Bí ẩn bộ bài tổ tôm ( Sưu tầm )Có một chuyện cũng lạ, liên quan tới cả Nhật và Việt, đó là bộ bài Tổ Tôm. Bài Tổ Tôm thì nhiều người miền Bắc và một số người trí thức Việt Nam hay chơi, nên cũng đã biết. Bộ bài gồm 120 lá, có 30 hình vẽ, chia đều mỗi hình vẽ 4 lá, đặc biệt có 7 hình vẽ có thêm dấu đỏ... Lối chơi Tổ Tôm cần bốn người, có nhiều nước, khá caọ Người không quen có thể chơi theo kiểu Đánh Chắn (bỏ bớt hàng nhất) cần năm người hoặc đếm số như "xì dách (tối đa 21 nút tức điểm, black jack)" của bài Tây gọi là Đánh Bất (tối đa 11 nút) thì mấy người chơi cũng được. Những người mới chơi, không đọc được số bằng chữ Hán thì nhờ người biết đọc viết số bằng La Tinh trên lá bàị Lạ ở chỗ là bộ bài này chỉ có người Việt chơi, người Nhật không chơi, người Hoa cũng không chơi (trừ một số ít Hoa Kiều ở Việt Nam và Hồng Kông). Nhưng những chữ viết trên lá bài là một loại chữ Hán (Kanji) kiểu cách, hơi giống Lệ Thư (Reisho) với nét cứng mạnh, gồm có bốn loại chữ là "văn, vạn, sách, thang, không biết có liên hệ gì với mạt chược, tiếng Nhật gọi là "majan" (ma tước) không? Còn các hình vẽ đều là hình vẽ của Nhật, có lẽ gốc là một lối tranh mộc bản (mokuhan, học từ Trung Hoa nhưng trở thành đỉnh cao mỹ thuật độc đáo của Nhật) đơn giản và nay thường do người Hoa in ra bán. Đặc trưng có lẽ Nhật Bản rõ rệt nhất là tất cả các nhân vật đều mặc "Kimono" (Trước Vật) thời Edo (Giang Hộ), trong số này có 18 hình đàn ông (có 8 người bó chân), 4 hình phụ nữ và 4 hình trẻ em. Các hình cá chép (koi, lý), trái đào (momo), thành (shiro), thuyền (une) cũng là những hình ảnh Nhật? Tới nay, đã có một vài người nêu vấn đề xuất xứ của bộ bài từ đâu, lưu lạc thế nào mà để lại một dấu tích "bí ẩn" như vậỵ Nếu ai biết xin lên tiếng hô.. Phần trên được tôi chính thức đưa lên nguyệt san Mekong số 53, tháng 11/1999. Trong khi báo còn đang in, thì ngày 1/11/1999, tình cờ xem TV đài NHK băng tần số 3, thấy Giáo Sư Yumio Sakurai (Anh Tĩnh Do Cung Hùng) thuộc Đại Học Todai (Đông Kinh Đại Học) trình bày trong chương trình Rekishi De Miru Sekai, Thế Giới Nhìn Bằng Lịch Sử cũng đã đề cập đến "bí ẩn" của bộ bài Tổ Tôm. Tôi liên liên lạc hỏi thăm, thì được biết: - Ông Nguyễn Văn Vĩnh đã đề cập tới vấn đề này trong "Le To Tom, L'Annam Nouveau", 1932, vol. 125 - vol 143. - Giáo Sư Kim Vĩnh Kiện (có lẽ là một người gốc Triều Tiên) biết đến Tổ Tôm qua cuốn trên và lần đầu tiên đề cập tới ở Nhật trong cuốn Ấn Độ Chi Na - Nhật Bản Quan Hệ tức Quan Hệ Nhật Bản Và Đông Nam Á do nhà xuất bản Fuzanbo (Phú Sơn Phòng), Đông Kinh, năm 1943). Giáo Sư đã cố gắng tra tìm nhưng không biết gì hơn chắc chắn đó là những hình thuần túy Nhật. - Giáo Sư Yumio Sakurai đã giới thiệu trong cuốn Nihon No Kinsei 1, Nhật Bản Cận Thế, tập 1, do nhà xuất bản Chuo Koron Sha, Trung Ương Công Luận Xã xuất bản năm 1992. Theo Giáo Sư, loại chữ ghi trên đó cũng lạ, không hẳn là chữ Hán bình thường, một số chữ có thể là chữ Nôm? Thực ra, tất cả chỉ là những chữ Hán kép (2 chữ hình chữ nhật theo thứ tự từ phải qua trái, đứng cạnh nhau thành hình vuông) viết kiểu cách (cách điệu) đị Tôi có đưa cho một số người Nhật đọc thử, họ đọc không được hoặc vừa đọc vừa đoán. Đặc biệt lá bài "nhất văn" tức "chi chi", "nhất vạn" tức "nhất ông cụ" dùng chữ nhất cổ rất khó đọc và quân "nhất thang" (viết theo lối cổ ngược lại là) có hình bà mẹ cho con bú, nét viết rất lạ (bộ ba chấm thủy viết thành hình số 8, chữ nhất dạng cổ cũng khó nhận ra) thì hầu như không ai đọc được. Thêm một điểm cũng lạ là người Việt chơi bài và cờ hầu như không biết chữ Hán, nhưng nhận diện quân Cờ Tướng, Mạt Chược và quân bài Tam Cúc hay Tổ Tôm viết bằng chữ Hán thì không saị Cửa tiệm Mekong Center chúng tôi ở Nhật Bản thường bán bài Tổ Tôm cho người Việt (thanh niên miền Bắc) và cho người Nhật, họ không biết chơi, nhưng mua để nghiên cứu tìm hiểu nguồn gốc. Hàng ngày có khoảng 40 người Việt chơi bài Tổ Tôm tại trụ sở hội Cao Niên Mỹ-Á, ở Little Saigon thuộc Cali, Hoa Kỳ. CHÚT ÁNH SÁNG VỀ GỐC BỘ BÀI TỔ TÔM Giữa năm 2002, tình cờ chúng tôi gặp một người Trung Quốc tên Vu Thục Quyên sinh trưởng ở Thiên Tân. Khi cho bà ấy xem bộ bài tổ tôm thì bà ấy nói rằng nhớ mang máng hồi nhỏ đã thấy trong phim ảnh Trung Quốc. Theo bà, có lẽ đây là bộ bài gốc từ miền nam Trung Quốc, thuộc các vùng như Phúc Kiến, Hồ Nam, Quảng Đông... Các trang phục của hình vẽ đó thuộc thời Đường là thời văn hóa thịnh đạt nhất, nhưng chính bà ấy lúc đầu cũng không đọc được các chữ Hán trên bộ bàị Cũng theo bà, nguyên thủy bộ bài làm bằng thẻ tre, sau này mới làm bằng giấy cho tiện. Chúng tôi đã tặng bà ấy một bộ và nhờ truy tầm thêm hô.. Riêng tôi suy luận cũng thấy có lý phần nào, vì có thế thì người Hoa mới in bộ bài này và một số người chơị Nhật Bản là một nước bảo tồn văn hóa rất kỹ, mà đây là một bộ bài thì số người chơi phải khá đông, nên nếu gốc của Nhật thì dù có bị mai một, cũng không thể không để lại dấu vết nàọ Chúng tôi vẫn mang thắc mắc về nguồn gốc bộ bài, nên ngày 24/12/2003, nhân dịp gặp lại cô Vu Thục Quyên, tôi yêu cầu cô gọi điện trực tiếp qua hỏi công ty sản xuất bộ Bài Tô Tôm (chỉ ghi tên tiếng Việt rất lớn mà không có tên nào khác) ở Hồng Kông thì được biết gốc gác từ phía nam Trung Quốc và có tên tiếng Hoa là Vân Nam Bài. chơi chắn, đánh chắn, đánh chắn online, chơi chắn online, https://chanphom.com/
Em cũng rất thích bài này! hồi bắt đầu dự án Chắn Pro em cũng thử tìm hiểu nguồn gốc chính xác nhưng không đến đâu!
