Tổ Tôm Trong Dân Gian

Thảo luận trong 'Tổ Tôm Sân Đình' bắt đầu bởi Cụ Chánh bá, 26/1/12.

  1. Bỏ qua thông báo này (sẽ không bao giờ được hiển thị nữa, dù bạn đăng xuất/ đăng nhập lại)
  2. Ấm Áp Mùa Đông 2024: Chung tay vì Cộng đồng!

    Từ ngày 01/11/2024 đến 31/03/2025. Mục tiêu: 0

    Đã có 0 người ủng hộ. Số tiền nhận được là 0

    0
    Bỏ qua thông báo này (sẽ không bao giờ được hiển thị nữa, dù bạn đăng xuất/ đăng nhập lại)
Bỏ qua thông báo này (sẽ không bao giờ được hiển thị nữa, dù bạn đăng xuất/ đăng nhập lại)
Danh sách Ủng Hộ AAMD 2024:
Tổng số tiền:
  1. Cụ Chánh bá

    Cụ Chánh bá Lý trưởng

    Cái Thú Tổ Tôm

    Nhiều người lấy làm lại cứ hỏi nhau tại làm sao ông nghị Đào độ này thích tổ tôm thế.
    Kể cũng lả việc quái gở thực? Vì xưa nay ông ấy chúa ghét đánh bạc. Đến ngay như lũ trẻ nhà ông ấy ngày tết, túm tụm lại, đánh tam cúc một xu bốn cây với nhau, mà ông cũng cấm nữa là?
    Còn ông, thì đố ai thấy ông chầu rìa một đám bạc nào. Ông thường nói:
    - Đánh bạc, vừa hại tiền, vừa hại thì giờ, vừa hại sức khoẻ. Nhà nào mà bố mẹ hay mê man cờ bạc, thì con trai hư đằng con trai, con gái hư đằng con gái. Chẳng thế, cứ bắc kiềng lên lưng tôi mà đun!
    Thế mà sau khi ông goá vợ được vài tháng, thì ông mê tổ tôm như điếu đổ.
    Có người bảo ông mới được làm nghị viên, nên học cách giao thiệp. Nhưng đánh tổ tôm nào phải cách giao thiệp? Vả ngày hội đồng dân biểu họp nào có phải các ông nghị đến hội quán Khai Trí Tiến Đức để đánh tổ tôm đâu?
    Vậy thì chắc rằng bà nghị mất, ông đâm buồn. Buồn thì phải tìm cách tiêu khiển. Rượu không biết uống, phiện không biết hút, gái không biết chơi, thì ông có thỉnh thoảng đánh canh tổ tôm, có hại gì? Không hại nhất, là ông chưa có con trai hay con gái lớn.
    Tổ tôm, ông mới học hơn một tháng. Nhưng ngay từ lúc mới học, ông đã dám ngồi một chân. Ông chỉ đánh ở nhà cụ Chánh Bá. Ở chỗ khác, dù có lập cuộc tổ tôm mà thiếu một chân, thì giá họ có mời rã bọt mép, cũng không khi nào ông ngồi đánh. Có lẽ vì ông không chịu tiếng bê tha chăng
    Nhiều lúc, ông sang nhà cụ Chánh Bá, rồi cho người đi mời con bạc đến. Có khi cụ Chánh Bá không tiền ông cũng cố ép cho vay để cụ đánh. Nhưng không mấy khi ông nhớ nợ. Cụ Chánh Bá muốn để đến bao giờ ông cũng không nhắc đòi.
    Vậy mà ông chỉ đánh bạc để cầu vui thôi, chứ không mấy khi ông ngồi nóng chỗ. Ông cầm bài độ dăm bẩy ván, khi đã góp tiền đâu vào đấy, là ông mượn người đánh hộ. Rồi hoặc về nhà, hoặc đi có việc đâu một lúc lâu mới lại đến. Làng để ý vào cây bài quá, nên không ai hỏi nhau xem ông đi đâu.
    Người ta, mà nhất là những người được ông nghị Đào nhờ cầm bài hộ, đều tỏ ý khen ông về lối chơi nhã nhặn, quân tử như thế. Họ khen. Vì họ muốn ông giữ mãi cái thói quen dễ chịu ấy. Người thì được đánh bạc không phải góp tiền, mà vì ông không hỏi căn vặn được thua bao nhiêu, nên họ đễ ăn bớt. Người thì được thông lưng nhau, đề một mình ông bị thiệt, vì họ coi ông như con bò!
    Thực ra, chơi cái lối đánh tổ tôm cung phụng ấy, ông nghị Đào còn là mất chán tiền! Mà không chịu học đánh luôn luôn, thì còn xơi ông mới cao được. Ai lại ngay bây giờ, ông còn phải hỏi thế nào là lèo, cửu vạn, cửu sách và chi chi có là lưng không. Mà nào ông đã thuộc chữ quân bài đâu? Cứ đưa ông một quân, bịt kín chỗ vẽ đi, hỏi là quân gì, đố ông có biết?
    Cho nên, tuy ông lên bài rất chậm, ăn hoặc phỗng nhiều lúc rất lẩm cẩm, nhưng ai cũng cố kiên gan mà khen. Họ khen ông rằng:
    - Đánh với ông nghị bao giờ cũng vui quá.
    - Họ vui vì họ chắc mẩm phần được. Dù không ù cũng được mười mươi.
    ***
    Cũng như mọi bận, những anh con bạc túng tiền đã tề tựu cả ở nhà cụ Chánh Bá để chờ ông nghị Đào đến nữa là vừa đủ chân.
    Anh người nhà đã chia sẵn bài, và bầy cả vào hỏi cái khay. Anh ta đã chẻ ít đóm, và làm đèn cẩn thận.
    Cô Xuyến, con cụ Chánh Bá đã xếp đầy một cơi trầu để chờ khách. Xong việc, cô đương ngồi ngoài hiên, ghé vào ánh sáng ngọn đèn, mà xâu những hào trinh.
    Mới mười chín tuổi đầu, nhưng cô Xuyến giỏi lắm. Thường cô đi chợ đi búa các nơi; buôn bán rất đảm đang, ai cũng khen. Nhiều anh con trai làng, thấy cô có sắc lại có vốn muốn hỏi cô làm vợ để được cưới cả cô lẫn cái vốn của cô. Nhưng cụ Chánh Bá còn kén kỹ lắm. Cụ không thích gả cho người làng, vì cụ xem chả cậu nào đáng mặt vác áo thụng đến làm rể cụ. Họ đều nghèo, và con nhà tầm thường cả. Cô Xuyến nhà cụ tiếng rằng ngày thường vẫn áo nâu, quần lụa, đi đất trông có vẻ nhà quê, nhưng ngày tết, thì cô ăn mặc sang nhất tổng. Cái khăn gấm tây, cái áo cát-sơ-mi hoa, cái quần lĩnh bóng, đổi dép Nhật Bản, và bộ dây xà tích dài đến tận đầu gối. Cứ cách ăn mặc thế, thì cô Xuyến phải lấy một anh chồng ít ra là có bằng Sết-ti-vi-ca. Huống hồ cô còn có vốn riêng, lại là con gái lớn của một ông Chánh tổng cựu, có hàm cửu phạm bá hộ thì ít ra ông bố cũng phải thách đến dăm trăm là ít.
    Thêm một ván cung Tổ nữa là sáu, mọi người bỏ tiền ra góp. Ông nghị Đào tuy không ù được ván nào, nhưng rất vui vẻ. Xưa nay, chưa ai hề thấy ông thua bạc mà phát bẳn bao giờ. Ông quăng hai tờ bạc giấy vào giữa rồi hỏi cụ Chánh:
    - Thế nào? Cụ có tiền chưa?
    - Có ông để tôi bảo cháu lấy.
    Rồi cụ Chánh gọi cô Xuyến:
    - Cho thầy vay hai đồng, mày!
    Cô Xuyến tưới như cái hoa, đứng cạnh đèn, đếm tiền. Nhưng tiếc thay, cái hoa đẹp ấy lại không có ai thưởng thức. Vì ai cũng hai mắt đổ dồn cả vào hai quân bài bắt cái.
