Những câu thơ vui về chắn.

Thảo luận trong 'Chợ làng' bắt đầu bởi Mod04, 13/10/11.

  1. Bỏ qua thông báo này (sẽ không bao giờ được hiển thị nữa, dù bạn đăng xuất/ đăng nhập lại)
  2. Ấm Áp Mùa Đông 2024: Chung tay vì Cộng đồng!

    Từ ngày 01/11/2024 đến 31/03/2025. Mục tiêu: 0

    Đã có 0 người ủng hộ. Số tiền nhận được là 0

    0
    Bỏ qua thông báo này (sẽ không bao giờ được hiển thị nữa, dù bạn đăng xuất/ đăng nhập lại)
  3. Bỏ qua thông báo này (sẽ không bao giờ được hiển thị nữa, dù bạn đăng xuất/ đăng nhập lại)
Bỏ qua thông báo này (sẽ không bao giờ được hiển thị nữa, dù bạn đăng xuất/ đăng nhập lại)
Danh sách Ủng Hộ AAMD 2024:
Tổng số tiền:
  1. ducthudo

    ducthudo Chắn hội Hà Nội

    Sưu tầm một số từ ngữ dân gian hay nói lúc đánh chắn mời mọi người đọc cho vui

    • Cửu vạn = chỉ dân bốc vác ( hình Của Vạn là anh chàng vác đồ )

    • Lục vạn bọn em gọi là ...." chống đối lao động ( hay ăn là nhục :)) )

    • Lục sách bọn em gọi là.... " Con cấu... ái bố :)) ăn đi )

    • Tam văn... (thằng thọt ) hay " Thương binh liệt sĩ"

    • Nhà trên đì nhà dưới thật lực. Nhà dưới oánh con nào, nhà trên đì con đấy! Làng gọi đấy là: ...." Nhà máy in...."

    • Thấy bác nào hơi giống Lưu Dung ( Lưu gù) lưng cong cong ...gọi là cụ...... Nhị Sách.

    • Chú nào có bồ ngồi bên đếm tiền , làng gọi là: ..."ấp Bát Sách"
    Các cô ở đây cẩn thận! Nhỡ có chú nào khen là "Em đẹp như nàng Bát Sách!" thì phải xét lại chú ấy ngay.

    • Bài không có cơ cấu lấy cước sắc Thiếu vị Tôm lèo ( VD có chi chi, có 8 sách mà không có cửu, gọi là ....."Tôm cong lèo cụt.... Hay Tôm lắt léo, lèo dở hơi."

    • Bác ngồi dưới em, nọc ra con bát sách bác thèm lắm, nhưng mà em cấu xừ mất, đánh trả con khác bác không ăn, bốc nọc lại nguyên con bát sách. Người ta gọi đấy là ...."cấu lại mọc."

    • Đang đánh, bác buồn quá, đứng dậy đi thăm anh WC không ngờ bốc cái đúng bác, thế là cả hội phải ngồi chờ bác Thế gọi là ....."cái thằng đi đái" •

    Đang chơi có thằng bảo tao đi thăm anh WC cái, rồi chờ mãi 1 đi không trở lại,.." thôi chết mẹ nó ăn non bùng mất rồi. Anh em chửi: bố cái thằng đi đái Sài Ghềnh.,,rẻ rách"

    • Đang đánh đen quá bảo chéo cánh đổi chỗ gọi là......." xoay bàn thờ."

    • Đang oánh thì đi đái gọi là: " đi đếm tiền giả làng - thằng này chắc dao găm nước cất."

    • Nhà cái bận chuyện riêng VD Alố a lồ... để làng chờ gọi là: ....."bắt cái đúng thằng đi đái."

    . Bài đang tẩy mà bị dính đỏ chúng em gọi là ......."Vừ A Dính"

    • Chíu ở cửa trì nhà mình thì gọi là:........" chíu tại mả!"

    . Đánh chéo cánh cảm thấy không ù được chỉ ngồi đì nhà dưới gọi là ....."Bảo vệ sư trưởng sang sông"
    ...


    Chắc còn nhiều...Các Bác bổ sung thêm
     
    Vuong gia BinBạch Thủ Chi thích điều này.
  2. mrhai

    mrhai Dân đen

    THƯỜNG THỨC VỀ TỔ TÔM VÀ ĐÁNH CHẮN

    Tổ Tôm là một trò chơi bài lá dân gian phổ biến của người dân Việt Nam, có lẽ được du nhập từ Trung Quốc. Tên gọi của trò chơi được đọc chệch ra từ chữ "Tụ Tam" nghĩa là hội tụ của ba lại hàng Văn, Vạn và Sách. Trong các ngày lễ, Tết, Tổ Tôm thường được nam giới và người già chơi vì nó có một số luật khá khó, nhiều nước biến hoá, thanh niên và phụ nữ thời xưa ít chơi. Tổ Tôm không phổ biến và bình dân bằng trò chơi Tam Cúc. Do Tổ Tôm khá khó nên người xưa có câu ca dao đề cao Tổ Tôm, nó thể hiện trình độ và cái oai phong của bậc quân tử :
    [​IMG]
    Làm trai biết đánh Tổ Tôm
    Uống chè mạn hảo xem nôm Thuý Kiều
    Cũng có tài liệu nói rằng Tổ Tôm xuất phát từ Nhật Bản do các hình vẽ đều là hình vẽ theo kiểu của Nhật, theo lối tranh mộc bản (mokuhan) đơn giản và tất cả các nhân vật đều mặc "Kimono" thời Edo (trước khi Nhật hoàng Minh Trị lên ngôi và trị vì 1868-1912), trong số này có 18 hình đàn ông (có 8 người bó chân), 4 hình phụ nữ và 4 hình trẻ em. Các hình cá chép, trái đào, thành, thuyền cũng là những hình ảnh rất Nhật.

    Bài Tổ Tôm có 120 quân, gồm có 3 hàng Vạn (萬), Văn (文), Sách (索). Các hàng quân này được viết bằng chữ Nho và cách nhận biết 3 hàng quân này theo câu "Vạn vuông, Văn chéo, Sách loằng ngoằng". Bên phải các quân bài có chữ số từ Nhất đến Cửu. Loại quân đặc biệt có tên gọi là Thang Thang, Lão và Chi Chi. Các quân bài đều có hình minh họa, có thể ghi nhớ bằng hình nếu như không thuộc được hết chữ Nho. Bài Tổ Tôm cũng được làm bằng bìa, mặt sau giống hệt nhau để tránh lộ bài.