Bài Tổ tôm và văn hiến Việt Trong tác phẩm đầu tay của tôi: “Thời Hùng Vương qua truyền thuyết và huyền thoại”, với những chứngv cứ di sản phi vật thể tôi đã cho rằng: Cội nguồn của dân tộc Nhật chính là một bộ phận của một tộc người sinh sống trên đất Văn Lang xưa, trong cơn quốc nạn (Mà tôi giả thiết là vào cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng thất bại), họ đã di cư sang đảo quốc Phù Tang và sau vài thế kỷ tồn tại phát triển, đã lập thành một quốc gia trên biển Đông. Những di sản mà chúng ta có thể nhận thấy là: Tục ăn trầu và nhuộm răng đen vẫn tồn tại trong giới quý tộc Nhật đến thế kỷ thứ X . Người Nhật Bản còn phổ biến tục xăm mình chính là một tập tục của Văn Lang cổ và một hiện tượng thứ ba mà tôi trình bày dưới đây chính là bài tổ tôm trong văn hóa Việt với y phục và kiến trúc cổ Nhật Bản. Chơi bài tổ tôm chỉ phổ biến ở Việt Nam, dân tộc Nhật hầu như không hề biết đến cách chơi bài này. Nhưng những hình ảnh trên bài tổ tôm lại ghi dấu ấn trang phục cổ Nhật Bản và những di sản kiến trúc của họ. Điều này cho chúng ta thấy một mối liên hệ văn hóa từ cội nguồn của lịch sử Nhật Việt mà tôi sẽ phân tích trong bài này. Bây giờ các bạn hãy quán xét những hình ảnh sau đây: Bát sách.....................Tứ sách............................Tam vạn..................Nhất văn Các bạn hãy so sánh hình ảnh trên với hình ảnh minh họa cô Geisha Nhật Bản dưới đây. Nhưng y phục dân thường trong bài Tổ tôm cũng chính là y phục cổ Nhật: Chưa hết. Hình dưới đây trên con bài tổ tôm cho thấy một mẫu kiến trúc tương tự kiền trúc cổ truyền thống Nhật Bản. Các bạn hãy quan sát hình con bài Ngũ Vạn và ngôi chùa cổ Nhật dưới đây: Trên con bài tổ tôm, các bạn so sánh với những ký tự chữ khoa đẩu trên trống đồng Lạc Việt và của nhà nghiên cứu Đỗ Văn Xuyền thì chúng ta sẽ thấy những nét tương đồng. Đồng thời chúng ta cũng thấy rằng chữ viết trên con bài tổ tôm hoàn toàn không phải chữ Hán và cách viết là cách ghép vần như cách viết chữ Khoa Đẩu của người Việt cổ. Xin xem hình minh họa dưới đây: So sánh chữ viết trên lá bài và chữ khoa đẩu Chữ khoa đẩu do nhà nghiên cứu Đỗ Văn Xuyền phát hiện Dấu ấn chữ khoa đẩu trên con bài tổ tôm Ghép vần bằng ký tự khoa đẩu Bản dịch thơ của nhà nghiên cứu Đỗ Văn Xuyền Nghêu ngao vui thú sơn hà Mai là bạn cũ, hạc là người quen Ký tự khoa đẩu trên trống đồng Lạc Việt Bản chính trồng đồng này ở một viện bào tàng của nước ngoài (Thông tin từ nhà nghiên cứu Đỗ Văn Xuyền) .. Dấu ấn chữ khoa đẩu trong chữ viết Nhật Bản hiện đại (Hình ảnh quảng cáo trên báo Nhật bản) Sưu tầm ..Đọc thêm... Mua vui cũng được một vài trống canh chơi chắn, đánh chắn, đánh chắn online, chơi chắn online, https://chanphom.com/
"Cội nguồn của dân tộc Nhật chính là một bộ phận của một tộc người sinh sống trên đất Văn Lang xưa" Chết chết, nếu mà giả thiết đó là sự thật thì chuyện sẽ phức tạp đấy, các nhà sử học sẽ tốn nhiều giấy mực đây.nếu nó đúng thì từ lâu nó đã, đang và sẽ được đề cập đến ở nhiều lĩnh vực khác chứ không riêng môn chắn cạ nàytôi thì chỉ nghĩ đơn giản là: "có lẽ đây là bộ bài gốc từ miền nam Trung Quốc, thuộc các vùng như Phúc Kiến, Hồ Nam, Quảng Đông... Các trang phục của hình vẽ đó thuộc thời Đường là thời văn hóa thịnh đạt nhất"
Thú thực em cũng rất thích thú chơi này " Tổ Tôm thú chơi tao nhã ".... nên sưu tầm chia sẻ cùng mọi người thôi, . Thức tế đoc bài trên em cũng bị thuyết phục Tổ tôm, Chắn giờ chỉ Việt Nam chơi nhưng mang đậm dấu ấn văn hóa Nhật Bản đến vậy, ... Chúng ta là người Việt Nam có quyền tự hào thừa hưởng nét văn hóa rất riêng mà chỉ có Việt nam đúng ko các Bác chơi chắn, đánh chắn, đánh chắn online, chơi chắn online, https://chanphom.com/
ý nghĩa tên gọi TỤ TAM Tổ Tôm là một trò chơi bài lá dân gian phổ biến của người dân Việt Nam, hiện nay chỉ thấy được chơi ở Việt Nam). Tên gọi của trò chơi được đọc chệch ra từ chữ "Tụ Tam" nghĩa là hội tụ của ba lại hàng Văn, Vạn và Sách. Trong các ngày lễ, Tết, Tổ Tôm thường được nam giới và người già chơi vì nó có một số luật khá khó, nhiều nước biến hoá, thanh niên và phụ nữ thời xưa ít chơi. Tổ Tôm không phổ biến và bình dân bằng trò chơi Tam Cúc. Do Tổ Tôm khá khó nên người xưa có câu ca dao đề cao Tổ Tôm, nó thể hiện trình độ và cái oai phong của bậc quân tử: Làm trai biết đánh Tổ TômUống chè mạn hảo xem nôm Thuý Kiều
Hic đọc thấy rất hay. Nhưng chưa đc ai dạy nên chưa qua thực tế nên chi biết tán thưởng các bác chịu khó tìm tòi học hỏi quá. Cám ơn các bác sưu tầm cho anh em những điều bổ ích còn chưa đc biết đến
Các bạn thân mến! Tôi rất muốn học chơi Tổ tôm nhưng điều kiện tiếp xúc với môn chơi này không có vì vậy phải nhờ giáo sư Gúc...Gờ giúp đỡ. Khi đọc được bài viết hay và đầy đủ về luật và cách chơi Tổ tôm của tác giả Nguyễn Lưu khoái quá bèn đạo văn về đây kết hợp với một số bài viết của tác giả khác và kinh nghiệm từ những người thạo chơi bổ xung chỉnh sửa lại theo những gì đọc được để bạn đọc dễ hiểu hơnVới mong muốn thông qua bài viết này những ai quan tâm đến lối chơi tổ tôm có thể tham khảo, mời mọi người xem chơi và cùng thảo luận. Có luật nào chưa chuẩn rất mong các bạn chỉnh sửa giúp và chỉ giáo thêm.Âu cũng là: Giữ gìn vốn cổ đời đời truyền nhân Một trăm với hai mươi quân. Phần I TỔ TÔM Tổ Tôm là thú chơi đã có từ lâu đời của người Việt Nam. Lối chơi này được du nhập từ Trung Hoa vào ta rồi dần dần trở nên Việt Nam hóa, Chữ Tổ Tôm do chữ Tụ Tam của Trung Hoa nói lái ra, nguyên câu ấy là“Tụ Tam tử đắc thành nhất phu (Đủ ba cây đạt chuẩn thành được một phu). Được người xứ ta yêu mến bởi đây là một trò chơi trí tuệ, tao nhã, lại rất bài bản và không có nhiều yếu tố may rủi như một số trò chơi khác.Bởi thế, nó được dân gian coi như thú chơi tập thể, kể cả việc dùng người thay cho con bài hoặc quân cờ. Và vì vậy, chơi Tổ Tôm đã góp phần làm phong phú đời sống tinh thần của nhân dân ta, nó khác hoàn toàn với lối chơi cờ bạc đỏ đen của những kẻ xấu đã và đang làm vẩn đục xã hội. Lối chơi Tổ Tôm phong phú và hấp dẫn, đây đúng là nơi rèn luyện trí óc và sức bền tinh thần, có cao thấp rõ ràng và sau cùng, thú chơi Tổ Tôm đã được đi vào văn chương cùng ngôn ngữ dân tộc. Nếu cờ Tướng có bài thơ Đánh Cờ Người của nữ sĩ Hồ Xuân Hương, thì Tổ Tôm có loạt bài Phú Tổ Tôm (Văn Đàn Bảo giám) với các tác giả Nguyễn Văn Vĩnh, Tú Xương, Nguyễn Công Trứ… Những cụm từ “Gàn Bát Sách”, “Phỗng tay trên”, “Một ly Ông Cụ", “Lính Cửu Vạn”… của đời thường đã được lấy ra từ ngôn ngữ của Tổ Tôm; cũng như truyện ngắn “Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn đã khai thác một khía cạnh đặc biệt nhất: tính hấp dẫn của môn chơi ấy. Phần II NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN1. Quân bài- Bài Tổ Tôm có 120 cây nhưng thực ra chỉ có 30 cây vì mỗi cây có 4 cây bài như nhau. Các quân bài được ghi tên bằng chữ Hán, viết cách điệu theo lối thảo (Cách viết thêm râu,thêm nét trông như rễ búi cỏ) - Bài làm bằng bìa dẻo và cứng, cây bài hình chữ nhật (như bài Tam Cúc) cao 10 cm, rộng 2,5 cm, phía trong vẽ hình ghi số, còn phía sau bài thường màu đỏ hay xanh hoặc trắng (ngày xưa các cụ chuộng màu đỏ hơn). - Tên gọi các quân bài Tổ Tôm từ trái qua phải, tên 1 quân bài được cấu thành bởi 2 chữ ghép lại số và hoa.