    Bỗng ông nghị nghiêm chỉnh, ngấc đầu lên, hỏi:
    - Có đủ không, cô?
    - Dạ, bẩm đủ ạ. May, con vừa đòi được món nợ.
    Đoạn cô đưa cụ Chánh nhón tiền, rồi đi vào. Mọi người giao hẹn phần của mình góp xong xuôi, quân bài bắt đầu đen đét xuống chiếu tiến, rồi lui, rồi lại nhẩy rải rác khắp chỗ nọ, chỗ kia.
    Rồi ù, rồi lấy tiền. Rồi ván này. Rồi ván khác. Ông nghị Đào đã thấy chán, ông ngáp. Rồi ông gọi:
    - Anh nào cầm bài hộ tôi tý này.
    Họ đã thuộc tính, nên bao giờ cũng có vài anh dự khuyết, chực sẵn cả ở sau lưng ông. Ông đứng dậy, nhìn bài một lúc, bàn quân ăn quân đánh, hỏi nước thấp nước cao. Rồi một lát, ông không nói, đứng im. Rồi ông sang gian bên, hút thuốc, uống nước. Rồi ông ra hè, thỉnh thoảng nói vào một câu để đánh tiếng. Rồi im hẳn.
    Trong khi ấy, cả làng không ai chú ý đến ông nữa.
    Ai cũng để cả tâm trí mải vào cây lục vạn, tam sách, ăn năm binh, hay bốc tốt cho cao.
    - Cụ chịu à?
    - Vâng, đen quá. Hết hội này, tôi phải đổi chỗ mới được. Đánh tổ tôm mã không được ù, bài xấu, thì chán chết. Không trách ông nghị hay đứng dậy cũng phải.
    - Vâng, cụ đổi chỗ cho cháu!
    - À? Để tôi bảo nó pha ấm nước chè tàu, uống cho tỉnh ngủ nhé.
    Dứt lời cụ Chánh Bá, anh người nhà thưa:
    - Bẩm nước đương đun dưới bếp ạ.
    - Càng hay, anh sắp ấm chén để tôi pha cho.
    Nói xong, cụ Chánh đứng dậy, vườn vai, gân tay chân kêu răng rắc.
    - Chà? Giãn thịt giãn xương! Đem khay chè ra đây tôi xuống bếp mang nước sôi lên hộ. Hoài của, giá đừng chịu thì vừa rồi được cái phỗng!
    Rồi không tiếc nữa, cụ Chánh Bá mở cửa ra ngoài cầm đèn xuống bếp:
    - Ừ, ra lúc mỏi mà được đi đi lại lại thì nó khoan khoái lắm nhỉ.
    Nhưng thấy trong bếp lừa tắt ngấm tắt ngầm, cụ hỏi to;
    - Đun thế kia thì đời nào nước sôi? Con Xuyến đâu rồi!
    - Dạ!
    - Mày ở đâu?
    - Thưa thầy, con ở trong bếp này.
    - Sao không đun quàng nước lên. Lại để tắt lửa thế?
    - Nó vừa mới tắt, con thổi mãi không được.
    Cụ Chánh Bá bước vào cạnh ông đồ rau, gắt:
    - Rơm không có thì mày đun bằng gì?
    Cô Xuyến cuống cuồng, chổng mông lên, cố thổi đống tro tắt ngấm tắt ngầm.
    Cụ Chánh đặt đèn xuống, mắng con:
    - Mày lười, có khi nào được. Chỉ tố hết hơi mà thôi. Để tao rút rơm cho vậy.
    Nói đoạn, cụ đi ra mé đống rơm gần đó.
    Bỗng trong chỗ tối cụ thấy lù lù có cái bóng đen đen.
    Vừa ngạc nhiên, vừa sợ, cụ giật mình, hỏi:
    - Ai?
    - Tôi đây, cụ Chánh đấy à?
    - À ông nghị đấy à? Ông đứng đây làm gì thế?
    Rồi chẳng hay cụ Chánh thương ông nghị đã phải đứng chơi ngoài sương tối tăm không biết tự bao giờ hay sao, cụ đủng đỉnh nói:
    - Mời ông lên nhà xơi nước chứ?

    Vậy xin độc giả đoán nét mặt ông nghị Đào tôi bấy giờ thế nào. Và ông có lên nhà xơi nước hay không?

    Tác giả : Cụ Nguyễn Công Hoan
     
  2. Mod14

    Mod14 Administrator Ban quản trị

    Giai thoại kể rằng: năm đó vì bắt lỗi vua Tự Đức trong lúc chơi Tổ Tôm mà Cao Bá Quát làm vua bị mất mặt (quê độ). Về sau Cao Bá Quát bị tội gian lận trong chấm thi, bị vua tăng án rất nặng. Ngọn nguồn cũng chẳng qua ông là quan chấm thi, thấy bài của học trò kia hay quá mà lại trót phạm phải mấy chữ kị húy, nếu đúng ra sẽ bị hủy bài, ông liền dùng muội than và son chữa lại mấy chữ đó. Không ngờ sự việc bị phát giác, nhà vua ban tội nặng, trong lúc giam còn bị nhục hình tra khảo. Ông ôm hận cho rằng vua vì việc bài bạc xưa mà phán xử bất công , sau ông chạy về Bắc tụ tập hào trưởng nghĩa sĩ làm phản...

    upload_2017-9-21_9-58-53.

    Vào xem họ nói gì về câu chuyện này?
     

    Các tệp đính kèm:

  3. dinhchip

    dinhchip Chắn hội Hà Nội

    Văn hay, nhiều chữ, truyền rằng ngày đó cả nước có một bồ chữ thì ông Quát chiếm nửa bồ, anh ông là ông Cao Đạt chiếm nửa của nửa còn lại, nghĩa là chỉ có 1/4 bồ chữ đó dành cho sỹ tử cả nước thôi. Nhưng tính lại khái, cao ngạo.
    Còn việc ông làm phản thì khó mà nói cho trọn.
    Người quân tử, chứ chưa biết có tài hay ko, là ăn lộc vua thì phải thờ vua cho trung, ông làm quan chấm thi thì phải chấm cho công minh. Những ngừoi được ông giúp sửa bài đó, nếu trót lọt, thi đỗ, bổ quan mà hà hiếp dân thì ông có lỗi ko nào?
     
  4. dinhchip

    dinhchip Chắn hội Hà Nội

    Câu đối trứ danh của ông Quát,
    "Thập tải luân giao cầu cổ kiếm.
    Nhất sinh đê thủ bái mai hoa".
    Tạm dịch:
    "Kết bạn trong mười năm khó như tìm báu kiếm.
    Cả đời ta chỉ cúi đầu bái lạy trước hoa mai."
    Câu đối này đã nói lên tất cả tính cách, chí khí của ông Quát.
     
    Mod01, Nguyễn Tiểu Thươngchilatrochoitt thích điều này.
  5. thagnhok381z

    thagnhok381z Dân đen

    đã xem oke men , ae thấy sao nào !!!!
     
    mod23 thích điều này.
  6. - MỘT GÓC NHÌN KHÁC

    Chữa bài tội trảm, án ba năm

    Vậy là quá nhẹ, chẳng hàm ân

    Lộc vua hưởng mãi, còn phản phé

    Đức đâu để nói chuyện quân thần

    Tượng hình chữ ấy nghìn tranh vẽ

    Chỉ có một bồ nạt chúng nhân

    Ngẫm lại tích xưa qua chuyện kể

    Tài ấy, tội kia phải “Tru Thần”?...


    :):):)=))=))=)):x:x:x
     
    dinhchip, Mod01, Mod061 người khác thích điều này.
  7. CHỈNH SƯA TỪ, THÀNH NGỮ TỔ TÔM TK 20 CHO GAME ONLINE

    ·-P/S: đã chuyển nội dung sang Mục "HƯỚNG DẪN BÁO LỖI TRONG TTSĐ": trang 2.
     
    Chỉnh sửa lần cuối: 27/6/22
    dinhchip thích điều này.
  8. CHỈNH SƯA TỪ, THÀNH NGỮ TỔ TÔM TK 20 CHO GAME ONLINE (Tiếp theo)


    -P/S: đã chuyển nội dung sang Mục "HƯỚNG DẪN BÁO LỖI TRONG TTSĐ": trang 2.
     
    Chỉnh sửa lần cuối: 27/6/22
    Mod01 thích điều này.
  9. CHỈNH SƯA TỪ, THÀNH NGỮ TỔ TÔM TK 20 CHO GAME ONLINE (Tiếp theo)

    -P/S: đã chuyển nội dung sang Mục "HƯỚNG DẪN BÁO LỖI TRONG TTSĐ": trang 2.
     
    Chỉnh sửa lần cuối: 27/6/22
    Mod01 thích điều này.
  10. CHỈNH SƯA TỪ, THÀNH NGỮ TỔ TÔM TK 20 CHO GAME ONLINE (Tiếp theo)

    -P/S: đã chuyển nội dung sang Mục "HƯỚNG DẪN BÁO LỖI TRONG TTSĐ": trang 2.
     
    Chỉnh sửa lần cuối: 27/6/22
    pdhienMod01 thích điều này.
  11. TỪ, THÀNH NGỮ TỔ TÔM BÍ NGŨ CHO GAME ONLINE SÂN ĐÌNH (Tiếp theo)

    -P/S: đã chuyển nội dung sang Mục "HƯỚNG DẪN BÁO LỖI TRONG TTSĐ": trang 2.
     
    Chỉnh sửa lần cuối: 27/6/22
    Tào TháoMod01 thích điều này.
  12. tuanviethung1983

    tuanviethung1983 Dân đen

    Rất cảm ơn ban quản trị đã tổ chức cho ae chơi tổ tôm
     
    Nguyễn Tiểu ThươngMod01 thích điều này.
  13. Tào Tháo

    Tào Tháo Đại Gian Thần

    Tiếp nối lời Thầy!
    Trích Cổ thi trong tranh Du Xuân Đồ:

    Bài tôi ăn thưởng không thang
    Lục văn cũng nghĩ kết ngang chẳng cầm.
    Kết ngang: Ba quân bài cùng bậc của ba hàng (Phu bí). Thí dụ Lục văn, Lục sách, Lục vạn.

    Tam khôi bắt kiệt tưng bừng
    Tinh thần đứng dậy tâm trường múa lên.
    Bắt kiệt: Bắt được quân bài kiệt (hay cạn), tức là quân bài hiếm.

    "Đánh tổ tôm, nước ăn, nước bốc cũng lắm nước cao, mà được trúng ý mình thì thích chí lắm. Có lúc bốc được những con bài kiệt thì sướng vô cùng, cho nên có câu rằng :"thiên tử bất như tứ vạn" Việt Nam Phong Tục - Phan Kế Bính.

    ^:)^^:)^^:)^
     
    Nguyễn Tiểu Thương thích điều này.
  14. kiếp đỏ đen hp

    kiếp đỏ đen hp Trưởng ban TCSK Chắn hội Hải Phòng

    xin đoạn kết Cụ Tào ơi
     
    Nguyễn Tiểu ThươngMod01 thích điều này.
  15. NguyenAn1234Chan

    NguyenAn1234Chan Dân đen

    Hoan hô Tổ Tôm Sân Đình đã có nhạc, có tiếng. Riêng lời thoại cần phải bỏ nhưng cụm từ mà trong dân gian không có và thực tế cũng chăng ai hiểu được ý nghĩa là gì. Ví dụ: Diệp Nhị Nương; Bích Vân Tiên Tử; Cửu Văn Long Sử Tiến; Tam Nương; Thất Sách Hạ Thiên Sơn. Theo tôi nên bỏ.

    Ta có thể dùng Tên gọi vui cho các quân bài mà các cụ xư hay dùng như sau:

    Nhị Vạn-Hoa đào hoặc Hoa Mơ; Mùa Xuân.
    Tứ Vạn-Xe bò hoặc Xe Cải Tiến.
    Ngũ vạn-Chùa đình.
    Lục Vạn-Quốc ơ hoặc cuốc thuổng; lười lao động.
    Bát Vạn-Trắm Thần hoặc Cá Chép; Con Cá.
    Cửu Vạn-Vác đá hoặc Vác Nặng.
    Nhị Văn-Quàng Khăn.
    Tứ Văn-Tứ Bê Tương.
    Ngũ Văn-Ngồi xổm
    Lục Văn-Chọc Bưởi.
    Bát Văn-Cà kheo
    Nhị Sách-Chống gậy
    Tam Sách-Đội Nón.
    Ngũ Sách-Thuyền Tình
    Lục Sách-Đông con.
    Cửu Sách-Đèn Lồng.

    Còn cụm từ: Chờ mãi mới được vẫy, nếu dùng nhiều nghe cũng thấy nhàm; nên dùng vài cụm từ khác để đổi nhau.

    Tôi có một vài ý như vậy. Mong được các Mod nghiên cứu. Xin chân thành cảm ơn.
     
  16. Mod01

    Mod01 Administrator

    Cảm ơn chú đã đóng góp ý kiến. Thời gian tới khi game đi vào ổn định Sân Đình sẽ sửa đổi bổ sung thêm nhiều câu thoại để game trở nên sinh động hơn chú nhé. Thông tin đến chú.
    Trân trọng!
     
    Nguyễn Tiểu Thương thích điều này.
  17. Mọi người ơi !
    Mình muốn biết ở Hà Nội có chỗ nào họ hay chơi Tổ Tôm không để mình đến chơi.
     
    Nguyễn Tiểu Thương thích điều này.
  18. Mod01

    Mod01 Administrator

    Chào cụ!
    Cụ vui lòng để lại thông tin để mọi người có thể liên hệ với cụ khi có thể ạ. Thời điểm này dịch bệnh đang khá căng thẳng, tốt nhất là chúng ta nên hạn chế tụ tập và chỉ nên chơi Tổ Tôm online Sân Đình thôi cụ. Cụ có thể vào game để cùng giao lưu với mọi người nhé. Thông tin đến cụ!
     
    Nguyễn Tiểu Thương thích điều này.
  19. Tổ tôm điếm - Sân chơi trí tuệ cho NCT
    NHỊP SỐNG VĂN HÓA 04/03/2023 10:39

    Trong không gian sôi động của những ngày hội Festival “Về miền Quan họ” năm 2023, cán bộ, hội viên NCT và những người yêu bộ môn Tổ tôm điếm trên quê hương Kinh Bắc giàu truyền thống văn hóa lại được hòa mình vào cuộc chơi trí tuệ, đầy kịch tính của NCT - Hội thi Tổ tôm điếm tỉnh Bắc Ninh Xuân Quý Mão 2023. Khác mọi năm, Hội thi năm nay đúng vào dịp kỉ niệm 30 năm khôi phục, phát triển bộ môn Tổ tôm điếm và Ban Liên lạc bộ môn này đã tổ chức buổi lễ trang trọng, có sự tham gia của lãnh đạo, nguyên lãnh các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh cùng hơn 200 hội viên đến từ 85 CLB Tổ tôm điếm trong và ngoài tỉnh.
    [​IMG]
    Trao Bằng khen của Hội NCT tỉnh Bắc Ninh cho các CLB có nhiều đóng góp khôi phục bộ môn Tổ tôm điếm
    Thực hiện nhiệm vụ do UBND tỉnh giao, Hội NCT tỉnh phối hợp chặt chẽ với Ban liên lạc các CLB Tổ tôm điếm tỉnh xây dựng kế hoạch, dự toán kinh phí, thành lập Ban tổ chức, Tổ trọng tài, các bộ phận giúp việc; trang trí, chuẩn bị cơ sở vật chất, hậu cần… để Hội thi được diễn ra chu đáo, an toàn, đúng kế hoạch. Sau 2 ngày thi đấu sôi nổi, chặt chẽ, đúng thể lệ, Hội thi Tổ tôm điếm năm 2023 đã thành công tốt đẹp. Ban tổ chức trao 17 giải Nhất, 17 giải Nhì cho các CLB xuất sắc. Nhân dịp này, 88 cá nhân có thành tích xây dựng và phát triển CLB Tổ tôm điếm giai đoạn 1993 - 2023 đã được Hội NCT tỉnh khen thưởng.

    Việc Hội NCT tỉnh chủ trì tổ chức hội thi và hội nghị kỉ niệm 30 năm khôi phục, phát triển bộ môn Tổ tôm điếm, khen thưởng các cá nhân có nhiều đóng góp đã thể hiện tinh thần “Tuổi cao - Gương sáng”, trách nhiệm cao của Hội NCT tỉnh Bắc Ninh đối với việc bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc, cụ thể là bộ môn thể thao tao nhã, trí tuệ vốn chỉ dành cho vua quan và giới thượng lưu xưa… Đồng thời tạo sân chơi bổ ích để NCT giao lưu, trao đổi, học tập trao đổi kinh nghiệm; lan tỏa tinh thần rèn luyện sức khỏe, trí tuệ cho NCT. Thông qua sự kiện này cũng thể hiện sự quan tâm đặc biệt, tin tưởng của lãnh đạo tỉnh với Hội NCT nhằm bảo tồn và phát triển bền vững bộ môn văn hóa dân gian đặc sắc này.

    [​IMG]
    Màn biểu diễn trống hội tại Lễ khai mạc Tổ tôm điếm NCT tỉnh Bắc Ninh 2023
    Ông Vũ Bá Rồng, Trưởng ban Đại diện Hội NCT tỉnh chia sẻ: Nói đến Bộ môn Tổ tôm điếm, có lẽ chưa có tài liệu nào nghiên cứu cặn kẽ nguồn gốc và sự phát triển ở nước ta như thế nào. Chỉ biết rằng Tổ tôm điếm đã trở thành trò chơi dân gian đặc sắc diễn ra trong các dịp hội, hè làm đắm say biết bao thế hệ người Việt Nam. Đây là trò chơi trí tuệ, đam mê, cuốn hút các bậc hiền nhân quân tử, làm thước đo giá trị tinh thần của những người mê bộ môn này. Đến nay đã có hơn 1.200 hội viên tham gia các CLB Tổ tôm điếm, trong đó hầu hết là NCT và có gần 200 cụ từ 80 tuổi trở lên.