    Có hai cách chơi đánh chắn, trong dân gian gọi là Bí tứ : chơi chắn 4 người và Bí ngũ : chơi chắn 5 người. Mục đích của trò chơi này là làm tròn bài thông qua chắn và cạ cùng với việc ăn bài theo giá trị của các hàng quân mà bài của mỗi người có thể tiến tới ù.
    Trong đánh chắn, bộ bài Tổ Tôm sẽ bị bỏ bớt đi hàng Nhất và hàng Yêu (quân Thang Thang và Lão). Như vậy, bộ bài bây giờ chỉ còn 100 quân, gồm các quân có số Nhị, Tam, Tứ, Ngũ, Lục, Thất, Bát, Cửu (mỗi số đều có 3 hàng Vạn, Văn, Sách, mỗi hàng 4 quân) và Chi Chi (chính là hàng Nhất Văn, có 4 quân). Trong 100 quân có 20 lá bài đỏ (các quân Bát Sách, Bát Vạn, Cửu Sách, Cửu Vạn và Chi Chi) và 80 lá bài trắng (các quân bài còn lại).
    Một số thuật ngữ
    Chắn : là hai lá bài giống hệt nhau cả về hàng lẫn số. Ví dụ : hai lá bài lục Vạn tạo thành 1 chắn lục Vạn, hai lá bài thất Sách tạo thành 1 chắn thất Sách.
    Cạ : là hai lá bài giống nhau về số nhưng khác hàng. Ví dụ : hai lá bài tam Văn và tam Sách tạo thành cạ tam Văn-Sách.
    Ba đầu : là ba lá bài cùng số nhưng khác hàng. Ví dụ : tam Văn, tam Sách, tam Vạn được gọi là ba đầu tam.
    Cửa trì: là cửa ở bên tay phải người chơi. Đây là cửa người chơi được ưu tiên khi ăn quân và ù.
    Tríu: Khi có một người nào đó đánh một quân, mà trên tay người chơi cùng đã có 3 quân cùng tên, cùng số thì người này có quyền lấy lá bài đó về và đánh trả lại một bài khác vào cửa đó. Trong trường hợp này quyền ưu tiên ăn quân ở cửa trì không áp dụng.
    Thiên khai: trên bài có 4 quân giống nhau.
    Ăn bòn: từ một chắn trên bài, tách ra, ăn thêm được hai chắn để dưới bài. Trường hợp, ăn thêm một chắn mà ù thì gọi là ù bòn.
    Lá què : là những lá bài không thể xếp lại với nhau thành chắn hoặc cạ.
    Tôm: Là một nhóm quân gồm thất văn, tam sách, tam vạn
    Lèo: là một nhóm quân gồm cửu Vạn, bát Sách, Chi Chi
    Ù bạch thủ: khi đã có 5 chắn, và ăn thêm được 1 chắn nữa để ù. Với lá bài chờ ù là Chi Chi, thì chỉ được chờ bạch thủ. Có nghĩa là khi ù, tính cả chắn ù, là 6 chắn và còn lại là 4 cạ.
    Bạch định: là bài không có một quân đỏ nào.
    Tám đỏ: khi ù, bài có 8 quân màu đỏ.
    Thập thành: là khi ù, bài ù có 10 chắn.
    Tôm: Là một nhóm quân gồm thất văn, tam sách, tam vạn.
    Ù thông: khi ù ván thứ hai liên tiếp.
    Hoa rơi cửa Phật: là trường hợp khi bài dưới chiếu có một chắn ngũ Vạn hoặc cạ ngũ trong có ngũ Vạn, người chơi lại bốc lên được lá bài nhị Vạn (hình cánh hoa đào) đúng ở cửa trì.
    theo Nguyễn Hạnh
    vth sưu tầm
     
    KGB_04 thích điều này.
  3. mrhai

    mrhai Dân đen

    Theo quan niệm của các cụ ngày xưa: Tổ tôm mới là môn của cánh đàn ông, đánh Chắn (bây giờ mình vẫn hay chơi đó) là môn của Đàn bà. Tổ tôm nó hơn chắn là 120 quân, chắn chỉ có 100 quân thôi. Giờ thì ít người chơi Tổ tôm lắm, toàn dùng Chắn choi nhau [​IMG]
    Những người am hiểu chút vẫn thường trêu những ng đánh chắn bây giờ là Ai chơi cái trò của đàn bà [​IMG]
    Nhưng mình thì chỉ biết chơi cái món của Đàn bà thôi
     
  4. mrhai

    mrhai Dân đen

    Theo quan niệm của các cụ ngày xưa: Tổ tôm mới là môn của cánh đàn ông, đánh Chắn (bây giờ mình vẫn hay chơi đó) là môn của Đàn bà. Tổ tôm nó hơn chắn là 120 quân, chắn chỉ có 100 quân thôi. Giờ thì ít người chơi Tổ tôm lắm, toàn dùng Chắn choi nhau [​IMG]
    Những người am hiểu chút vẫn thường trêu những ng đánh chắn bây giờ là Ai chơi cái trò của đàn bà [​IMG]
    Nhưng mình thì chỉ biết chơi cái món của Đàn bà thôi
    1 chuyện mình thấy hay hay liên quan đến tổ tôm [​IMG] Có 1 cụm từ thông dụng xuất hiện từ bộ bài tổ tôm này là "cửu vạn": chỉ những người làm nghề bốc vác. Anh em nhìn cũng thấy con bài cửu vạn trong hình của seaboy chính là 1 người đàn ông đang vác đồ [​IMG] Còn nhớ hồi năm khoảng năm 86, 87 thì mọi người vẫn gọi việc vác đồ là làm nghề khuân vác (rất phổ biến ở chợ Long Biên - hồi đấy mình còn bé vẫn được người lớn dẫn đi theo), nhưng dần dần sau đấy là chuyển sang gọi là "cửu vạn" hết [​IMG]

    tuy nhiên còn 2 vấn đề nữa liên quan đến bộ bài tổ tôm trong phong tục cất nóc nhà và khâm niệm người chết .