+ Trước hết nói về hoa, gồm có 3 hoa là: Vạn (萬), Văn (文), Sách(索). + Về số: gồm 9 số từ nhất,nhị,tam….đến cửu. Hai thành tố trên ghép lại thành 27 loại quân bài chia ra làm 3 hàng như sau: Hàng Văn: Nhất Văn, Nhị Văn, Tam Văn, Tứ Văn, Ngũ Văn, Lục Văn, Thất Văn, Bát Văn, Cửu Văn.Hàng vạn: Nhất Vạn, Nhị Vạn, Tam Vạn, Tứ Vạn, Ngũ Vạn, Lục Vạn, Thất Vạn, Bát Vạn, Cửu VạnHàng sách: Nhất Sách, Nhị Sách, Tam Sách, Tứ Sách, Ngũ Sách, Lục Sách, Thất Sách, Bát Sách, Cửu Sách- Tất cả những cây nhất (Văn, Vạn, Sách) cùng với các cây Chi Chi, Thang Thang và Ông Cụ (đều có 4 cây) còn được gọi là những cây “Yêu”. -Ngoài ra còn có 3 loại quân bài đặc biết gọi là yêu đó là: + Thang thang: có hình vẽ người đàn bà cho con bú + Ông cụ : có hình người già chống gậy + Chi chi: có hình người cầm 2 quả chùy. - Tất cả mỗi loại cây trên đều có 4 cây giống nhau. Như thế, một bộ bài có 24 con Yêu, trong đó Yêu đỏ gồm: Chi Chi, Thang Thang, Ông Cụ và Yêu đen gồm: Nhất Văn, Nhất Vạn, Nhất Sách. Ngoài Yêu đỏ, bài Tổ Tôm còn có 4 cây đỏ khác là Cửu Vạn, Bát Vạn, Cửu Sách, Bát Sách, còn lại là đen cả. - Theo tiếng Hán Việt thì Nhất = Một, Nhị = Hai, Tam = Ba,…Cửu = Chín. - Những cây Yêu như Ông Cụ, Thang Thang, Chi Chi được xem như tương đương với các cây Nhất. chơi chắn online, đánh chắn online, http://sandinh.net/
Phu: - Là 1 bộ quân bài thường tập hợp từ 3 quân bài trở lên được sắp xếp theo 3 quy tắc sau đây: Phu dọc, phu bí (phu ngang), Lưng.- Riêng quân yêu đứng một mình cũng là một phu. 2. Phu Dọc - Gồm các quân bài cùng hoa nhưng có số liên tiếp.Ví dụ như:+ Nhất Văn - Nhị Văn - Tam Văn + Tứ văn,ngũ văn,lục văn,thất văn… + Ngũ vạn,lục vạn,thất vạn,bát vạn,cửu vạn.. - Phu Dọc tối thiểu phải có 3 cây bài liên tiếp. Nếu chỉ có hai cây cạnh nhau thì chưa được coi là một Phu, chẳng hạn: Ngũ Vạn - Lục Vạn.- Những trường hợp sau đây cũng không được gọi là Phu, ví dụ: Nhị Sách - Tam Sách - Ngũ Sách - Lục Sách (thiếu Tứ Sách) hoặc Tứ Vạn - Lục Vạn - Thất Vạn (thiếu Ngũ Vạn). 3. Phu bí- Nếu có đủ 3 hàng: hàng Văn, Vạn hay Sách và mỗi hàng có một con cùng số trở lên được gọi là một Phu Bí. - Thí dụ:Nhị Văn - Nhị Sách - Nhị Vạn ( Phu Bí Nhị). - Cửu Văn - Cửu Vạn - Cửu Sách (Phu Bí Cửu). - Bát Văn - Bát Vạn - Bát Sách (Phu Bí Bát). - Nếu mới có Lục Sách và Lục Vạn chẳng hạn thì chưa được gọi là Phu Bí Lục bởi thiếu Lục Văn… - Trong khi chơi bài, người ta còn có khái niệm Phu trên tay (không ai biết) và Phu dưới chiếu (ai cũng biết). 4. Lưng- Lưng là khái niệm hết sức cơ bản của lối chơi Tổ Tôm, nó vừa quyết định có thể ù được hay không, vừa có thể biết sẽ ù với chức sắc gì. Bài Tổ Tôm có những Lưng sau đây: 1. Cửu Văn - Nhất Vạn - Nhất Sách (9+1=10) 2. Bát Văn - Nhị Vạn - Nhị Sách (8+2=10) 3. Thất Văn - Tam Vạn - Tam Sách (7+3=10) - Tất cả 3 Lưng đầu Có đủ 3 hoa nhưng tổng số hàng văn (số hàng văn là cao nhất) với số cuả hàng vạn hoặc sách bằng 10 4. Cửu Sách - Thang Thang - Ông Cụ 5. Cửu Sách - Thang Thang - Cửu Vạn 6. Cửu Vạn - Chi Chi - Bát Sách (lèo) 7. Nhất Văn - Nhị Văn - Tam Văn (vì 3 cây này thừa ra do nhất vạn, nhất sách, nhị vạn nhị sách, tam vạn tam sách đã ghép với 3 Lưng ở trên rồi) 8. Ba cây hoặc bốn cây giống nhau. Bí Sườn:- Trong các Lưng này, từ (1) tới ( 6. ) là dạng đặc biệt của Phu Bí gọi là Bí sườn, (7) là Phu Dọc. - Thí dụ, bài có hai con Nhị Vạn thì một để dùng ghép vào Phu Bí với Nhị Văn và Nhị Sách, một dùng để ăn với Nhị Sách và Bát Văn cho có Lưng. Như thế Phu thứ nhất gọi là Phu Bí, Phu thứ hai gọi là Bí Sườn. - Riêng (8) có thể có Lưng ngay sau khi chia bài hay Phỗng hoặc Dậy Khàn, trả Bất Thực (sẽ nói ở phần sau), Lưng (3) được gọi là Tôm, Lưng ( 6.) gọi là Lèo. Như vậy (3) và (6.)khi Ù có chức sắc, được tính thêm điểm. Các quân yêu cũng là phu - Trong bài Tổ Tôm, các cây Yêu không bao giờ là thừa và một mình cũng được coi như một phu, hoặc ghép vào bất kỳ phu nào cũng vậy. Cạ: - Là 1 bộ thiếu 1 quân nữa mới thành phu (Quân thiếu ấy gọi là chờ).Tỷ dụ như: -Nhất sách,tam sách (chờ nhị sách) -Tứ vạn,lục vạn,thất vạn (chờ ngũ vạn) -Cửu sách,thang thang (chờ cửu vạn,hoặc chờ ông cụ) -Ngũ văn,lục văn,bát văn,cửu văn (chờ thất văn-Trường hợp chờ thành phu dọc 5 quân tương tự như thế này gọi là chờ xuyên năm gian) -Thất sách,thất sách (chờ thất sách, trường hợp chờ phỗng tương tự như thế này hoặc chờ 1 quân bài cuối cùng gọi là bạch thủ)s chơi chắn online, đánh chắn online, http://sandinh.net/
5. Khàn - Thiên Khai - Bất Thực - Xếp bài trên tay: Khi chia bài xong, Tùy cách xếp cho tiện việc đánh và theo dõi thường xếp theo hình nan quạt. Quân yêu được xếp thụt xuống tâm, 2 quân giống nhau chồng và rút cao hơn cho dễ nhìn để “phỗng”. - Các quân đã và sẽ sắp thành phu xếp cạnh nhau - Trên nguyên tắc cứ 3 cây tạo thành một Phu. Khàn: - Gồm 3 hoặc 4 quân bài cùng loại nhận được khi chia bài được dậy khàn ăn cây của làng đánh ra hoặc bốc nọc - Sử dụng Khàn có những lối khác nhau nhưng nhất thiết phải tuân theo quy tắc sau: a. Úp khàn xuống chiếu: - Khàn phải úp sấp xuống chiếu cho đến khi có quân thứ 4 ra do người khác đánh hoặc bốc ở nọc ra (nọc là quân bài của Làng nằm ở trên đĩa) Khi thấy quân bài thứ tư trùng với 3 quân bài đang úp khàn của mình phải hô:"Dậy khàn" đồng thời lật ngửa các quân bài úp khàn dưới chiếu lên kẻo mắc lỗi khê khàn. Cây bài được lấy về để chung với Khàn, lật ngửa theo chiều dọc và sau đó được đánh cây khác đi vào ngay vị trí khe bên phải mình. - Các trường hợp còn lại, khi ù phải Dậy Khàn (nếu không dậy Khàn Làng sẽ bắt lỗi và không được tính điểm). - Trường hợp tính thấy lợi khi khàn xếp vào được 2 phu thì được để trên tay, nhưng phải hô: ”Có 1 khàn bất thực” và xin cho 1 chiếc chén úp sấp trước mặt để đánh dấu. (trong Tổ Tôm thường có 4 cái chén hạt mít để gần chỗ Nọc) - Nếu có quân trong khàn ra phải hô: ”Dậy khàn”và lật ngửa chén. Khi ù phải hô:”Bất thực 3 con (quân gì) ăn cả (nếu đã đánh đi thì hô: ”Ăn 2 đánh 1 ″trả chén làng!”