thành “SƠN DẮT” gà non. CHẮN THỦ ĐÔ hết hồn Chạy quanh tìm “Sếp Nhớn” “SƠN ĐẤT” nay hết ruộng Vì xơi gà “Bốn Mươi”... Nguyễn Tiểu Thương-26/8/2021 TỔ TÔM –TINH HOA VĂN HÓA PHƯƠNG ĐÔNG Vũ Trụ Ba Ngôi “Thiên Địa Nhân” Tổ Tôm một cỗ “Người là Văn” “Vạn Thiên, Sách Địa” như trời, đất “Tam Thể Nhất Vị” cuộc xoay vần Mỗi Quân bốn lá thành “Tứ Tượng” Bộ bài hai sắc ấy “Dương Âm” “Cửu Cung: Chín Số”hàm “Bát Quái” “Ngũ Hành: Năm Chỗ”rõ phi thường Có thêm “Đĩa Nọc” thành “Lục Hợp” “Chén” vào là đủ “Thất Tinh”luôn “Tinh Hoa Vốn Cổ”lưu truyền lại “Di Sản Tinh Thần” của Đông Phương Nguyễn Tiểu Thương 29/8/2021 P/S: “Lục Hợp” = “5 chỗ” + “Đĩa Nọc”; “Thất Tinh” = “Lục Hợp” + “Chén”. TỔ TÔM ONLINE CÔNG BẰNG, CHẶT CHẼ NHẤT “Thước Tàu”, “Thước Việt”chẳng bằng nhau “Một Ly” các xóm chẳng giống đâu “Ngũ Thập” ngày xưa “Tri Thiên Mệnh” Thời nay “Bảy Xọi” vẫn nhuộm đầu “Một Ly Ông Cụ” không phải luật “Lệ Làng Bất Luận”chớ cơ cầu “On-Lai”Luật mới là nghiêm nhất “Ảo-Ghêm” máy cứ tự động vào “Nhấp Chuột” thôi rồi đừng mong nhặt “Đền Làng” chớ có nói trước sau Giàu nghèo trong chiếu như nhau hết Ai biết tóc xanh với bạc đầu. Nguyễn Tiểu Thương-30/8/2021
GỬI CẢ NHÀ Bài “Tổ Tôm Diễn Ca” mình viết năm 2010, khi thảo luận Luật chơi Tổ Tôm với bút danh Người Buôn Bán Nhỏ(Nguyễn Tiểu Thương). Mình xác minh nguồn gốc, xuất xứ của bài viết để Game Tổ Tôm Sân Đình sử dụng cho minh bạch. Sau đó mình có viết thêm bài “Thú Tụ Tam” bổ sung cho các Hội làng chơi Tổ Tôm Điếm, kèm với các Qui định luật lệ chơi Tổ Tôm. Nguyễn Tiểu Thương
Diễn Đàn chanphom.com. Báo lỗi TT: 15/3/2022 GỬI BẠN CR TIEN VỚI CẢ NHÀ Lập Trình đúng vậy bạn ơi Mình nói không giống kiểu chơi làng mình “Không hạ Bát” “hai phỗng uỳnh” “Quàng Khăn”mặc kệ tơ tình vướng đâu “Quân Liên Quan” chẳng đánh nào “Buôn Phu” sao lại “Đò Trao”thế này Trong bàn mình đã tỏ bày Mình thấy đánh đúng, nhưng “Sai Lập Trình” Thôi đành kêu với “Thiên Thanh” Chờ mong “Bao Chửng Sân Đình” xét soi... -P/S: 1-Bí Ngũ thừa 5 văn, phỗng 6 văn đánh 4 văn: Game OK. 2-45678 văn, rác 7 văn: phỗng 7 văn đánh 8 văn: Game OK 3-Vậy mà ủn bạn xuống sông “Chèo Đò”, thương quá...!!!.... Nguyễn Tiểu Thương Đời Sau Mới Có Thơ Rằng: Kẻ “Test – Kiss” không bắt Chị bán bánh tóm vô Sai đúng thật mịt mờ Thương dân đen “thấp cổ”....
CHÍN LƯNG TRONG THÚ TỤ TAM TỔ TÔM CÒN GỌI “ TỤ TAM” CỬU SÁCH , ÔNG CỤ, THANG THANG QUÂY QUẦN NHẤT VẠN, NHẤT SÁCH, CỬU VĂN TAM, NHỊ, NHẤT MỘT HÀNG VĂN CŨNG TƯỜNG CỬU VẠN, CỬU SÁCH, THƯƠNG THƯƠNG BÁT SÁCH, CỬU VẠN , TÌM ĐƯỜNG NẢY CHI MUỐN TÌM ĐƯỢC CHÚ TÔM KIA TAM VẠN, TAM SÁCH, CẬP KÈ THẤT VĂN THIÊN KHAI, GỌI PHỖNG, NẰM KHÀN BA TRÙNG PHU ẤY CŨNG LÀM MỘT LƯNG CUỐI CÙNG MỘT CÁI BÍ SƯỜN NHỊ VẠN, NHỊ SÁCH, BÁT VĂN XẾP HÀNG TỔ TÔM BÍ NGŨ MỘT LƯNG BÍ TỨ QUÂN LẮM NHẬP NHẰNG ĐÒI HAI BA NGƯỜI BÀY ĐÁM SỬU TÀI CHÍN LƯNG TỐI THIỂU NHẮC AI GHI LÒNG NGỒI CHƠI NGƯỜI THẲNG NGƯỜI CÒNG TỐN VẢI MÀ KHÉO THÀNH THẰNG KHÔNG LƯNG VĂN, VẠN, SÁCH QUẬY TƯNG BỪNG BỐN QUÂN, MƯỜI SỐ CÓ LƯNG MỚI Ù. NGUYỄN TIỂU THƯƠNG. VỊNH KỲ ÁN TỔ TÔM Chữa bài tội trảm, án ba năm Vậy là quá nhẹ, chẳng hàm ân Lộc vua hưởng mãi, còn phản phé Đức đâu để nói chuyện quân thần Tượng hình chữ ấy nghìn tranh vẽ Chỉ có một bồ nạt chúng nhân Ngẫm lại tích xưa qua chuyện kể Tài ấy, tội kia phải “Tru Thần”?... Nguyễn Tiểu Thương
GỬI CẢ NHÀ Nghỉ lễ 1/5/2022 mình sưu tầm một số bài thơ của nhiều tác giả có liên quan trò chơi Tổ Tôm. Rất mong các bạn sưu tầm thêm đưa vào mục Tổ Tôm Diễn Ca cho phong phú. Nguyễn Tiểu Thương. TỰ TRÀO Cũng chẳng giàu mà cũng chẳng sang, Chẳng gầy chẳng béo, chỉ làng nhàng. Cờ đương dở cuộc không còn nước, Bạc chửa thâu canh đã chạy làng. Mở miệng nói ra gàn bát sách, Mềm môi chén mãi tít cung thang. Nghĩ mình lại ngán cho mình nhỉ, Mà cũng bia xanh, cũng bảng vàng. Nguyễn Khuyến KHẤT NỢ Thân "bát văn" tôi đã xác vờ. Trong nhà còn biết "bán chi" giờ? Của trời cũng muốn "không thang" bắc, Lộc thánh còn mong "lục sách" chờ. Thiên tử "nhất văn" rồi chẳng thiếu. Nhân sinh "tam vạn" hãy còn thừa. Đã không "nhất sách" kêu chi nữa? "Ông lão" tha cho cũng được nhờ! Tổ tôm tên chữ gọi "hà sào", Ðánh thì không thấp cũng không cao. Ðược thì vơ cả, thua thì chạy, Nào! Nguyễn Công Trứ Thú tổ tôm Nhân sinh quí thích chí, Cuộc ăn chơi chi hơn thú tụ tam, Tài kinh luân xoay dọc xoay ngang, Cơ điều đạc quân ăn đang đánh. Gọi một tiếng, người đều khởi kính, Dạy ba quân, ai dám chẳng nhường ? Cất nếp lên, bốn mặt khôn đương; Hạ bài xuống, tam khôi chiếm cả! Nay gặp hội quốc gia nhàn hạ, Nghĩ ăn chơi thú nọ cũng hay, Gồm hai văn võ trong tay! Nguyễn Công Trứ Đánh tài bàn Thơ » Việt Nam » Cận đại » Nguyễn Thiện Kế Tài bàn, tài bàn! Ai sinh ra chàng? trăm hai mươi quân, phu ba kéo hàng. Cũng vạn, cũng sách, cũng chi, lão, thang. Nào ăn nào đánh, muốn dọc muốn ngang. Có gì lạ đâu, tổ tôm một phường, có gì khác đâu, khác chín lưng khàn. Từ khi mới sang, vác mặt nghinh ngang; đi đâu theo đó, sum họp thành hàng. Nguyên ngươi ở đâu? Ngươi ở bên Tàu. Tên ngươi ai đặt? Họ ngươi ai đầu? Trong phường dệt gấm, chú chiệc bán dầu. Vài mươi năm trước, qua nước Nam Việt, xưa chửa biết ai, nay ai cũng biết. Càng quen thuộc lắm, chơi bời càng riết; kể mặt làng chơi, tín sao cho xiết. Thím khách, cô tây, bác thông cậu ký, thày giáo thày nho, cụ tổng cụ lý; ông cả, bà lớn, bố cu, mẹ đĩ; đến cả sãi chùa, cùng đàn trẻ bé; rằng buồn ông chơi, thấy vui cháu ké. Nơi thời: Lầu hồng gió cuốn, gác tía giăng soi; đèn pha lê thắp, sập vân mẫu ngồi; kẻ hầu bốc nọc, đứa chực chia bài; trăm nghìn không kể, chơi lấy kẻo hoài. Nơi thời: Mấy mặt làng nho, vài người bạn cũ; điếu thuốc miếng giầu, câu thơ vần phú; ngày hãy còn dài, ta chơi cho bõ. Lại kìa: Mấy cậu dẻo giai, mấy ả mày ngài. đồng hồ túi áo, kim cương hoa tai. Ma-đam me-sừ; móc lưng cỗ bài. Chim chuột là cốt, được thua cũng lời. Lại kia: Nhà tranh rếch rác, giường tre lệch lạc, thằng quần lồng bàn, đứa khăn mảnh bát, xỏ lá một phường, bợm keo một loạt, thuốc khét râu ngô, nước bung chè hạt. Người mười đồng xu, bài một cỗ nát. Ngọn đèn lờ mờ, năm canh xào xạc. Thôi thôi thôi thôi, chú tài thím tài, ông bàn bà bàn, xin xuống tàu trước, cả nước tôi van! Nguồn: Việt Hán văn khảo, Phan Kế Bính, Mặc Lâm xuất bản, Sài Gòn, 1970 Cuộc đời những quân bài tổ tôm Những quân bài xuất xứ từ đâu? Câu hỏi bâng quơ bồi hồi xúc động Nó dai dẳng bám vào đời sống Từ đời này nối tiếp đời sau Cuộc đỏ đen hằn trong trí rất sâu Ta nhớ chúng quen từng nét mặt Chờ một quân ngóng mòn con mắt Còn hơn mong đợi vợ con mình Những quân bài đi qua như thể vô tình Anh Cửu Vạn cả một đời vất vả Chị Bát Sách ngồi lê nhàn nhạ Thằng Chi Chi khệnh khạng theo hầu Ù, có lèo—thong thả từng câu Giữa cửa chì không sợ ai tranh mất Ù một ván cũng là chật vật Đến ván sau đợi mãi không ù Mười chín quân đen—bạch định cố chờ Đến giữa cửa lại là quân Cửu Sách Anh vác đèn thờ ơ đáng trách Sang nhà bên làm một ván ù suông Cô Ngũ Văn chắc còn bận yêu đương Đến chậm trễ mất ván bài bạch định Tên Tam Vạn xun xoe xu nịnh Đi với thằng Tam Sách, Thất Văn Sống trong đây cũng dễ làm ăn Hãy cảnh giác có tên phản bội Chị Tứ Sách phân vân chờ đợi Đến cửa ai để bạch thủ, chiếu ù Đời vẫn xoay quanh như chiếc đèn cù Đốt thời gian đỏ, đen trong chốc lát Cô Nhất Văn suốt ngày ca hát Làm khổ chồng—anh Tứ Vạn kéo xe Muốn vươn lên—cơm áo cứ nặng đè Sống lam lũ mà vẫn hoàn túng thiếu Không gặp may ta đành cam chịu Đời như anh Cửu Vạn khổ triền miên Lấy chị Thang Thang có một đứa con riêng Chị không dám nhìn lên, đầu cúi xuống Nỗi buồn chán đi vào tâm tưởng Âm thầm không một chút van xin Trên Thiên Đình nếu người có phép tiên Cũng bất lực cảnh trần gian hội tụ Họ không sống cuộc đời ủ rũ Vui với nhau trong một ván bài chơi Vui với nhau để phút chốc quên đời Họ không biết tiến thân ba tấc lưỡi Họ không sống cuộc đời luồn cúi “Báo cáo anh”—quỳ gối khom lưng Có một quân bài bưng lễ biếu dâng Mụ Tứ Văn chính là quân đút lót Mụ sống bất lương—chuyên nghề luồn lọt Ở nhà lầu Ngũ Vạn giầu sang Lừa gạt chàng Nhị Sách lang thang Chàng chống gậy đi cầu may hạnh phúc Đời nhân từ có điều gì oan ức Ông già làng xách gậy đi đâu? Vào nhà ai tìm ba cụ bạc đầu Kính tứ cố làm ván bài kết thúc Chưa hết buồn đau—còn nhiều uẩn khúc Còn nhiều tên giấu mặt lọc lừa Hiện hình lên con Thất Sách trơ trơ Nửa giấu mặt, nửa cười nham hiểm Cứ để nguyên hình không cần trang điểm Những quân bài hiện rõ hình thù Buổi sáng nào trời, đất âm u Anh Lục Vạn vác mai đi đào huyệt Cuộc sống của anh nhờ vào người chết Ngửa mặt cầu xin Thượng Đế động lòng Đời giầu sang mà vẫn trắng tay không Chỉ dám “nhờ xa” chưa hạ bài trắng chiếu Là số phận ngậm ngùi cam chịu Cùng vùi vào đen đỏ rủi may thôi Số phận những quân bài giống hệt cuộc đời Cuộc đời ăn may tạm thời chấp nhận Hãy kiên nhẫn để chờ ngày kết luận Đời công minh trong cuộc sống nhân từ Đốt đèn lên—chàng Cửu Sách vô tư Ta vào hội với tình yêu ưu ái Ta vào hội cho đời trẻ lại Quên sầu đau trong một nỗi buồn riêng Mời bạn bè. Tất cả anh em Cùng kết thúc Ván-Bài-Đời-Cay-Đắng. Tác giả: Việt Phong -P/S: bài thơ này tác giả Việt Phong gửi tặng Nguyễn Tiểu Thương: VIỆT PHONG -Vancouver, 11/2012 Cuộc đời những quân bài tổ tôm (Thân tặng Nguyễn Tiểu Thương) Chơi Cuộc Tổ Tôm Bực chẳng nhẽ anh hùng khi vị ngộ Như lúc đen chơi cuộc tổ tôm Bài chạm thành cuối cánh phỗng ầm ầm Ngồi thôi chẳng bốc quân rác rãnh Cũng có lúc không chi thì bát sách Cũng có khi bạch định bốc yêu hồng Cất bài lên ông lão vẫn lẩn vòng Không đâu cả gặp kề năm bảy phỗng Cũng có lúc tôm lèo lên chờ rộng Vớ phải thằng bạch thủ phỗng tay trên Gớm ghê thay đen thực là đen Sắc như mác cũng thua thằng vận đỏ May mắn nhẽ hữu duyên năng tái ngộ Bĩ cực rồi đến độ thái lai Tiếng tam khôi chi để nhường ai Hết bạch lại hồng, thông mãi mãi Nào những kẻ tay trên ban nãy Ðến bây giờ thay thảy dưới tay ta Tiếng bài cao lừng lẫy gần xa Bát vạn ấy người ta ai dám đọ Thế mới biết tổ tôm có đen thì có đỏ Thì anh hùng vị ngộ có lo chi Trước sau, sau trước làm gì. Thi Sĩ : Trần Tế Xương GIẢI MÃ BÍ ẨN TỔ TÔM (1) Thứ năm - 23/12/2010 01:34 (NCTG) Tổ Tôm là trò chơi bài dân gian – một sinh hoạt văn hóa đỉnh cao của người Việt đã ăn sâu trong mọi ngóc ngách đời sống và tâm thức dân gian. Ở Việt Nam xưa, khi khâm liệm người chết thì người ta rải bộ bài vào trong quan tài với quan niệm người chết sẽ có 120 quan quân bảo vệ và có bộ bài tiêu khiển ở thế giới bên kia, có nơi bỏ ra hàng Yêu (yêu nghiệt, yêu quái) và quân Bát Sách (Bát gàn) với ý nghĩa là người chết sẽ được đầu thai ứng với những quân bài như Cửu Vạn thì làm người khuân vác, Tam Sách thì làm nghề sông nước, Tứ Sách thì làm bưng bê, phục vụ… Ngoài ra còn nhiều luật tục như hội Tổ Tôm trong đám cưới, các cuộc liên hoan, hội họp rất vui khi khai hội ù “Thập điều” vì cho là điềm may mắn cho đôi trẻ hay báo hiệu niềm vui và kiêng ù Bạch Định với quan niệm Bạch Định là trắng tay, đổ vỡ, phá sản hoặc như trong đám tang kiêng ù “Kính tứ cố” và “Kính cụ”. Khi làm lễ cất nóc nhà thì chủ nhà mời nhưng người đức cao, quyền trọng đến chơi bài và khi nào có người ù được ván “Thập hồng” (hoặc bài “Tám đỏ” nếu chơi Chắn) thì lấy toàn bộ quân bài của người đó đóng lên cột, kèo, đầu hồi của mái nhà để lấy phước lấy may với quan niệm nghiệp làm ăn gặp vận đỏ, phát tài phát lộc và hội chơi sẽ kết thúc chỉ khi có ai ù được “Thập hồng”, “Tám đỏ” thì dừng cuộc chơi và ngả cỗ ăn mừng… Trò chơi được các tổ chức xã hội, chính quyền xưa nâng tầm trở thành sinh hoạt văn hóa cộng đồng – Tổ Tôm Điếm, một sinh hoạt văn hóa, văn nghệ và giáo dục không thể thiếu trong các lễ hội dân gian. Người xưa nói: “Làm trai biết đánh Tổ Tôm Uống chè mạn hảo, xem nôm Thúy Kiều” Bởi thế mới có ca dao cổ súy cho văn hóa chơi bài trong dân gian: “Người ta khuyến học khuyến tài Riêng tôi dở người đi khuyến Tổ Tôm”