    khi cất nóc nhà thì gia chủ mời nhưng người đức cao , lớn tuổi đến chơi bài và khi nào có người ù được ván bài tám đỏ thì chính thức ván bài của người đó được đóng lên cột , kèo , đầu hồi của cái nóc nhà và chỉ khi ù được tám đỏ thì mới ngả cỗ ( ăn cỗ ) theo quan niệm của người già mà tôi hỏi thì mỗi cây bài đều tượng trưng cho 1 nghề nghiệp , tài sản,cây cỏ nên nếu ù được ván bài tám đỏ toàn bộ các cây bài được đóng lên lóc nhà thì có ngụ ý là con cháu về sau sẽ phát hồng ( tám đỏ ) và có tất cả các công việc, tài sản như trên bộ bài ù được đóng lên nóc nhà .

    Còn khâm niệm người chết thì người ta rải bộ bài vào trong quan tài nhưng bỏ ra hàng yêu ( yêu nghiệt , yêu quái ) và cây bát sách ( bát gàn ) ý nghĩa là người chết sẽ được đầu thai ứng với nhưng cây bài trg quan tài như nhà cửa , thuyền bè , xe cộ , hoa quả ...và những nghề nghiệp liên quan đến cây bài ví dụ như cửu vạn thì làm người khuân vác , tam sách thì câu cá , tứ sách thì làm gái bưng bê hầu hạ người khác ...
    vth sưu tầm.
     
  5. mrhai

    mrhai Dân đen

    Đăng bởi admin vào February 23rd, 2011
    Ông Hoàng Bảy hay thường gọi là Ông Bảy Bảo Hà. Ông là con Đức Vua Cha. Theo lệnh vua, ông giáng phàm trần, trở thành con trai thứ bảy trong danh tộc họ Nguyễn, cuối thời Lê. Vào triều Lê Cảnh Hưng, có giặc Trung Quốc từ Vân Nam tràn sang cướp bóc, đốt phá. Triều đình bèn cử ông, dọc theo sông Hồng, lên đánh đuổi quân giặc và trấn giữ vùng biên ải nơi Bảo Hà, Lào Cai. Tại đất Bảo Hà, ông thống lĩnh lục thủy, đánh đuổi quân giặc về vùng Vân Nam, sau đó ông chiêu dụ các thổ hào địa phương đón người Dao, người Thổ, người Nùng lên khẩn điền lập ấp. Sau này trong một trận chiến đấu không cân sức, Ông Bảy bị giặc bắt, chúng tra khảo hành hạ dã man, nhưng ông vẫn một lòng kiên trung, quyết không đầu hàng, cuối cùng, không làm gì được, chúng sát hại ông rồi mang thi thể vứt xuống dòng sông. Kì lạ thay, di quan của ông dọc theo sông Hồng, trôi đến phà Trái Hút, Bảo Hà, Lào Cai thì dừng lại. Còn một điều kì lạ nữa là khi ông bị giặc sát hại, thì trời bỗng chuyển gió, mây vần vũ, kết lại thành hình thần mã (ngựa), từ thi thể ông phát ra một đạo hào quang, phi lên thân ngựa, đến Bảo Hà thì dừng lại, trời bỗng quang đãng, mây ngũ sắc kết thành hình tứ linh chầu hội. Sau này khi hiển linh ông được giao quyền cho trấn giữ đất Lào Cai, ngự trong dinh Bảo Hà, đến lúc này ông nổi tiếng là một Ông Hoàng không chỉ giỏi kiếm cung mà còn rất ăn chơi, phong lưu: khi thanh nhàn ông ngả bàn đèn, uống trà mạn Long Tỉnh, ngồi chơi tổ tôm, tam cúc, xóc đĩa… lúc nào cũng có thập nhị tiên nàng hầu cận, ông cũng luôn khuyên bảo nhân dân phải ăn ở có nhân có đức, tu dưỡng bản thân để lưu phúc cho con cháu. Triều vua Minh Mạng, Thiệu Trị sắc tặng ông danh hiệu “Trấn An Hiển Liệt” và các triều vua nhà Nguyễn khác tôn ông danh hiệu: “Thần Vệ Quốc_ Ông Hoàng Bảy Bảo Hà”.
    Ông Bảy là Ông Hoàng hay ngự về đồng nhất, cũng bởi vì trong hàng Tứ Phủ Ông Hoàng, ông rất hay chấm lính bắt đồng (có quan niệm cho rằng, những người nào mà sát căn Ông Bảy thì thường thích uống trà tàu, hay đánh tổ tôm, xóc đĩa…). Khi ngự về đồng, ông thường mặc áo lam hoặc tím chàm (thêu rồng kết uốn thành hình chữ thọ), đầu đội khăn xếp có thắt lét lam, cài chiếc kim lệch màu ngọc thạch. Ông ngự về tấu hương, khai quang rồi cầm đôi hèo, cưỡi ngựa đi chấm đồng. Đến giá Ông Bảy về ngự, nếu ông ném cây hèo vào người nào thì coi như ông đã chấm đồng người đó. Lúc ông giá ngự, thường dâng ông ba tuần trà tàu rồi thuốc lá có tẩm thuốc phiện.
    Đền thờ Ông Hoàng Bảy được lập tại nơi năm xưa di hài của ông lưu lại là Đền Bảo Hà, nằm ở chân đồi Cấm, bên bờ thượng lưu sông Hồng, ở bên bến phà Trái Hút, thuộc xã Bảo Hà, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai (Vì thú chơi phong lưu của ông nên nơi ông ngự còn được mệnh danh là Trái Hút Bảo Hà). Ngày tiệc chính của ông là ngày 17/7 âm lịch, vào ngày này, ở đền ông tập nập du khách thập phương đến dâng ông ngựa xám, bàn đèn, thuốc cống, kẹo xìu (kẹo lạc)… để cầu tài cầu lộc. Khi thỉnh ông về ngự, văn thường hát rằng:
    “Bảo Hà đất ấy phong quang
    Thỉnh Ông Hoàng Bảy xe loan ngự về
    [...] Bắc Nam đôi sứ vào ra
    Đồn rằng Ông Bảy Bảo Hà tối linh”
    Khi nói về sự tích của ông, văn hát:
    “Con ngôi Thượng Đế Đức Vua Cha
    Giáng tại Sơn Lâm, trấn Bảo Hà
    Diện mạo hồng hào so vẻ ngọc
    Dung nghi tươi tốt khác nhường hoa”
    Hay khi ông ngự vui, văn thường hát để ông ban thưởng:
    “Ai lên Trái Hút Bảo Hà
    Nếm mùi phong nguyệt ấy là cảnh tiên
    [...] Cỏ cây hoa lá tần ngần
    Hoa đào năm ngoái mười phần kém xa
    [...] Ba gian tòa đá phủ rêu
    Ai người có phúc được theo Ông Hoàng
    [...] Dang tay mở khóa động đào
    Ai người dày phúc đưa vào quần tiên
    [...] Lâng lâng rũ sạch bụi trần
    Một ngày bắc ghế nên duyên nợ nhiều”
    Hay có cả những đoạn rất hay, độc đáo nói về các thú ăn chơi của Ông Bảy như xóc đĩa, tam cúc, tổ tôm…:
    “Đĩa vàng bát ngọc bày ra
    Bạn tiên trải chiếu long hoa tức thì
    Phàm tâm tả hữu hồ kì
    Ông Bảy xóc đĩa bốn bề xôn xao”
    “Khi thanh nhàn Ông Hoàng giá ngự
    Ngự về đồng dự hội tổ tôm
    Màn hoa chắn gió đông nồm
    Hiên loan bóng quế chiều hôm đánh bài
    Ông Bảy ngồi khoan thai cách điệu
    Sập công đồng trải chiếu long lân
    Hương xông gấm vóc áo quần
    Dang tay châu báu kim ngân đánh bài”
    “Cuộc cờ xóa xóa bày bày
    Ván bài tam cúc xưa nay tức cười
    [...] Pháo kia nổi hiệu lôi oanh
    Tốt không bảo vệ giữ mình được sao
    Người nay đợi lệnh Thiên tào
    Giữ xe pháo mã điều vào giáp công
    [...] Xưa nay việc nước việc nhà
    Giữ bền sĩ tốt ấy là thành công”
    Và có hẳn một đoạn nói về thập nhị tiên nàng hầu cận ông:
    “Lệnh sai thập nhị tiên nàng
    Cô nào việc ấy sửa sang đứng hầu
    Cô Cả pha nước trà tàu
    Nhấp vào vừa ý gật đầu ban khen
    Cô Đôi dâng bộ khay đèn
    Xe ngà diện sứ móc tiêm nạm vàng
    [...] Cô Mười Hai trải chiếu chia bài
    Tổ tôm chắn cạ nào ai dám bì
    [...] Thoi xanh vượt suối băng ngàn
    Mười hai tiên nữ rước hoàng về dinh”
    vth sưu tầm.​
     
    Tào Tháo, okvuilachinh666Trịnh Khả thích điều này.
  6. khuongtunha

    khuongtunha Nghề chơi cũng lắm công phu!

    VẬN BÀI

    Què ba chạm bát nên ù
    Tiếc ngẩn dân làng vịn đĩa bu
    Cửa dưới ôm lèo chú dọa
    Nhà trên ngửa chiếu ông hù
    Sanh bài kiểm chắn thêm vài cước
    Đốc nọc ăn tiền lãi mấy xu
    Bạch định ham chờ ra thất sách
    Chi lên tám đỏ đãi anh khù

    VẬN BÀI

    Không chắn què năm khó ù
    Lên bài xếp mãi chẳng người bu
    Kề bên bạch định liền dứ
    Đối cánh thiên khai cứ hù
    Kính xướng rung đùi thu một cục
    Suông ngồi nghển cổ kiếm vài xu
    Ghi lời vợ dặn cao tay bốc
    Đến vận trì thông dẫu kẻ khù

    < Nhị văn cô gái đào hoa
    Cổ quàng khăn trắng thướt tha điệu đời >

    THUẬN !

    Này vác nặng * ! chắc thèm ăn
    Cụ chánh * nhường luôn kẻo lão hằn
    Thích tẩy duyên nàng bát sách
    Ưa đè mộng chú tam văn
    Lân la cái hĩm quân bài xỉa
    Nhấp nhổm thằng cu đĩa nọc mằn
    Nước rẻ chờ lên nhọc xướng
    Đây rồi ! giữa cửa nhị quàng khăn *

    ĐỎ !

    Thấy "khuân đồ"... kéo lại ăn
    Mần thêm "cá chép" cậu kia hằn
    Không cần chiếu, lờ tam vạn
    Chẳng thích bòn, bỏ thất văn
    Cửa dưới lăm le ôm nọc mở
    Nhà trên ngẫm nghĩ với cây mằn
    Chi bạch thủ nhờ xa nhé
    Tám đỏ hai lèo úp "quấn khăn"
     
  7. BAC NINH CITY

    BAC NINH CITY Dân đen

    THUYÊN TINH ĐUA ĐÂY CHI CHI
    BOC CON BAT SACH ZƠI NGAY CƯA TRI
     
    Nguyễn Tiểu Thương thích điều này.
  8. mq0988

    mq0988 Học chơi

    "bach dinh cho ngu nhu lu tran ve..."
     
  9. nhaodo

    nhaodo Học chơi

    thuyền tình đội nón ra đi có con ngũ sách rơi ngay cưa chì
     
  10. 2tay3sung___

    2tay3sung___ Lý trưởng

    Oánh chắn phải oánh thật cao.
    Oánh vớ, oánh vẩn làm sao lên trình...I-)
    Cá chép mà lội sân đình.
    Cả làng hốt hoảng chỉ mềnh iem ...zui.:))
     
  11. 2tay3sung___

    2tay3sung___ Lý trưởng

    Gừ gom to gớm to ghê..,:-/
    Làng chờ bạch thủ mà ghê hết người...:-&
    Tự nhiên xướng tỉnh cả người...8-}
    Mềnh chì Bạch thủ lên đời…Mõ lang....:))=))
     
  12. dongta007

    dongta007 Dân đen

    Hồi ức về chắn cạ

    Thư mục: Sưu tầm

    Nhớ đến chắn, ta không chỉ nhớ đến một thú chơi, mà còn là nhớ cả một thời sinh viên ngây thơ, sôi nổi đã qua. Đại đa số thanh niên Lạng Sơn biết đánh chắn, đều do được đào tạo tại các trường đại học, cao đẳng. Mỗi khi có dịp gặp bạn xưa, họp lớp cũ, thì phần trao đổi, ôn lại kỷ niệm xưa về chắn chiếm một vị trí trang trọng trong cả nội dung hàn huyên, dãi bày. Thế nào cũng có những câu chuyện đại loại như: "Mày có nhớ trận đánh ở X, ván đấy tao ngồi trên cánh thằng A, nhìn cách nó ăn biết ngay là chuẩn bị ù "tám đỏ hai lèo", tao bèn "treo rọ" nó..."
    Thật vậy, chắn không chỉ là một thú chơi, mà còn là một ĐẠO. Chơi chắn không thể vội vàng, hấp tấp. Nếu như chơi tá lả, chỉ 5 phút một ván, như đi tàu nhanh, thì đánh bài chỉ là giết thời gian. Chơi chắn không như vậy, một ván có khi dài hàng tiếng. Đã ngồi vào chiếu là chân tay sạch sẽ, quần áo chỉnh tề, trà ngon thuốc thơm đầy đủ, tư thế ngồi đàng hoàng, chĩnh chệ, chân tròn, lưng thẳng. Là sinh viên, năm đầu còn có thể mặc quần đùi áo may ô để đánh chắn hội. Nhưng thường từ những năm thứ ba trở đi, không ai bảo ai, khi đánh chắn lúc nào cũng phải ăn mặc gọn gàng, lịch sự.
    Đã ngồi vào chiếu chắn, ta phải quên khái niệm về thời gian. Mọi động tác đều cần chậm rãi, trang trọng, kính cẩn. Từ chia bài, ném bài, lấy cái, bốc nọc, xòe bài, ăn quân, xếp chắn, xếp cạ, cài cắm, rót nước uống, châm thuốc hút, v.v.. mọi động tác đều phải gọn gàng, khoan thai và chuẩn xác (trừ lúc mót giải quá chạy đi đái thì không tính). Chắn cạ, tổ tôm không dành cho những anh láu táu, hấp tấp, lôm côm, leng keng. Ngồi với những bạn này chỉ được một lúc là ức chế dẫn đến cãi nhau hoặc thấy chán mà tan hội.
    Vì mỗi nơi, mỗi lúc, quan niệm về chắn và nguyên tắc, quy tắc đánh chắn khác nhau. Nên khi đến chỗ mới đánh với bạn mới, chúng ta thường phải nêu lại các quy tắc để đi đến thống nhất về cách chơi, cách ù, cách tính điểm, v.v.. Lắm khi việc "cãi nhau" để đi đến nhất trí về các nội dung này mất hàng nửa tiếng đồng hồ. Trong những cuộc chơi tôi đã từng tham gia thì chưa bao giờ Chi được ù rộng, ù Chi bao giờ cũng phải "bạch thủ". Như trên có bạn đã thắc mắc về việc ù chi thế nào cho đúng. Tôi nghĩ là nếu chi được ù rộng thì cứ đủ 5 chắn (trở lên), 4 cạ, lẻ Chi thì là chờ ù rồi. Nếu chi nảy mà không ù là "bỏ ù". Còn nếu quy định Chi chỉ được ù bạch thủ thì khi tôi đã có 6 chắn, 3 cạ, lẻ Chi (thừa chắn nhưng chưa kịp tẩy Chi), nhà trên đánh Chi xuống, hoặc Chi nảy cửa trì nhà trên không ăn, hoặc Chi nảy cửa trì tôi, thì có quyền ăn Chi và xé cạ để chờ.
    Việc xướng sai phải đền làng đương nhiên. Nhất là lúc nửa đêm về sáng, khi thần kinh đã quá mệt mỏi, đầu óc hoang vu, nghĩ một đằng, nói ra mồm một nẻo. Nhưng xướng thiếu thì không sao, hô gì ăn nấy. Những ván ù to bạn nên kìm hãm sự sung sướng mà trịnh trọng rẽ bài trên chiếu ra, đặt bài mình xuống mà nhờ làng xướng hộ. Bạn có thể thư thái quay sang rót chén nước, châm điếu thuốc, rồi ngồi vểnh râu rít thuốc mà nhìn bọn chúng không đừng được phải vừa đếm chắn, đếm cạ, mà vừa cay cú gằn từng cước trong bài ù. Đợi chia bài xong, bốc cái "pẹp" một phát là ta lại vừa rung đùi, vừa xòe bài, miệng hát ư ử mấy câu ưa thích.
     