    Theo các cụ cao niên, Tổ tôm điếm được phát triển mạnh nhất ở vùng Kinh Bắc xưa. Vào dịp lễ hội đầu năm, tại các lễ hội như Hội Kinh Dương Vương (huyện Thuận Thành), Hội Lim (huyện Tiên Du), Hội Đền Đô (thị xã Từ Sơn), v.v, những chòi Tổ tôm điếm được dựng lên công phu tại vị trí trang trọng. Âm thanh của tiếng trống cùng giọng thơ trầm bổng cất lên cuốn hút, mời gọi và làm say đắm không biết bao nhiêu du khách gần xa. Cuộc thi Tổ tôm điếm là nét văn hóa dân gian, thể hiện sự văn minh, tính nghiêm túc trong việc thưởng phạt, không mang tính chất cờ bạc, sát phạt nhau.

    [​IMG]
    Người cầm trịch giao bài
    Cụ Nguyễn Văn Chuyền, Trưởng ban Liên lạc các CLB Tổ tôm điếm tỉnh Bắc Ninh nhớ lại: Năm 1993 CLB Tổ tôm điếm thôn Đình Cả (Nội Duệ) đầu tiên được thành lập. Từ đó tại Hội Lim năm nào cũng tổ chức chơi giao lưu. Đến năm 2003, sau khi tách tỉnh Bắc Ninh - Bắc Giang, 3 CLB mới được thành lập ở thôn Duệ Đông, thị trấn Lim; thôn Bất Lự, xã Hoàn Sơn (huyện Tiên Du) và thôn Cẩm Giang xã Đồng Nguyên (huyện Từ Sơn). Sau đó nhiều CLB Tổ tôm điếm ra đời và lan ra tỉnh Bắc Giang, TP Hà Nội. Đến nay, đã thành lập 75 CLB; trong đó Bắc Ninh 62 CLB, Việt Yên (Bắc Giang) 7 CLB, Gia Lâm (Hà Nội) 6 CLB và 10 Ban liên lạc các CLB Tổ tôm điếm, trong đó Ban liên lạc các CLB tổ tôm điểm tỉnh Bắc Ninh và 9 Ban liên lạc các CLB tổ tôm điếm huyện, thành phố.

    [​IMG]
    Mỗi CLB là một đơn vị hoạt động vừa độc lập vừa liên kết chặt chẽ với các CLB khác; kinh phí duy trì hoạt động có thể do hội viên đóng góp và vận động xã hội hóa, khoảng từ vài chục triệu đến cả trăm triệu đồng. Ngoài số lượng hội viên CLB phải có cơ sở vật chất bao gồm bộ điếm gồm 5 điếm, 1 trống cái, 5 trống con, 5 bàn đặt bài và nhiều cờ màu các loại theo quy định. Để chơi tổ tôm điếm cần có không gian phù hợp (khoảng 50m2 trở lên), thường là ở đình làng, nhà văn hóa. Trang phục khi giao lưu phải lịch sự, đứng đắn, tại những lễ hội lớn còn quy định lễ phục truyền thống như áo the, khăn xếp…

    [​IMG]
    Tại một ván chơi
    Để nâng cao chất lượng phong trào và nhân rộng các CLB, Ban Liên lạc các CLB Tổ tôm điếm tỉnh Bắc Ninh còn quan tâm tổ chức nhiều buổi tập huấn công tác trọng tài để giữ nghiêm minh, công bằng, tạo sân chơi bình đằng, lành mạnh. Đồng thời thảo luận, thống nhất chỉnh sửa các câu thơ giao bài phù hợp với chính sách của Đảng và Nhà nước, mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc đối với thế hệ trẻ.

    Nhận thức được ý nghĩa văn hóa dân gian đặc sắc của Bộ môn Tổ tôm điếm, ngày 9/2/2010, UBND tỉnh Bắc Ninh đã có Văn bản số 283, “đồng ý đưa môn Tổ tôm điếm vào Hội thi Hát Quan họ truyền thống dịp đầu xuân hằng năm”. Đồng thời chỉ đạo các cấp các ngành phối hợp với Hội NCT địa phương lãnh đạo, định hướng, tạo điều kiện; xây dựng quy chế hoạt động của các thiết chế văn hóa cơ sở liên quan đến Tổ tôm điếm; thành lập mới nhiều CLB Tổ tôm điếm các thôn làng để quy tụ những nghệ nhân giỏi và dạy nghề cho lớp trẻ, tổ chức các giải thi đấu để giao lưu, học hỏi giữa các thế hệ.

    [​IMG]
    Khung cảnh Hội thi năm 2020
    Tổ tôm điếm ngày nay không chỉ ở Bắc Ninh mà đang lan rộng ra nhiều vùng trong cả nước như Hà Nội, Bắc Giang, Phú Thọ, Quảng Ninh, Thái Bình, Thanh Hóa… Bộ môn tổ tôm điếm đã quay trở lại, tạo ra nét văn hóa mới, khiến con người thân thiện, gần gũi hơn, góp phần mở rộng giao lưu giữa các địa phương, trao đổi nét đẹp thuần phong mĩ tục, đẩy lùi các thói hư tật xấu. Hội viên các CLB tổ tôm điếm hầu hết đều là NCT nên được rèn luyện sức khỏe, trí thông minh để tuổi già khỏe mạnh, hạnh phúc hơn.

    Hiện Ban Liên lạc các CLB Tổ tôm điếm và Hội NCT tỉnh đang tham mưu các cơ quan chức năng xem xét, công nhận bộ môn Tổ tôm điếm là di sản văn hóa phi vật thể…

    Bài và ảnh: Thanh Hà
     
  20. Kỷ niệm 30 năm khôi phục, phát triển bộ môn Tổ tôm điếm

    27/02/2023 15:05[​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG]
    (BNP) – Sáng 27/02, tại Nhà Văn hóa - Thể thao Người cao tuổi (NCT) tỉnh, Ban Đại diện Hội NCT tỉnh phối hợp Ban Liên lạc các Câu lạc bộ (CLB) Tổ tôm điếm NCT tỉnh tổ chức Kỷ niệm 30 năm khôi phục, phát triển bộ môn Tổ tôm điếm và Hội thi Tổ tôm điếm Xuân Quý Mão 2023.

    [​IMG]

    Trưởng Ban Đại diện Hội NCT tỉnh trao Cờ lưu niệm cho Ban Liên lạc các CLB Tổ tôm điếm.

    Tại Lễ kỷ niệm, các đại biểu cùng nhau ôn lại truyền thống 30 năm khôi phục, phát triển bộ môn Tổ tôm điếm. Theo đó, Tổ tôm điếm là môn thể thao trí tuệ, bác học, phát triển mạnh ở vùng Kinh Bắc xưa. Vào các dịp lễ hội đầu xuân như: Kinh Dương Vương (Thuận Thành), Hội Lim (Tiên Du), Đền Đô (Từ Sơn)… những chòi Tổ tôm điếm dựng lên công phu ở địa điểm trang trọng của lễ hội. Sau một thời gian dài bị mai một, đến năm 1993, Tổ tôm điếm được khôi phục tại Đình Cả, Nội Duệ (Tiên Du) và phát triển mạnh mẽ tại các địa phương trong và ngoài tỉnh...

    Nhân dịp này, Ban Đại diện Hội NCT tỉnh tặng Bằng khen cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong xây dựng và phát triển các CLB Tổ tôm điếm.

    [​IMG]

    Các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc được nhận Bằng khen của Hội NCT tỉnh.

    Hội thi Tổ tôm điếm Xuân Quý Mão 2023 thu hút 85 CLB với gần 200 hội viên đến từ Ban liên lạc các CLB tổ tôm điếm NCT, CLB Tổ tôm điếm các huyện, thành phố trong tỉnh và các tỉnh Bắc Giang, Hà Nội.

    Hội thi diễn ra trong 2 ngày, các đội thi chia làm 4 bảng, thi đấu 3 vòng, mỗi trận đấu kéo dài 90-120 phút với 13-15 ván bài. Ban tổ chức sẽ chọn ra 32 đội có thành tích cao nhất đi tiếp vào vòng trong. Vòng bán kết, chọn 10 đội vào chung kết.

    [​IMG]

    Phần thi tại Hội thi Tổ tôm điếm Xuân Quý Mão 2023.

    Kết thúc hội thi, Ban tổ chức sẽ trao các giải Nhất, Nhì, Ba và Khuyến khích cho các đội đạt thành tích cao.
     
    Mod06 thích điều này.