LỊCH SỬ TỔ TÔM TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM Truyền thống Việt Nam, các trò chơi dân gian rất ít được ghi chép lại. Thời chữ tượng hình hầu như là không có, vì nghèo chữ quá. Mới đây, con gái mình mua tặng cuốn “VĂN ĐÀN BẢO GIÁM”(1926-1934) của tác giả Trần Trung Viên; NXB Văn Học in năm 2018.Cả tối còn mải ngồi bàn chơi Tổ Tôm khu Chánh Tổng. Tàn đêm nhìn thấy sách mình đọc lướt mới biết trong văn học Việt Nam, nhiều cây bút lớn đã nói đến Tổ Tôm. Có mấy vấn đề nổi lên: 1-Trò chơi Tổ Tôm được người Việt chơi từ chậm nhất là nửa đầu Thế kỷ 18. Từ năm sinh và tác phẩm của cụ Nguyễn Công Trứ(1788-1858) chứng minh điều này.Một trò chơi, thấm vào văn chương sâu như vậy, ít ra cũng tồn tại trước đó năm bảy mươi năm. Trong bài thơ “ĐÁNH TỔ TÔM” cụ Nguyễn Công Trứ còn nêu tên Hán Việt của trò chơi là “HÀ SÀO”, nghĩa là “Tổ của con Tôm”. 2- Lúc đó, chưa có chữ quốc ngữ, đương nhiên bộ bài Tổ Tôm được in bằng một loại chữ gần giống chữ Hán cách điệu như ta thấy. Nếu của người Hoa, chắc chắn họ phải dùng chữ Hán rồi. Tác giả Trần Gia Anh trong tác phẩm “Việt Nam Đặc Sản Bài Lá”-2010(NXB Thanh Hóa) có viết: “Trên trang của Web Trung Quốc: poker168.com cũng giới thiệu bộ bài Tổ Tôm nhưng chỉ chú thích là bộ bài xuất xứ từ Việt Nam và được lưu hành ở Việt Nam”. Lúc đó giao lưu văn hóa Việt Nhật rất hạn chế,toàn đi biển bằng thuyền nhỏ mà, nên phong cách trang phục trong cỗ bài Tổ Tôm cũng không xác định trò chơi đó của người Nhật.Hình ảnh này, có lẽ nguồn gốc từ việc lưu truyền các mẫu bản in giữa nhiều quốc gia Đông Á. Nghề in của người Việt đã phát triển từ đầu thế kỷ 15, khi Hồ Quý Ly cho lưu hành tiền giấy. Nghề in được mở rộng ở Việt Nam do ông tổ nghề Thám Hoa Lương Như Hộc(1420-1501). Nhiều học giả Nhật cũng xác định trò chơi Tổ Tôm không phải xuất xứ từ Nhật. Bởi vậy, ý kiến giả định bộ bài Tổ Tôm có thể xuất xứ từ Trung Quốc hoặc Nhật Bản là không có cơ sở. Tổ Tôm đúng là trò chơi bài lá của Người Việt tại đồng bằng Bắc Bộ có từ gần ba Thế kỷ nay. 3-Một số từ ngữ khi chơi Tổ Tôm, còn lưu truyền đến bây giờ, có vài từ biến đổi(chỉ xét trong tác phẩm văn học nói đến): 3a-Chơi Tổ Tôm khi đó còn gọi là “Thú Tụ Tam”. Các bài viết đã mô tả ăn phu dọc, phu bí như bây giờ(xoay dọc, xoay ngang)... 3b-Ù Thập Điều(Thập Hồng) lúc đó còn gọi là “Thập Xích”. 3c- Các quân không nằm trong phu tròn đã gọi là “Quân Rác”. 3d-Thành ngữ “Hơn chực, kém đừng” chắc không phải từ “Trực”, nếu thế có nghĩa khác. Thành ngữ này mình còn lưỡng lự khi xác định ý nghĩa. “Trực” của “trực tiếp”, “trực ban” khác nghĩa “Chực” của “chực chờ”, “ăn chực”. Mod1 SĐ đã trao đổi vấn đề này với mình và tạm thời thống nhất từ “Chực” là phù hợp. -Lập Luận: “HƠN” phải “Định lượng, định tính” được để Làng xem: là “HƠN QUÂN ĂN”bằng việc “Đếm quân Ăn Đánh dưới chiếu theo Luật”. Không sử dụng các lý do mơ hồ, không trình được với Làng dưới chiếu như “Hơn Quân Đánh để bài tròn, bài thành”...Vì chưa Ù thì “bài kín trên tay nào ai hay biết”. Hoặc “Lợi Bài” của người ăn đánh chứ với Làng có lợi gì đâu mà Làng chấp nhận. -Các bạn Tôm thủ có dùng thành ngữ “Hơn Chực Kém Đừng” không? Ý