    pdhien, Tào Tháo, pdhien1232 others thích điều này.
  13. mod02

    mod02 Administrator Ban quản trị

    Em ơi, Ta và chắn
    <nhái>

    Em ơi nọc còn đó,
    Trên bài đang lẻ chàng Chi,
    Trên bài đang què nàng bát sách
    Nhưng Nọc mãi nẩy toàn quân trái vỉ
    Bát sách chờ ai, Chi mỏi gối rồi

    Ta còn em ù Bạch thủ chi và thông
    Ta còn em cước Lèo và thêm ù thông
    Chì bạch thủ Chi tám đỏ 2 lèo và thông

    Nhưng rồi nhà dưới,
    nhái liền 2 quân bát vạn
    Cộng thêm vòng trước nhảy cửa chíu chú bát văn
    Ta còn em cửa trì cộng Chi và thông
    Một Lèo tám đỏ em bay

    Chợt nhòa, chợt hiện

    Ngồi đánh chắn ê mông hoài trên chiếu
    Bỗng thấy mình chẳng tính được một nước bài

    :D
    Một ngày mới sắp đến, chúc tất cả các thành viên một ngày tốt lành
     
    Nguyễn Tiểu Thươngkhuongtunha04 thích điều này.
  14. ducthudo

    ducthudo Chắn hội Hà Nội

    Hết xiền buồn ngồi làm thơ con cóc :(

    Ai bảo chắn cạ online thâu đêm là khổ
    Tôi mơ màng nghe nọc nổ từng cây....@-)
    Những lần chờ ù,...hồi hộp đợi từng giây,...:-SS
    Nhà dưới bạch thủ chì, mình bị đè, chả nói câu nào cũng té :-B
    Có cô bé chéo cánh nhìn tôi.. cười he hé... :))
    Hết bảo rồi, mau nạp thẻ thôi anh ơi...iiiiiiii...:((:((
     
  15. theking

    theking Lão làng

    Không biết chơi không thời ham hố
    Biết chơi rồi kệ ..bố mặc con.:">
    Vợ có gọi..thôi rồi để đấy
    Điện thoại kêu mặc nó...... ông chờ ù=))
     
  16. theking

    theking Lão làng

    Đen đen đỏ đỏ những ván bài
    Tốc điã xem nọc sẽ biết ngay
    Cây trước họ ù mình sách điếu
    Tám đỏ chờ chi...nọc đen sìX-(:((
    ĐEN THẬT~x(
     
  17. butinmanh8

    butinmanh8 Học chơi

    tam van co that tai
     
  18. khuongtunha

    khuongtunha Nghề chơi cũng lắm công phu!

    Mod02 này, có phải nhái bài hát của Phú Quang không? =D>=D>=D>

    " Chì bạch thủ Chi tám đỏ 2 lèo và thông"
    câu này hát mãi mà không được, bạn nào có video post lên cho ae cùng thưởng thức nào>:D<

    Nếu không có mời ae làm nhạc sĩ bất đắc dĩ chỉnh lại câu trên cho dễ hát nhé..
     
  19. khuongtunha

    khuongtunha Nghề chơi cũng lắm công phu!


    Được biết theking là người yêu thích thơ ca nên tin rằng hai khổ thơ này tác giả là theking thì phải?>:D<
     
  20. mod02

    mod02 Administrator Ban quản trị

    Nhái bài Em ơi, Hà Nội phố của Phú Quang đó anh;
    Hy vọng ngày gần nhất em có thể "Gào" cho anh và mọi người cùng nghe :D

    ^^