. Nếu không sẽ bị phạt lỗi thiếu quân”Khê khàn” Thiên khai: - Gồm 4 quân bài cùng loại nhận được sau khi chia bài. - Khi có thiên khai phải úp sấp xuống chiếu. Nhà cái phải dậy thiên khai trước khi đánh quân, nhà quân phải dậy thiên khai khi nhà cái bắt đầu đánh quân bài đầu tiên. Khi dậy thiên khai sẽ hô ”Thiên khai" 4 quân (gì) đồng thời lật ngửa 4 quân bài dưới chiếu lên xếp dọc, gọi là Dậy thiên khai. Cách xếp dưới chiếu cũng như Dậy khàn. b. Thiên khai ăn khàn trình phu (úp khàn trình phu): - Nếu trên tay có 4 cây giống nhau, đồng thời lại có 1 cây được tạo thành phu Dọc với 2 cây bài trên, người ta sẽ úp 3 cây giống nhau xuống và lật cây thứ tư với 2 cây tạo thành Phu Dọc của nó. Cách này được gọi là Thiên khai ăn khàn trình phu, và khàn này cũng phải dậy khi ù như trường hợp trên c. Bất thực (Úp chén): - Nếu có Khàn (3 cây) nhưng lại có thể dùng 3 cây ấy cho 2 việc, thậm chí 3 việc khác nhau, thì sẽ để cả trên tay nhưng khi đó cần xin làng một cái chén (trong Tổ Tôm thường có 4 cái chén hạt mít để gần chỗ Nọc) nhỏ úp xuống trước mặt mình và nói: “Xin làng một cái Bất thực”. Có những khả năng sau đây: Phỗng: - Khi thấy quân bài trùng với 2 quân bài trên tay phải hô:"Phỗng"và được ăn không theo cửa. Tái kiến: - Khi phỗng cây nếu trùng với khàn bất thực, phải hô: " Phỗng tái kiến, trả chén làng" đồng thời hạ quân trên tay ăn quân và lật ngửa chén. - Chú ý: Muốn Tái kiến phải có phu Dọc mới được (phỗng cây trùng với 3 cây giống nhau ở trên bài trong đó có một cây đã sắp xếp vào một phu dọc, hai cây còn lại với cây vừa phỗng làm thành một lưng mới). chơi chắn online, đánh chắn online, http://sandinh.net/
Có những khả năng bất thực sau đây: - c1. Khi bất thực để xé khàn sắp xếp vào một phu dọc và một phu bí - Trường hợp này khi thấy cây bài trùng với cây bất thực (do người khác đánh hoặc ở nọc bốc ra) có thể hô “Phỗng Tái Kiến, trả chén làng”, cây bài được đem về xếp vào Phu dọc của mình với một Phỗng (Lưng). Cây bài Bất Thực phải được để trên cùng - Chú ý: muốn Tái kiến phải có phu Dọc mới được. - Cũng có thể không Tái kiến nhưng khi ù phải hô “trả Bất thực, trả lại chén cho Làng” với nội dung: - Bất thực cây gì. - Ăn cả hay ăn hai, đánh đi một cây. - c2. Bất thực để xé khàn sắp xếp 2 hoặc 3 phu Dọc: trường hợp này không thể Tái kiến được (vì không thể phỗng để tạo một Lưng mới) , mà chỉ cần nói Bất thực và “trả chén” khi ù. - c3. Bất thực Yêu: chỉ có thể Bất thực những cây Yêu đen mà thôi. - c4. Yêu hoàn Yêu: có nghĩa là bất thực cây Yêu mà không có phu Dọc cũng được, nói cách khác khi bất thực phu khàn thì được yêu hoàn. - Thí dụ về trường hợp yêu hoàn: Có 3 nhất văn, nay bất thực để mong tạo phu nhất nhị tam văn nhưng nếu không tạo được mà đã đủ điều kiện ù thì vẫn được ù. Lúc đó yêu nhất văn sẽ hoàn yêu. Khi bất thực phu khàn thì được yêu hoàn, không được bí hoàn (tùy nơi).- c5. Bí hoàn Bí có nghĩa là cây bài Bất thực có thể không có Phu Dọc hoặc cây dùng để vào phu dọc với cây bất thực đã làm việc khác nhưng vẫn có đủ những cây bài cùng số ở hai hàng kia tạo thành phu bí thì cũng được. - Ở ví dụ trên nếu bài có thêm tam sách, tam vạn và phá phu dọc ăn xoay tứ văn ngũ văn thành bí tứ bí ngũ hoặc đánh đi thì sẽ mất phu dọc còn bí tam, khi ù phải hô bí hoàn bí. - Nếu Bất thực mà không có phu Dọc, không có cả phu Bí thì gọi là Bất thực Trùng trục, không hợp lệ (nghĩa là khi ù không được tính điểm). Khi ấy phải xin làng một cái Bất thực thiên khai, Bất thực khàn. Khi ù cũng phải trả Bất thực như mục c1 (nhưng cũng có nơi quy định phải dùng 2 chén 1 úp xuống, 1 ngửa lên). - c6. Nếu trên tay có 4 cây giống nhau (thiên khai) nhưng chúng có thể dùng vào nhiều việc khác nhau, chẳng hạn: như mục Bí hoàn Bí nhưng không có Phu Dọc mà cây bài thứ 4 lại làm thành một phu Bí khác nhau nữa. - Đặc biệt, có thể Bất thực để làm 3 việc khác nhau (hai Dọc, một Bí)… - c7. Nếu có hai khàn mà Bất thực một, phải xướng rõ Bất thực cái cao hay cái thấp. 6. Khe - Cửa. - Lối chơi Tổ Tôm chính quy có 5 người (thường gọi là Bí ngũ) và ngồi trên chiếu. Xếp theo hình tròn, mọi tính toán đều theo chiều ngược kim đồng hồ. Giữa chiếu để đĩa nọc. Khoảng giữa hai người được gọi là khe, vì vậy trong một cuộc chơi có 5 khe. Khe bên phải ai, được coi là cửa của người ấy, vậy một cuộc chơi có 5 cửa. Phần III CÁCH CHƠI - Vào chiếu Tổ Tôm, mọi người đều phải tuân theo qui định của Làng - tức tập thể 5 người chơi. Bởi luật chơi xưa nay không có chuẩn mực cụ thể nên mỗi nơi vận dụng một khác, và vì vậy làng sẽ quyết định tất cả. 1. Chia bài - Nọc - Cho cái: -Bài được trang kỹ, chia úp mặt dưới chiếu làm 6 phần đều nhau, mỗi phần có 20 cây. Sẽ phải chia lại nếu có nhiều cây bài bị lộ (trước kia cứ 2 cây lộ là phải chia lại). Người bắt cái sẽ cầm một phần lên đặt lên đĩa, đó là nọc. 2. Cho cái: Có 3 loại cho cái. Cho cái làng khi khai hội: - Thường khi bắt đầu vào cuộc chơi sẽ phải cho cái làng. Ngày xưa, người ta thường mời người cao tuổi nhất trong chiếu Tổ Tôm hoặc chủ nhà cho cái. Người ta rút từ nọc ra 2 cây bài rồi ngửa xuống chiếu ở một khe nào đó, thường chính ở khe lấy đi phần làm nọc. - Trong 2 cây bài lật lên, người cho cái sẽ cho một cây vào phần cái (thứ tự phần cái được tính theo tổng của phần số 2 cây bốc cái). Thường thì người ta cho cây nào không có chức sắc (tránh đánh các cây Chi Chi - Cửu Vạn - Bát Sách - Tam Vạn - Tam Sách - Thất Văn) và ưu tiên theo quy định “nhất Yêu, nhì Cửu”. Cây còn lại đặt lên trên cùng của phần nọc rồi để lên đĩa. - Nếu tổng số hai con bài nhỏ hơn 5 thì gọi là cái tiến, lấy tổng ấy là con số để xác định thứ tự bài có cái và người được cái kể từ khe cho cái và phỉa bên phải của người bốc cái. - Ví dụ nếu tổng số của hai cây bài là 2 thì phần bài thứ nhất kể từ khe ấy, theo phía ngược chiều kim đồng hồ, là phần cái, và người ngồi bên phải người cho cái được cái. - Ví dụ là 4 thì bài cho cái sẽ ném vào phần thứ tư kể từ khe cho cái, người thứ tư bên phải người cho cái được cái ván đầu (người chơi cái bao giờ cũng được thêm 1 cây). - Nếu tổng số là 5 hoặc bội số của 5 thì gọi là lùi, người bên trái người cho cái được cái, còn bài cho cái cũng vậy. - Nếu tổng số là số lớn hơn 5 thì sẽ trừ đi 5 tới khi nào ra kết quả nhỏ hơn 5, chẳng hạn 3 + 4 = 7, sẽ trừ 5 còn 2, bài được gọi là cái nhị. Nếu 3 + 3 = 6 thì sẽ là cái nhất. Cái nhất hoặc nhị đều lấy phần bài đầu tiên ở bên phải khe cho cái theo quy định “nhất nhị tại vị”. Nếu tổng là 18 (cao nhất, vì có 2 cây cửu) thì sẽ là cái tam, vì 18 - (3x5) = 3 (tam). Cho cái khi có người Ù: - Người cầm cái ván trước cầm một phần nọc, lấy một cây ra ném vào khe lấy đi phần nọc rồi lật ở 1 trong 4 phần còn lại lên một cây bất kỳ. Cách tính con số để cho phần cái cũng như trên, cây của nọc được giao cho người được cái (bài cái có 21 con). Cho Kê: - Nếu phần bài nọc còn đúng 5 cây bài mà chưa ai Ù được, ván bài ấy được coi là hòa. Cây bài cuối cùng được đánh ra hoặc bốc rơi vào cửa ai thì người ngồi đó được Kê (đầu gà) và sẽ cầm cái ván sau. Sau khi chia bài lại, người có cái ván trước sẽ lấy trong nọc ra và cho một cây vào một phần bất kỳ, thường là ngửa cây đó vào bài người được Kê. - Nếu đầu ván có người chịu thì người ấy được Kê, nếu 2 người chịu (bỏ bài không chơi ván này) thì người chịu trước được Kê. Khi trước, nếu người đầu bỏ bài sẽ xướng “chịu”, người thứ hai bỏ sẽ xướng “cho” và người thứ ba (nếu có) thì xướng “theo”. Xếp bài dưới chiếu: - Khi mới bắt đầu chơi,phần chiếu trước mặt gồm có các khàn,thiên khai (nếu có như đã nói ở trên). Có thể úp các quân yêu xuống nếu thấy nhớ được. - Khi ăn quân phải hạ các quân trên tay xuống theo phu. Trường hợp có quân trùng với quân được ăn phải xếp lên trên hoặc ngoài cùng nếu để vào giửa thì phạm lỗi ”Kẹp cổ” chơi chắn online, đánh chắn online, http://sandinh.net/
3. Ăn - Đánh. - Nguyên tắc ăn cây với cạ: Nếu cạ chưa đủ cấu thành 3 thành tố tạo nên 1 phu thì cây ăn vào cạ đó phải đạt "chuẩn là thành tố còn thiếu". - Với phu dọc: có thể ăn nối thêm cây cùng chất thành phu mới có 4,5,6.. con. - Với phu bí: có thể ăn thêm cây bất kỳ thành phu mới có 4,5,6...con. - Khi ăn 1 quân nào từ bài nọc hoặc người ngồi liền kề đánh, (nếu có cây cùng loại xếp vào 1 phu) thì phải hạ quân bài ăn theo trên tay xuống chiếu kẻo phạm lỗi:”Treo tranh trái vỉ” - Cũng như trong các lý thuyết trò chơi, người đánh Tổ Tôm luôn tìm mọi cách loại bỏ trong bài mình những cây bài thừa và thêm vào (ăn cây của nhà trên đánh xuống hoặc Phỗng, dậy Khàn…) những cây bài cần có trong các tổ hợp trên bài mình để đạt được mục đích tối cao là Ù. - Cầm bài lên, người chơi cần nhớ câu “tiền điểm binh, hậu điểm bối”, (trước xem quân có đủ không, sau xem có Lưng chưa). - Bắt đầu ván bài, sau khi cho cái, người được cái, nếu không Thiên ù sẽ đánh lần lượt các cây thừa xuống khe bên phải, tức là cửa của mình, mỗi lần đánh đi một cây. - Một số nơi tới nay vẫn còn kiêng đánh một số cây bài ở đầu hội như các cây: Tứ, Thất Sách, Cửu, Lục Văn và thường đánh đi các cây như “Đêm Văn ngày Vạn” nghĩa là bắt đầu đánh vào ban đêm thì đánh hàng Văn, ban ngày thì đánh hàng Vạn của người có cái. Lệ ấy nay đã bớt đi nhiều. - Đánh quân bài nào thấy có lợi (quân bài dư hoặc tính người dưới cửa không ăn được hoặc người khác không ù được cho) cho người kề bên tay phải - Người ở dưới theo chiều ngược kim đồng hồ, nếu không ăn sẽ hô "Xin 1 cây" để người phụ trách bốc nọc rút ra một cây bài trong đĩa nọc để xem có ăn được hay không (nếu không ăn được thì phải nhường cho nhà dưới). - Bốc có nghĩa là rút một cây bài ở dưới cùng trong đĩa nọc ra rồi lật ngửa lên. Vòng quay tiếp tục như vậy đến hết ván bài. 4. Ăn Dọc. - Cây bài của làng tức cây bài do người ngồi cửa trên đánh ra hay do bốc nọc ghép vào với bài mình thành phu Dọc có 3 cây trở lên. - Nếu trên tay cũng có cây bài ấy thì phải hạ có cùng phu Dọc của nó xuống, cây bài vừa ăn phải để trên cùng. - Thủ tục đã quy định phải nói: “Ăn”, rồi hạ phu bài ấy xuống. - Ví dụ: bài đang có Tam, Tứ, Ngũ, Lục, Thất Văn rồi, ăn thêm Ngũ Văn thì sẽ phải hạ Ngũ Văn ở trên tay xuống chiếu như trong hình dưới: 5. Ăn Bí. - Con bài của làng ghép vào với bài mình thành phu Bí có 3 cây trở lên. ví dụ Ăn Tam Sách trên bài có tam văn, tam vạn: - Tương tự như Ăn Dọc, nếu cây ăn đã có trên tay phải hạ xuống xếp trên cùng (lật ngửa các quân này ra). Nếu quên điều này là phạm lỗi Treo Tranh, lúc ù bị phát hiện sẽ không được ăn điểm: 6. Phỗng. - Đây là một cách ăn đặc biệt. Nếu có 2 cây bài giống nhau trên tay mà bài Làng ra đúng cây ấy thì có thể Phỗng, lấy cây bài ấy về mình dù bất kỳ nó ở cửa nào và được đánh ra 1 cây tại cửa bên phải cạnh mình. Trong dân gian có câu “Phỗng tay trên” là vì thế. - Chú ý: + Có thể phỗng rồi lại tiếp tục ghép với cây khác để ăn thành phu bí và ngược lại sau khi ghép (ăn) thành phu bí rồi vẫn có thể phỗng tiếp. + Nếu phỗng cây nằm trong phu dọc thì sẽ lẻ 2 cây còn lại ví du: Bài có trên tay 2 bát văn, 1 nhị vạn, 1 nhị sách. có thể phỗng được bát văn, khi nhị văn hoặc nhị sách đến cửa thì ăn tiếp và hạ 2 con nhị xuống. Nếu con nhị không đến cửa thì khi ù hạ 2 con nhị cạnh phỗng bát văn để vào phu nhị vạn nhị sách bát văn. - Phỗng cây nằm trong phu bí: + Bài có trên tay 1 con tam vạn và 2 thất văn, tam sách đến khe cửa thì ăn bí sườn (tôm) xuống chiếu, giữ con thất văn trên tay. Nếu làng đánh thất văn thì vẫn phỗng được, hạ thất văn trên tay và chuyển con thất văn đã ăn trước vào phỗng, để lại con tam vạn và con tam sách bên cạnh. + Bài có trên tay 1 bí tứ có 2 tứ sách, tứ vạn đến khe cửa thì ăn bí tứ, hạ cả 3 con tứ xuống và xếp 2 con tứ vạn dưới cùng thành phu bí có 4 con, giữ lại con tứ sách trên tay. Nếu làng đánh tứ sách thì vẫn phỗng được, hạ tứ sách trên tay và chuyển con tứ sách đã ăn trước vào phỗng, để lại 2 con tứ vạn và con tứ văn bên cạnh. 7. Ăn Năm binh. - Ăn năm binh là (Có hai con nhưng không Phỗng) ăn quân có mặt ở cả phu bí và phu dọc tạo thành bí có 5 quân ( 4 quân của bí + 1 quân của phu dọc = 5). Nhưng khi ăn có nguyên tắc phải hạ tất cả các con bài ấy xuống nhưng khi ăn 5 binh thì hạ cả 5 quân (binh) xuống theo cách sau: 2 binh giống nhau ở dưới cùng, 2 binh cùng bí xếp tiếp lên trên, binh trong phu dọc (giống 2 binh dưới cùng) xếp trên cùng. - Nếu hạ 3 con ăn năm binh sát nhau nằm dưới là không hợp lệ, làng nhầm hiểu là phỗng. - Khi ù con 5 binh như thế này ta phải hô là ù không phỗng. - Ví dụ bài đang có trên tay tam tứ ngũ vạn và bí tam thì ta có 2 tam vạn. Khi làng đánh tam vạn, nếu phỗng tam vạn thì tam vạn không được xếp vào phu dọc nữa mà chỉ được xếp vào bí tam và chỉ hạ 2 tam vạn xếp với tam vạn của làng thành 3 con, tam văn và tam sách không cần hạ, khi nào ù thì hạ. tam vạn vào phỗng rồi nên lúc này sẽ què tứ ngũ vạn. Trường hợp này không nên phỗng vì phỗng sẽ bị mất phu dọc. Vậy ta nên ăn năm binh. Ăn Năm binh Tam Vạn 8. Dậy Khàn. - Tương tự trường hợp Phỗng, cây bài của làng xuất hiện đúng là 3 cây đang úp khàn. Thủ tục, nói “Dậy khàn”, rồi lấy cây bài ấy về xếp dọc dưới chiếu cùng với 3 cây bài của mình (trường hợp quên không dậy Khàn khi ù Làng không tính điểm). - Trường hợp bài có 3 cây tam văn đang úp khàn, trên tay lại có tứ văn, ngũ văn, lục văn. nếu tại cửa mình nọc nổi con tam văn nữa khi đó ăn cây tăm văn vào phu dọc và phải ngửa khàn tam văn với phu dọc tam tứ ngũ lục văn. lúc này phải hô ăn phu dậy khàn. 9. Tái kiến (Bất thực). - Đã nói trong phần Bất Thực. Ngoài ra việc ăn cây còn một số đặc điểm cần chú ý: - Nếu vòng sau đó lại đến cây bài lần trước mình đã ăn thì có thể ăn tiếp, cây bài ấy được xếp ngang cây trên cùng của phu trước. - Nếu vòng sau, ta ăn một cây bài mà nó đã có trong phu Dọc hay Bí ở dưới chiếu của mình thì sẽ phải lấy cây bài có trước ra xếp cạnh cây bài mới ăn lần này. Nếu quên điều này là phạm lỗi Trái Bí (còn gọi là kẹp cổ). - Những cây bài đã ăn, do sự dịch chuyển của những lần ăn sau đó phải chú ý xếp cho đủ phu, nếu không, sẽ bị lỗi “Bất thành phu” và không được tính điểm khi ù. - Không được ăn cây bài mà vòng trước mình đã không ăn, trừ trường hợp ù. - Không được đánh yêu đi. - Cây bài ở cửa mình, nếu là yêu thì buộc phải ăn nếu không ai phỗng hoặc dậy khàn. - Trường hợp ta quên không Phỗng lần thứ nhất thì lần thứ hai không được phép Phỗng lại. chơi chắn online, đánh chắn online, http://sandinh.net/
Sau đây là một số lỗi nặng của Tổ tôm người chơi cần lưu ý 1. Ăn một đánh hai: ăn phu đánh phu: - Ví dụ: Ăn Tam Văn rồi đánh Tứ Văn, Ngũ Văn (Ăn một cây theo phu Dọc), Ăn Tam Văn rồi đánh Tam Vạn, Tam Sách (ăn một cây theo phu Bí). 2. Phỗng một đánh hai. - Không phỗng một quân để đánh đi hai quân tròn phu với quân đó. - Ví dụ: Phỗng Thất Văn rồi đánh cả Ngũ Văn và Lục Văn. 3. Đánh phu dưới chiếu. - Đánh đi cây bài đang được xếp vào phu dưới chiếu của mình. Trường hợp này nếu thừa một cây ở phu dọc muốn đánh đi thì phải hạ một cây xuống trước lúc đánh. Với phu Bí thì không có trường hợp thừa. - Khi ăn thêm bài để chuyển phu mới cũng không được đánh đi các quân có liên quan trực tiếp với phu đã hạ. - Không được ăn hoặc phỗng lộ khàn (trừ trường hợp mở quân yêu tại cửa chì) 4. Đánh đi cả hai cây bài trước đó đã không Phỗng khi bài làng ra. 5. Đánh tham (Không có phép). - Ăn Bát Sách hoặc Cửu Văn rồi đánh cả Cửu Văn, Cửu Sách (Tham Lèo). - Không ăn Cửu Văn, đánh cả Cửu Vạn, Cửu Sách (tham Bạch Định - nghĩa là trên bài toàn quân Đen). 6. Ăn Thất Văn (hạ Tam Sách, Tam Vạn) rồi đánh Tam Văn. 7. Ăn Bát Văn (hạ Nhị Sách, Nhị Vạn) rồi đánh Nhị Văn. 8. Đánh cả 3 cây của một phu. - Không được tẩy cả 3 cây liền nhau (1 phu) ví dụ tẩy cả 3 cay bát sách để gò bài bạch định Những nguyên tắc ăn cây đánh cây khi chơi tổ tôm - Tôn trọng và thực hiện nguyên tắc ăn 1 đánh 1 và phải ăn quân đến trước để tròn phu. a- Bài có 2 quân cùng loại liền kề, khi quân bé đến trước không ăn thì không được ăn cây lớn đến sau (vào phu dọc) và ngược lại. (Ví dụ: Khi tạo phu dọc, không được bỏ nhị ăn ngũ, bỏ tứ ăn thất hoặc bỏ lục ăn cửu.) b- Khi gặp 2 quân giống nhau, nếu quân đến trước không ăn thì cũng không được ăn quân đến sau. c- Bài có 2 đôi cùng loại liền kề, nếu đến quân ăn được phu dọc mà không ăn thì sau đó không được phỗng đôi này rồi đánh đôi kia đi và ngược lại. d- Bài có 1 đôi và một quân liền kề, nếu đến quân ăn được phu dọc mà không ăn thì sau đó không được phỗng để đánh đi quân kia và ngược lại. e- Bài có 3 quân gồm: hai quân cùng loại liền kề và một quân có thể đi phu bí với một trong hai quân đó, nếu có quân đến trước ăn được một phu dọc (hoặc phu bí) mà không ăn thì tiếp đó không được ăn quân đến sau vào phu bí (hoặc phu dọc) để đánh đi quân còn lại. f- Khi có quân đến ăn tròn phu với 2 quân khác, nếu không ăn thì không được đánh đi hai quân đó. g- Nếu không phỗng quân đến trước thì không phỗng vẫn quân đó đến sau. - Không được xếp các phu bài bị treo tranh, kẹp cổ, trái vỉ và để ngược tư thế quân bài đối với các quân đã ăn trong phu theo nguyên tắc thượng cùng hạ kiệt. - Khi bất thực khàn nếu có phu bí thì không được đánh xén (kể cả khi còn kín bài) + Nếu có sẵn hai phu dọc thì được đánh xén một quân thừa + Nếu có sẵn một phu dọc thì được tái kiến. - Khi bất thực thiên khai đồng thời bất thực khàn nếu có phu bí thì không được đánh xén (kể cả khi còn kín bài) + Nếu có sẵn 3 phu dọc thì được đánh xén một quân thừa. - Người chơi bài mà phạm một trong những lỗi đã kể trên thì bị chèo đò (đền). Tuy nhiên, trong mọi trường hợp đánh sai, gây ù cho người khác thì người đánh sai sẽ phải đền số điểm bằng chính ván ù ấy. 10. Tàn Cục. - Bằng mọi nước ăn và đánh biến hóa, người chơi Tổ Tôm cố gắng với thời gian nhanh nhất làm gọn bài mình bằng cách đưa 20 cây bài trên tay vào những tổ hợp tối ưu khác nhau. Ở thời điểm cuối của mỗi ván bài, nếu bài tốt có thể rơi vào một trong những dạng sau đây: a. Bài Thành. - Tất cả các cây bài đã vào phu, không có cây thừa và không nhất thiết đã có Lưng. b. Bài Thập Thành: - Cũng như bài Thành, nhưng đã có Lưng. c. Bài Thiên Thành: - Lên bài đã Thành ngay. d. Thiên ù: - Nếu được cái (21 cây bài trên tay) ở đầu ván bài đã Thập Thành thì có quyền ù ngay, cách ù ấy gọi là Thiên ù. e. Bài Chạm Thành. - Chỉ có một cây lẻ, nếu ăn được một cây nào đó vào phu (Dọc hoặc Bí) hay “chạm” một cây Yêu, sẽ đánh ngay cây lẻ kia đi và bài thành. f. Bài ăn thành. - Bài đang lẻ nhiều cây cần ăn một trong một số cây nào đó thì sẽ Thành. Có nơi còn gọi là bài Lai Thành. (ví dụ khác với bài chạm thành chỉ lẻ 1 cây bài đang lẻ 4 cây sau khi ăn xuyên tư thì bài thành ) - Tuy nhiên, phổ biến mà cũng hồi hộp và lắt léo nhất vẫn là tình huống chờ của bài. Đó là sự kiện bài đang cần một hoặc một số cây bài nào đó lên sẽ làm cho mình ù được. Cần nói rõ một quy định: Nếu một cây bài lên chỉ làm cho bài mình Thành mà chưa Ù được (do thiếu Lưng) thì đó không phải tiếng “Chờ”. Và vì thế, còn có cả khái niệm bài Chạm Chờ. - Trường hợp người đã Ù rồi nhưng làng phát hiện trước đó đã không Ù bởi một cây khác, đánh ra hoặc bốc nọc đáng ra là Ù được, thì coi đó là bỏ Ù và không được tính điểm và chỉ được đầu Kê. Chú ý: - Mọi Bất thực phải được xướng lên trước khi bốc nọc. - Mọi sự thừa, thiếu bài nếu đã ăn, đánh thì chỉ có thể được đầu Kê khi bỏ đi một cây Yêu đen (nếu thừa) hoặc rút ở nọc một cây hở (nếu thiếu). - Sau khi bắt đầu lên bài, người đầu tiên muốn chịu sẽ úp bài xuống và xướng “chạy”. Người thứ hai cũng muốn chịu sẽ xướng “cho” và người thứ ba muốn chịu sẽ xướng “theo”. Một người chịu thì nọc sẽ để lại 8 cây bài cuối cùng trong nọc, hai người chịu sẽ để lại 11 cây bài (để xác định chuẩn 8 hoặc 11 cây bài này, người ta thường đếm luôn tính từ trên nọc xuống rồi bỏ ra ngoài. Cây còn lại là bốc hết), còn nếu 3 người chịu sẽ bỏ ván đó cũng là quy định của từng nơi, nhưng có nơi quy định người thứ 3 muốn chịu ván bài của mình thì phải được phép của 2 người còn lại, người chịu đầu tiên sẽ được đầu Kê. - Khi nọc còn 2 cây nữa là hết bốc (tức tất cả còn 7 con) thì phải ăn “Chờ” mới được ăn; nếu còn một cây thì ăn Thành mới được ăn. Cây bốc cuối cùng gọi là Róc nọc; nếu chẳng may bốc quá, phạm vào số lượng 5 cây để lại thì gọi là Cháy nọc. 11. Điều kiện Ù. - Với bài đã Thành và có Lưng; Con bài của làng có thể ăn được vào với một trong các phu của bài mình. Mọi cây Yêu đều Ù được. Với bài Thành mà chưa có Lưng: Chỉ cây bài nào của làng mà từ đó bài mình ăn hay Phỗng cho có Lưng mới Ù được. Nếu chơi Bí ngũ (5 người chơi) thì phải có 1 Lưng (Bắt buộc). Nếu chơi Bí Tứ (4 người chơi) thì phải có 2 Lưng. Với bài Chờ: Cây bài vào đúng cây bài đang Chờ của bài mình thì Ù được. Ù vọng: - Sau khi lên bài (nêu là bài cái thì sau khi đánh đi đánh đi quân đầu tiên) Khi bài còn lẻ từ 2 quân trở lên và chờ một tiếng vào quân thiên khai thì được ù khi quân thiên khai dậy trình. chơi chắn online, đánh chắn online, http://sandinh.net/
12. Thủ tục Ù. - Hạ bài, sau đó Dậy khàn (nếu có) và xướng. - Xướng là việc rất quan trọng khi Ù. Chả thế khi xưa vẫn có câu “Nhất tiêu nhì xướng”. Phải nói đúng, đủ chức sắc của ván bài mình Ù. Nếu xướng sai sẽ không được tính điểm mà còn bị Làng phạt điểm theo cách xướng của người Ù. Thí dụ: Bài của mình chỉ Ù suông mà xướng có Tôm hay Lèo hoặc Thông… Làng sẽ bắt lỗi và phải đền số điểm mình vừa xướng cho Làng. Có Bất thực mà chưa trả, lúc Ù phải xướng. Ngoài ra: - Nếu cây bài mình Chờ để Ù vừa vào phu Dọc trên tay lại chính là khàn thì khi Ù sẽ hạ bài và xướng “tiền Ù hậu dậy” rồi mới dậy khàn. Nếu cây bài Ù là cây bài mình có 2 cây trên tay nhưng nếu Phỗng sẽ mất phu thì khi Ù cần xướng “Ù không Phỗng”. Nếu cây bài Ù vào đúng khàn mình sẽ xướng “Dậy khàn”, rồi sẽ Ù. Bài Ù mà quên xướng Dậy khàn sẽ không được tính điểm, gọi là “Khê Khàn”. - Nếu ván trước đã Ù, ván tiếp sau lại Ù nữa sẽ xướng chữ “thông” trước khi nêu chức sắc của ván bài. Thí dụ một cách hô: “Bất thực Tam Văn ăn cả. Bất thực Tứ Sách, đánh đi một cây. Thông Thập hồng Tôm Lèo”. - Chú ý: Khi cần dừng lại để Ù, người ta có thể hô “Phỗng!”. 13. Chi Chi nẩy. (chỉ duy nhất ù một tiếng chi mà thôi) - Đây là một lối Ù rất đặc biệt trong Tổ Tôm, tuy tổ hợp các cây bài chỉ là Lèo, tức Cửu Vạn - Bát Sách - Chi Chi. - Người chờ Chi Chi phải có Cửu Vạn, Bát Sách trên tay và bài không phải là dạng chạm thành. Khi đó nếu con Chi Chi được bốc ra, sẽ ù Chi Chi nảy. - Định nghĩa khác ù chi nẩy: Bài có cước chi nảy là bài khi ù chỉ chờ 1 tiếng duy nhất chi chi. Phu chờ chi chi phải lẻ từ 2 quân trở lên và chưa xuất hiện quân ăn thành hoặc phỗng thành trước khi ù.- Người chờ Chi Chi nảy không được tự bốc nọc. - Nếu trên tay có đôi Cửu Vạn hoặc đôi Bát Sách thì khi có con bài ấy lên phải Phỗng rồi đánh Thành, không được bỏ Phỗng để chờ Chi Chi nảy. - Nếu một con bài đánh hoặc bốc ra mà có hai cửa cùng Ù thì giải quyết như sau: Người nào được con bài bốc từ bài nọc ra đúng cửa sẽ Ù; nếu không thì ai ở gần con bài ấy hơn theo chiều ngược kim đồng hồ, sẽ được Ù. Lối này còn gọi là hiện tượng Ù đè. 5. Hệ thống chức sắc. - Lối chơi Tổ Tôm thường đánh từng Hội, tuy thế trên thực tế thang điểm ở các địa phương cũng chưa hoàn toàn nhất trí. Dưới đây là một hệ thống thang điểm hiện tương đối phổ thông, cho điểm các ván Ù trong một Hội gồm 50 điểm. Có điều lạ là khi thử dùng lý thuyết xác suất để tính khả năng xuất hiện những tổ hợp tạo ra các chức sắc trên, người ta thấy một sự trùng hợp và càng khâm phục người xưa đã đặt ra luật chơi chính xác. Cách tính điểm như sau: - Ù Suông: Được tính 4 điểm, được coi là điểm chuẩn. Quy định Suông hai, dịch một có nghĩa là Thông 2 ván sẽ được tính thêm số điểm bằng nửa ván Suông (được 2 điểm).- Ù Thông: Được tính 2 điểm bằng nửa ván suông. -Ù Tôm: Gấp rưỡi Suông, là 6 điểm. Còn lại các chức sắc khác đều được một số điểm bằng bội số của Suông. Cụ thể:- Lèo: 8 điểm (bằng 2 Suông). - Kính Cụ: (bài có một cây Ông Cụ, còn lại là toàn quân đen) 10 điểm. -Thập hồng: (bài có mười cây đỏ): 12 điểm (bằng 3 Suông). - Bạch định: (bài không có con đỏ): 16 điểm (bằng 4 Suông). - Chi Chi nảy: 24 điểm (bằng 6 Suông). - Kính Tứ Cố: 48 - 50 điểm (bài chỉ có 4 cây ông Cụ, còn lại là cây đen). -Ngoài ra còn được thêm điểm ở các trường hợp sau: a. Xuyên: -Nếu bài chờ Tứ Văn và chỉ có Tam Văn, Ngũ Văn chẳng hạn, khi Ù sẽ được thêm 2 điểm (1 dịch). b. Xuyên tư:- Nếu bài chờ Tứ Sách mà trên bài có Nhị Sách, Tam Sách và Ngũ Sách, Lục Sách chẳng hạn, khi Ù được thêm 4 điểm. (cũng có nơi gọi là xuyên 3, 4, 5, ... gian) c. Bí tư:- Nếu phu Bí có 4 cây của hai hàng, còn thiếu một cây của hàng thứ ba, khi Ù sẽ xướng “Bí tư” và được tính thêm 4 điểm. Ví dụ có đôi Ngũ Vạn, đôi Ngũ Sách, sẽ chờ Bí tư Ngũ Văn - Các trường hợp Xuyên, Xuyên tư và Bí tư kể trên là khi cây bài chờ vào đúng khe giữa 2 cây của một phu Dọc (Xuyên), giữa 4 cây của một phu Dọc (Xuyên tư) và giữa 4 cây của một phu Bí (Bí tư) và khi Ù, người ù phải xướng thêmd. Bạch thủ:- Bài chỉ Chờ một tiếng, không Chạm thành, và tiếng Chờ ấy là Phỗng một cây nào đó (què duy nhất 2 cây phỗng không gép vào phu nào), khi Ù hô “Bạch thủ” (ngoài các chức sắc khác nếu có) và được thêm 4 điểm. Khi phỗng quân trong phu bí hoặc quân tiếp giáp với phu dọc để ù thì không được ù bạch thủ.e. Tam khôi, Tứ khôi, Tứ khôi: Khi một người ù liền ba, bốn… ván người ta sẽ hô tam khôi, tứ khôi… thay cho từ Thông và được tính thêm 4, 6, 8... điểm. e. Chú ý: - Hết một Hội (50 điểm) sẽ phải cho cái làng lại từ đầu để đánh Hội mới và mọi sự thay đổi người đánh cũng phải chờ hết Hội. - Gom gà: Có những nơi hay chơi kiểu “gom gà” - nghĩa là sau một ván kết thúc, mỗi người chơi đều cho vào gà 1 số điểm nào đó như nhau (theo quy ước của làng). - Ai Ù to (như: Bạch Định - Thập Hồng - Kính Cụ - Kính Tứ Cố - Chi Chi nảy) đều được bắt gà của Làng để riêng một chỗ. Mục đích của kiểu chơi này là để từng người chơi đều phải có ý thức kèm cặp nhau (đánh “Đì”), hạn chế đánh quân đỏ xuống (nếu trên bài họ đang có 8 đỏ) và hạn chế quân đen đánh xuống khi nhà dưới đang tẩy đỏ (để đánh Bạch Định). - Bảo vệ gà khỏi bị bắt. Mặt khác cũng có khi là nguồn an ủi (may rủi) cho những ai bài quá đen, ít khi Ù, nhưng biết đâu lại vớ được “gà béo” thì cũng đỡ đi phần nào số điểm mình đã mất. chơi chắn online, đánh chắn online, http://sandinh.net/
Xử phạt: - Theo mức độ sai phạm có các hình thức và mức độ phạt như sau: 1- Phạt chèo đò: Phạt chèo đò là hình thức phạt nặng nhất khi phạm một trong các lỗi sau: - Bài khi ù thừa hoặc thiếu quân (bài đủ là 21 quân kể cả quân ù) - Bài thiếu "lưng" (bài không có một trong các phu "lưng" theo quy ước. - Bài chưa thành phu (bất thành phu) - Bất thực trùng trục. - Bài ù bạch thủ không hô phỗng trước khi hô ù (như vậy bài không tròn phu hoặc không đủ lưng.) - Bài ù 5 binh (có 1 quân đi theo phu dọc) hô phỗng trước khi hô ù. (bài thiếu lưng hoặc chưa tròn phu) - Người chèo đò chịu phạt 4 điểm liên tục cho đến khi nào trả nợ bằng một ván ù (bất kỳ ù xuông hay có cước sắc) thì thôi. nếu kết thúc hội mà không trả được nợ bằng một ván ù thì bị phạt thêm 4 điểm. 2. Phạt đền: xử lý phạt đền khi phạm các lỗi sau; - Xướng mức ù cao hơn mức mà bài có. - Đánh quân đã vào phu đưới chiếu - Ăn thêm bài để chuyển phu mới sau đó đánh đi các quân có liên quan trực tiếp với phu đã hạ. - Ăn hoặc phỗng lộ khàn (trừ trường hợp mở quân yêu tại cửa chì) - Không tôn trọng và thực hiện nguyên tắc ăn 1 đánh 1 ở trên đã nêu. - Phỗng một cây để đánh đi hai cây tròn phu với quân đó. 3. Đeo kính (ù lành): Ù không thưởng ván thắng hiện tại nhưng không phạt và không được hô thông ở ván sau. Bị vẽ hình cái kính ở bên cạnh tên người phạm lỗi nhằm nhắc nhở lần sau nhìn cho rõ, lỗi này áp dụng khi vi phạm các lỗi sau; - Xếp treo tranh, trái vỉ, kẹp cổ khi ù mới phát hiện. - Khê thiên khai, khê khàn, treo thiên khai, treo khàn. - Khi đánh xén phu đi mà ù lại quân đó nhưng không báo làng. - Có bất thực nhưng không báo làng khi tái kiến hoặc khi ù, không báo cáo việc đánh đi, việc tái kiến liên quan đến bất thực. - Lẫn lộn cước sắc khi xướng ù ( trong trường hợp mức cước sắc thấp hơn bài có) Một số lối Chờ phổ biến:- Bài Chờ: Nhị, Bát Văn - Bài Chờ: Tam, Thất Văn, Nhị, Tứ Sách. Lên Thất Văn có Tôm Lèo - (bài chạm thành) - Bài Chờ: Bí tư Chi Chi nảy Bí Tư - Ngoài lối đánh Tổ Tôm chính quy như nói ở phần trên, khi chỉ có 4 người cũng có thể chơi và được gọi là chơi Bí Tứ có khác một số điểm như sau: Mọi việc cho cái, trước chia cho số 5 thì nay được chia cho số 4 vì chỉ có 4 người. Bài sẽ được chia làm 5 phần chứ không phải là 6, mỗi người có 24 cây. - Bài Ù phải có 2 Lưng. Tuy thế nếu có 2 cây Nhất Văn, 2 cây Nhị Văn và 2 cây Tam Văn sẽ được xem là 2 Lưng. Nếu Phỗng Thất Văn (một Lưng) thì khi có thêm Tam Vạn, Tam Sách vào nữa sẽ được thêm một Lưng (Tôm). - Đối với các phu tạo thành Lưng khác cũng vậy. Chẳng hạn Bát Văn với Nhị Vạn, Nhị Sách; Cửu Vạn với Bát Sách, Chi Chi; Cửu Văn với Nhất Vạn, Nhất Sách… cách đánh và cho điểm cũng giống như chơi 5 người. Cao thấp Tổ Tôm - Người ta đã không lầm khi cho rằng chơi Tổ Tôm đã trở thành một nghệ thuật của trí tuệ. Bởi vậy, bậc trí giả ngày xưa thường ngâm vịnh trong lúc chơi và họ lấy niềm vui bằng những nước tính cao, sâu sắc để ăn nhau hơn là nỗi thèm khát tiền bạc đơn thuần. Người đánh cao ít khi phải nhìn bài mình nhiều, thậm chí chỉ xòe bài ra một chút là đã thực hiện xong một loạt động tác cần thiết để nắm được các thông tin: - Bài đã đủ 20 quân hay thừa, thiếu; bài xấu hay đẹp. - Trên bài gồm có những phu gì cơ bản và chiến lược trước mắt của ván bài này là gì, chiến lược ấy thể hiện bằng cách gì là chính, ví dụ phải đánh đi những cây nào (theo ưu tiên thứ tự) và đón những cây bài nào sẽ tới để Ù. - Người đánh cao chỉ tập trung nhiều thời gian để quan sát bài làng, để tìm hiểu xem: - Bốn cửa kia ăn, đánh ra sao? - Xu thế xuất hiện các cây bài ở mỗi cửa, kể cả được nọc như thế nào? - Tất cả những điều này luôn phục vụ cho sự thay đổi chiến lược của bài mình, nhiều khi thay đổi với từng nước đi. - Khi ăn cây, người ta còn có nhiều cách khéo để che mắt thiên hạ, giấu ý đồ chẳng hạn: - Ăn vào phu có chức sắc nhưng hạ phu bình thường. - Tỏ ý vồ vập với cây bài xấu và ngược lại. - Phát huy lối ăn ghé nhằm mục đích tăng tiếng chờ cho mình. - Không bao giờ Phỗng những trường hợp không đáng Phỗng, không vội ăn vội đánh và nói chung là tránh bộc lộ ý đồ mình khi ván bài chưa kết thức. - Luôn theo dõi bài làng để kịp thời phát hiện sai, đúng hoặc nếu cây bài mình sẽ Chờ đã hết cần đổi Chờ sang cây bài khác. - Đối với người ngồi bên trái mình, gọi là cửa trên, càng cần giấu ý đồ ăn tốt, còn đối với cánh dưới, người đánh cao sẽ kiềm chế bằng cách đánh xuống những cây không thể ăn được hoặc những cây chính họ đã đánh ra, gọi là đánh “Đì”, hay đánh “Lành”. Khi tàn cục, có nghĩa bài làng có nhiều người bài tốt, hoặc Chờ hoặc Thành, cần hết sức cẩn thận những cây bài đánh ra. - Người đánh cao nếu không Ù được sẽ chỉ đánh ra những cây bài không cho cửa khác Ù, thậm chí xé phu trên tay đánh ra lấy hòa. Về phần mình họ không bao giờ bỏ Ù hoặc có các sai sót kỹ thuật khác. Cần nhớ rằng ngày trước, trong chiếu Tổ Tôm người ta thường gọi nhau bằng đại từ các cụ, đồng thời vận dụng luật lệ thật chặt chẽ, chính xác và được gọi là lối đánh Một ly Ông Cụ. chơi chắn online, đánh chắn online, http://sandinh.net/
Chơi và học chơi Tổ tôm ở đâu? Ngày nhỏ trong các cuộc hội hè đình đám tôi thường thấy có một vài mâm tổ tôm của các cụ, nhưng giờ thì vãn dần mất rồi, bởi vì thanh niên giờ ngồi xóc đĩa và ba cây, tôm cua cá cho nhanh, đến như hội chắn cạ cũng còn ít nữa là. Vì vậy cơ hội tiếp xúc học hỏi có phần khó khăn hơn. Theo như mấy năm về trước thời tôi còn chạy thể dục tại công viên Thống nhất thì cứ chiều chiều mùa hè, tại nhà giàn 2 bên cánh gà sân khấu sát hồ luôn có năm bẩy cụ về hưu ngồi chơi tiền lẻ mỗi dịch 1000 đồng, nhưng giờ thì cũng không ra nữa vì vậy không biết chiếu tổ tôm ấy đã di dời về đâu, bạn nào biết thì alô cho a e để tìm đến học hỏi tìm hiểu nhé.