nghĩa của nó chỗ các bạn giải thích sao nhỉ, cho mình biết với. 4-Kết luận: Nhân thể tàn đêm mất ngủ, đọc sách và gửi tới cộng đồng Tôm thủ những điều thú vị trong văn học với trò chơi Tổ Tôm. Mình trích dẫn dưới đây các bài thơ hoặc trích đoạn, có chú thích số trang, tên tác giả để tiện mọi người tra cứu. Nguyễn Tiểu Thương-01/07/2022 1-NGUYỄN CÔNG TRỨ(1778-1858) 1a-THÚ TỤ TAM(Trang 800) Nhân sinh quý thích chí, Chẳng gì hơn vui cuộc tụ tam. Tài kinh luân xoay dọc xoay ngang, Cơ điều khiển quân ăn quân đánh. Gọi một tiếng người đều phải kính, Dậy ba quân ai dám chẳng nhường. Giơ phỗng lên bốn mặt khôn đương, Hạ bài xuống tam khôi chiếm cả. Nay gặp lúc quốc gia nhàn hạ, Nghề ăn chơi thú nọ cũng hay. Gồm hai văn võ trong tay! 1b-KHẤT NỢ THUA TỔ TÔM(trang 100) Thân bát văn tôi đã xác vờ. Trong nhà còn biết bán chi giờ? Của trời cũng muốn không thang bắc, Lộc thánh còn mong lục sách chờ. Thiên tử nhất văn rồi chẳng thiếu. Nhân sinh tam vạn hãy còn thừa. Đã không nhất sách kêu chi nữa? Ông lão tha cho cũng được nhờ! Tương truyền lúc thiếu thời, Nguyễn Công Trứ có lần đánh tổ tôm bị thua nợ tiền một ông lão. Nhiều lần bị ông lão đòi tiền mà không có để trả, Nguyễn Công Trứ làm bài thơ này để xin được khất nợ. Mỗi câu trong bài đều dùng tên một con bài trong tổ tôm, nhưng trong câu lại mang nghĩa khác 1c-HÀN NHO PHONG VỊ PHÚ (Trang 700) .................. “Cỗ bài lá, ba đời cửa tướng, hàng văn sách mập mờ”... .......................... 1d- ĐÁNH TỔ TÔM .... Tổ tôm tên chữ gọi hà sào Ðánh thì không thấp cũng không cao Ðược thì vơ cả, thua thì chạy Nào! Nguồn: Thơ văn Nguyễn Công Trứ do Trương Chính biên soạn & giới thiệu, NXB Văn học, 1983 2-NGUYỄN KHUYẾN(1835-1909) PHÚ THẦY ĐỒ NGÔNG(Trang 717) ...”Tổ Tôm, tổ tép chi gian Bạch Định, Thập Hồng Chèo đò Phó Duyệt”.... ...”Rượu bứ cung thang, múa ba hoa chi mép Văn gàn bát sách, rung chữ ngũ chi đùi”... 3-TRẦN TẾ XƯƠNG-TÚ XƯƠNG(1870-1907) -ĐÁNH TỔ TÔM(Trang 829) Bực chẳng nhẽ anh hùng khi vị ngộ[1], Như lúc đen chơi cuộc tổ tôm[2], Bài trạm thành cuối cánh phỗng ầm ầm, Ngồi thôi chẳng bốc quân rác rảnh. Cũng có lúc không chi thì bát-sách, Cũng có khi bạch-định bốc yêu-hồng; Cất bài lên ông lão vẫn lẩn vòng, Không đâu cả gặp kề năm bảy phỗng. Cũng có ván tôm lèo lên chờ rộng, Vớ phải thằng bạch-thủ phỗng tay trên. Gớm ghê thay đen thực là đen! Sắc như mác cũng thua thằng vận đỏ. May mắn nhẽ hữu duyên năng tái-ngộ, Bĩ cực rồi đến độ thái lai; Tiếng tam-khôi chi để nhường ai, Hết bạch lại hồng, thông mãi mãi. Nào những kẻ tay trên ban nãy, Đến bây giờ thay-thảy dưới tay ta; Tiếng bài cao lừng-lẫy khắp gần xa, Bát-vạn ấy người ta ai dám đọ. Thế mới biết tổ-tôm có đen thì có đỏ. Thì anh hùng vị-ngộ có lo chi; Trước sau, sau trước làm gì? 4-PHẠM QUANG SÁN(1874-1932) PHÚ CỜ BẠC(Trang 692) ...”Tổ Tôm, Tài Bàn. Thua canh này ta bày canh khác Thông Tôm Lèo, Chi Chi, Thập Xích; Khi lên trời cũng chiều lòng”... ... “Còn ăn hết nhịn Hơn chực kém đừng”... 5-THƠ KHUYẾT DANH PHÚ RĂN CỜ BẠC (Trang 732) ...”Một trăm hai mươi quân chằn chặn, ba hàng ngang dọc đảo điên”... ...”Đến lúc họa lại thần ám, bài xoay quanh bỏ phỗng, bỏ ù”...
Hội làng sinh hoạt vui quá. Kính các cụ mấy vần thơ về Tổ Tôm nhà cháu làm thời @4.0 ạ. Trân trọng. Thơ Tổ Tôm Tối qua nằm chờ Chi nẩy Nào ngờ làng phạt “Khê khàn” Đành ngậm ngùi chưa được phận Trách gì miệng lưỡi thế gian Mới hiểu ngày xưa Bá Quát Phạt Tự Đức lỗi “Chèo đò” Để sau đời mình phải trả Suông tình bỗng hoá tội to Thôi thì bảo Đời là vậy Thiếu gì thằng “Phỗng cửa chì” Láo khoét gian manh giả dối Một ngày giời đẹp bỗng đi Cũng chỉ vào hàng Nhị Sách Mơ cùng Nhị Vạn, Bát Văn Đời chiều “Hoa rơi cửa Phật” Lại tưởng mình Thập điều chăng Thôi cứ xem mình Cửu Vạn Ù suông con Tứ xe bò Phỗng Chi cũng thành vô vị “Dậy Khàn” Bát Sách đâm lo Kệ cha thói đời xảo trá Một phường Tam Vạn, Lục Văn Than ôi toàn rác cùng rác Tam khoèo, Thất Vạn sún răng Một ngày kia về Cửu Sách Bạn cùng Ông Cụ, Thang Thang Mặc cha nó phường Lục Vạn Bỏ đời còn đấy thở than Ý tưởng ra toàn Thất Sách Tương lai một sắc Chi Chi Cuối đời còn mơ Cá Chép Khư khư chờ Phỗng, Cụ đi… (18/5/2022)
MỘT CHIẾU TỤ TAM Tạo Hóa gây hí trường Đèn Cù xoay lóa mắt Giả giả cùng thật thật Thây kệ cái sự đời Tụ Tam một chiếu vui Quên bộn bề trần thế “Nhân sinh quí thích chí...” “Vui sống quẳng gánh lo...” Đời không giống bài thơ Người chẳng là con rối Chiếu Tụ Tam mỗi tối Ai buông mối sầu riêng... Nguyễn Tiểu Thương-10/07/2022
SƯU TẦM ĐƯỢC BÀI VIẾT TRONG BLOG NGƯỜI XỨ THANH 07/03/2010 CHỦ NHẬT, 7 THÁNG 3, 2010 Bài phú tổ tôm Anh tôi tuổi kể ra thì cũng chưa lấy gì làm nhiều, nhưng ông này thuộc loại dị nhân, tôi vẫn nghĩ ổng vừa hết tuổi quàng khăn đỏ là ổng nhảy bổ vào tổ các cụ trồng cây. Ông rất mê những thứ có vẻ cổ (cổ thật hay cổ giả thì chưa biết), từ vợ (nói vụng) đến sách vở, văn thơ, thậm chí đến cả cách giải trí ổng cũng chỉ mê những thứ cổ cổ một chút như tổ tôm tổ tép chẳng hạn. Tôi thì không được giống ông ấy, những cái gì mang hơi hướm tổ hưu là tôi tránh rõ xa. Thôi thì mình đã thất học lại lấc cấc thì với các bậc đạo cao đức trọng lúc nào cũng nghiêm trang mực thước mình nên kính, viễn là hơn. Tết, đọc blog của ổng (à quên, ổng cũng chơi bờ lốc bờ leo, cái này thì không cổ lắm) thấy ổng vừa viết văn tế, viết hịch lại vừa quảng cáo cho trò chơi tổ tôm. Tôi ngại quá, chẳng lẽ mình thua anh thua em mãi cũng ngượng vì thế lọ mọ kiếm được một bài phú cổ nói về thú tổ tôm. Đăng lên đây, một công đôi việc, vừa chứng tỏ mình không đến nỗi a bờ cờ về tổ tôm, chắn cạ, vừa có thể ăn theo nói leo được về cổ văn. Bài phú tổ tôm (độc vận) Trần văn Nghĩa Bảy mảng trên tay Ba hàng trước mắt; Khi thừa nhàn giở cuộc tụ tam Trường đồng lạc vào hàng đệ nhất. Hội gặp thiên khai thái vận, gần xa đâu chẳng mừng ran Cuộc chơi thượng đẳng trí cao, to nhỏ đều cùng vui thật. Thuở ấy: Rảnh việc thông mang, Có chiều an dật. Chuyện bất can nghe cũng nhàm tai, Buổi vô sự ngủ đà chán mắt. Khách đài các một mùi một lịch: chè sen, rượu cúc, tiệc hứng vui vầy. Nhà phong lưu mỗi vẻ mỗi hay: nệm gấm, chiếu hoa, chỗ ngồi tươm tất. Vậy mới: Thử biết thấp cao. Xét xem khoan nhặt. Tiền mặt đem xuất thổ chất đầy, Bài da nện trang kim tốt ngất. Hình thế trăm hai mươi lẻ, ăn xuyên, ghé bí, một quân hơn kém phải suy