Thời gian học: 10 phút Kết quả: Bạn có thể hiểu được rõ các thuật ngữ khi tham gia vào Phỏm Pro. 1. Bộ bài Sử dụng bộ bài gồm 52 quân chia thành 2 phần. Phần số bao gồm 13 số A, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, J, Q, K kết hợp với 4 chất: Cơ, Rô, Bích, Tép. 2. Phỏm Có 2 loại: Phỏm ngang (>= 3 quân giống số), phỏm dọc (>= 3 quân giống chất, số liên tiếp nhau) Phỏm cũng chia thành phỏm ăn (do ăn được mà có), phỏm tươi (lên bài có luôn), phỏm bốc (bốc được). Phỏm tươi và phỏm bốc gọi chung là phỏm tự nhiên. 3. Cạ Là bộ đúng 2 quân bài có thể ghép với 1 quân nữa để thành phỏm, bao gồm: ● Cùng số ● (hoặc) Cùng chất và (số liên tiếp hoặc lọt khe). 4. Ăn Điều kiện để ăn được 1 quân (do cửa trên đánh ra) là trên tay có ít nhất 1 cạ có thể ghép với quân ăn để thành phỏm và trong cạ này không có quân bị trói ( thuật ngữ 6). 5. Xoay phỏm Nếu có thể dùng 2 cạ để ăn 1 quân thì ta nói có thể xoay phỏm khi ăn quân đó. 6. Quân bị trói, cạ tự do Quân bài X trên tay gọi là bị trói bới quân ăn Y nếu bỏ X đi thì không Ăn được Y. Nghĩa là, X nằm trong tất cả các cạ tự do có thể dùng để ăn Y. VD: Bài có 4b, 6b, 7b. Ăn 5b (quân Y) thì 6b (quân X) là quân bị trói bới quân 5b Một quân (trên tay) gọi là quân bị trói nếu nó bị trói bới 1 quân ăn nào đó. Cạ tự do là cạ không chứa quân bị trói nào. VD2: Có 4t, 3t, 3r, 3c. Ăn 3b => chưa có quân nào bị trói. Sau đó lại ăn thêm 2t => 3t bị trói bởi 2t. Lúc này 2 cạ (3t, 3r) và (3t, 3c) không tự do nữa => chỉ còn 1 cạ tự do để ăn 3b là cạ (3r, 3c) => cả 2 quân 3r và 3c đều bị trói bởi 3b. 7. Ăn láo Có 2 mức ăn láo: ● Có cạ để ăn nhưng các cạ đấy đều có quân bị trói. ● Không có cạ liên quan cũng cứ ăn. Chỉ khu Giám Đốc, Đại Gia mới được ăn láo mức 2. 8. Đánh láo Đánh láo là đánh quân bị trói đi Chú ý về ăn láo, đánh láo:Hành động ăn, đánh là láo hay không còn phụ thuộc vào thời điểm xét bài. Có thể hiện tại là láo nhưng sau khi bốc thêm quân thì không còn là láo nữa Ví dụ: Chỉ có cạ 2,3b khi ăn 4b, và chỉ có 1 quân 4 nữa trên tay. Đánh láo 2b. Sau lại bốc được 5b hoặc bốc thêm đc 1 quân 4 nữa thì việc đánh 2b không còn là đánh láo nữa. 9. Báo Người chơi gọi là bị Báo (tại thời điểm đang xét) nếu người này không có khả năng hạ phỏm đã ăn(đã ăn láo hoặc đánh láo). 10. Người chơi Có thể có N = 2,3, hoặc 4 người tham gia ván chơi. Những người khác trong bàn gọi là chầu rìa. 11. Nọc Nọc là phần bài úp giữa bàn để bốc Sau khi chia bài, nọc có 4 * N – 1 quân (chứ không phải toàn bộ bộ bài còn lại, N là số người trong bàn chơi). 12. Bài trên tay Là các quân bài của người chơi trừ các quân ăn được, quân đã Hạ, Gửi( sẽ giới thiệu trong thao tác chơi). 