lường. Tinh thần năm bảy hội liền, chực rộng, ù thông, mấy nước dọc ngang cùng chiu chắt. Trong khi chơi cũng có kinh quyền; Cao thế đánh mới hay trí thuật. Đen thời: Đặt bỏ ngồi khêu, Cầm bài ngủ gật; Trôi chửa xong, đầu cánh lại tuôn thêm, Ăn mà tốt tay trên liền phỗng mất; Gà vịt, chịu không dám đánh, đảo trăm cấp thấy đôi ông lão, ôi liền ba ván cắn theo đuôi, Tôm lèo, chực những không ù, mở ba vòng đều một con yêu, chắc đã thập thành còn thiếu cật. Người sốt gan thấy cũng buồn cười, kẻ xấu nết thấy càng đổ ghét. Đỏ thời: Phỗng ngỡ mưa tuôn, Ù như chớp giật. Gặp ăn tốt lại vui vào, Vừa chực sẵn liền mở bát. Bàn chi nẩy rồi liền toàn bạch, vươn cánh tay bắt giải lợn béo, rằng cao khoe một tấc đến trời, Thông tam khôi vừa đủ thập hồng, vểnh râu lên thách lấy gà mòn, được thể nói mấy lời dậy đất. Vang lừng kẻ đỏ nói chua ngoa, Lẳng lặng người đen ngồi đắng ngắt. Kìa xem: Bao kẻ chơi chằng, Quen nghề kiếm vặt. Gọi tên là bạc toan những càn khôn, Bưng mắt lấy tiền biết đâu giáp ất. Nhạt nước ốc trò chơi vô vị: tam cúc, đố mười, đấu lình, bẩy kiệu, thấy đâu là vẻ thanh tao, Ngang càng cua lối ở bất bình: xa quay, chẵn lẻ, rồi mỏ, ba que, hết thảy những tuồng thô suất. Đem mấy nghề lươn lẹo so xem, Sao bằng thứ tôm già ăn đứt. Tuy vậy: Vui chớ hoang toàng, Chơi đừng ngoa ngoắt. Chán thì thôi há đến say mê, Thua phải trả nào từng réo rắt. Thấp mà đỏ dẫu được chừng bát vạn, e tình xử nghĩa chẳng bền dai, Cao mà đen thì ra dạng cửu văn, nửa cuộc giao tài thêm bứt dứt. Chi cho bằng phải khoảng vui chơi, Chớ có để đến điều rầy rật. Làng ta nay: Tính sẵn trí năng, Học gồm văn chất. Nghiệp nho gia sách vở thuộc làu, Nghề tài tử văn chương trong vắt. Độ phỏng sáu đồng dưỡng thọ, thủ đàm nguyên những kẻ thật thà, Chừng chơi vài trống đào tình, diện hậu sẵn mấy thằng nhỏ nhắt. Gọi là mượn thú để mua vui, Há lấy tụ tam làm ý tất. (Trần Văn Nghĩa – Quốc văn tùng ký)
Thơ Tổ Tôm Tối qua nằm chờ Chi nẩy Nào ngờ làng phạt “Khê khàn” Đành ngậm ngùi chưa được phận Trách gì miệng lưỡi thế gian Mới hiểu ngày xưa Bá Quát Phạt Tự Đức lỗi “Chèo đò” Để sau đời mình phải trả Suông tình bỗng hoá tội to Thôi thì bảo Đời là vậy Thiếu gì thằng “Phỗng cửa chì” Láo khoét gian manh giả dối Một ngày giời đẹp bỗng đi Cũng chỉ vào hàng Nhị Sách Mơ cùng Nhị Vạn, Bát Văn Đời chiều “Hoa rơi cửa Phật” Lại tưởng mình Thập điều chăng Thôi cứ xem mình Cửu Vạn Ù suông con Tứ xe bò Phỗng Chi cũng thành vô vị “Dậy Khàn” Bát Sách đâm lo Kệ cha thói đời xảo trá Một phường Tam Vạn, Lục Văn Than ôi toàn rác cùng rác Tam khoèo, Thất Vạn sún răng Một ngày kia về Cửu Sách Bạn cùng Ông Cụ, Thang Thang Mặc cha nó phường Lục Vạn Bỏ đời còn đấy thở than Ý tưởng ra toàn Thất Sách Tương lai một sắc Chi Chi Cuối đời còn mơ Cá Chép Khư khư chờ Phỗng, Cụ đi… (18/5/2022)
TỔ TÔM-NHẮN NHỦ Tụ Tam: “Tổ của con Tôm” Cũng là “ba chú” hợp làm “một phu” “CHÍN LƯNG”có một khi Ù Không còn “Quân Rác”thẫn thờ chạy quanh Khéo mà “Kẹp Cổ”, “Treo Tranh” “Hô Ù” ú ớ “Ù Lành” toi công Một nhời nhắn nhủ cộng đồng LUẬT xem cho kỹ sẽ không “mổ bò” Cha Ông di sản để cho Bảo tồn, phát triển mới là người ngoan. Nguyễn Tiểu Thương-7/2022