13. Điểm Là tổng điểm của bài trên tay sau khi hạ trong đó J, Q, K được tính lần lượt là 11, 12, 13 điểm. 14. Xếp hạng Người chơi nào có điểm thấp hơn thì thứ hạng cao hơn. Nếu điểm bằng nhau thì ưu tiên người hạ trước. Nếu có chơi Tái Gửi thì người được không Tái lại ưu tiên hơn người được Tái. 15. Thời gian Mỗi bàn chơi có 1 tham số thời gian có thể cài đặt bởi chủ bàn. Đây là khoảng thời gian tính từ lúc nhà cửa trên vừa đánh đến lúc buộc phải Ăn hoặc Bốc. 16. Vòng Chốt Vòng chốt bắt đầu từ người khi đến lượt chơi sau khi bốc nọc còn đúng N cây. Từ lúc này tất cả các cây đánh đi của người này và cây đánh đi của người sau đó được tính là câychốt hạ. 17. Vòng Hạ Vòng hạ bắt đầu khi đến lượt 1 người mà sau khi bốc số cây trong nọc=N-1 (N là số người trong bàn chơi), người này và các người vòng sau đó phải hạ bài. 18. Cháy (Móm) Bài bị móm là bài sau khi hạ xong không có phỏm nào. Trong Phỏm Pro: Bị cháy vẫn phải Đánh. 19. Tái Một người sau khi hạ bài xong vẫn có thể được Ăn/Bốc, Đánh tiếp nếu chơi tái gửi và Nọc chưa hết. Chủ bàn có thể cài đặt bàn là có hay không chơi Tái Gửi. 20. Cây Rác Là những lá bài riêng lẻ không thể kết hợp với lá bài khác tạo thành một phỏm. 21. Ù Là hành động kết thúc ván chơi khi người chơi không còn quân bài rác nào trên tay. ( Trừ trường hợp ù khan). 22. Móm Là hành động kết thúc ván chơi khi người chơi không có phỏm nào.
Nếu bạn muốn hạ bài như thế nào rút tất cả những cây thành phỏm lên rồi chọn hạ. Trường hợp này sẽ tốt trong trường hợp 1 lá bài trói trong 2 phỏm muốn hạ phỏm này mà không hạ phỏm kia.
Nói chung à thì là mà Phỏm hay chắn pro mức thưởng hàng ngày và cách chơi và lệ làng đều rất tốt... Nhưng ! Cái cách xếp khi chơi tá lả có gì đó chưa ổn. Lí do tiếp xếp bài hình như không khớp khi xoè bài... Ace muốn cái tiếng khi xếp bài như tiếng xếp chắn kìa.. Kêu nghe nghe nó sang làm sao... Và khi xoè bài nhìn nó cũng mượt mà... Ở phỏn chưa có điều này... Tóm lại Tôi rất thích khoản này của pro Thank....! Các bác pro
Alo có mod nào onl cho Songlam56 xin chút tư liệu về quá trình hình thành các phiên bản và lập trình game phỏm ( Tá Lả ) trong sân đình từ thời kì đầu đến bây giờ được ko ạ
Chào bạn, Hiện tại chỉ có thể chơi Phỏm Sân Đình trên 2 nền tảng Android và Appdesktop. Để tải game Android thì bạn vào CH Play tìm từ khóa Phỏm Sân Đình để tải về. Để tải Appdesktop bạn vào trang chủ chanphom.com và tải về tùy theo thiết bị của bạn (bấm vào nút được đánh dấu như trong hình), cài đặt và chơi bình thường nhé:
Chào bạn, Hiện tại chỉ có thể chơi Phỏm Sân Đình trên 2 nền tảng Android và Appdesktop. Để tải game Android thì bạn vào CH Play tìm từ khóa Phỏm Sân Đình để tải về. Để tải Appdesktop bạn vào trang chủ chanphom.com và tải về tùy theo thiết bị của bạn (bấm vào nút được đánh dấu như trong hình), cài đặt và chơi bình thường nhé: