Vườn thơ Tiêu Dao

Thảo luận trong 'Tiêu Dao Hội' bắt đầu bởi Tiêu Dao Hội, 1/2/17.

  1. Bỏ qua thông báo này (sẽ không bao giờ được hiển thị nữa, dù bạn đăng xuất/ đăng nhập lại)
  2. Ấm Áp Mùa Đông 2024: Chung tay vì Cộng đồng!

    Từ ngày 01/11/2024 đến 31/03/2025. Mục tiêu: 0

    Đã có 0 người ủng hộ. Số tiền nhận được là 0

    0
    Bỏ qua thông báo này (sẽ không bao giờ được hiển thị nữa, dù bạn đăng xuất/ đăng nhập lại)
Bỏ qua thông báo này (sẽ không bao giờ được hiển thị nữa, dù bạn đăng xuất/ đăng nhập lại)
Danh sách Ủng Hộ AAMD 2024:
Tổng số tiền:
  1. hoaroicuaphat0310

    hoaroicuaphat0310 Chánh tổng

    Chúc cho phúc phận trăm đường
    An vinh, tài lộc phố phường vinh danh
    Chúc cho vợ đẹp con xinh
    Ông vui, bà thích đẹp tình gia quy
    Chúc cho sức lớn nam nhi
    Làm nên lịch sử khác gì cố nhân...
    Chúc ké tí nhé...Hihihi
     
    Tiêu Dao Hội, choicctt60, __Phieu_Du__4 others thích điều này.
  2. __Phieu_Du__

    __Phieu_Du__ Phó Ban TCSK_TDH

    CHÂN TÂM...


    Thuyền nan ẩn sĩ một cần câu
    Tức cảnh hồn thơ thả nỗi sầu
    Rũ Áo phong trần, tâm lặng mở
    Bình minh tỏ rạng cạn mùa ngâu
    Nhân tình thế sự nào ai hiểu
    Chỉ có mình ta chẳng cạnh cầu
    Lạc nẻo chân tâm lòng chẳng hối
    Nên tàn bể nghiệp đã hận đâu...?
    [​IMG]
    P/S: __Phieu_Du__ st
     
  3. Ma Tước

    Ma Tước Chánh tổng

    Tinh hoa phù mộng

    Nữ nhi hồng, là rượu nổi tiếng của Giang Nam, cơ hồ người của cả đại giang nam bắc đều biết đến cái tên dịu dàng này.
    Nữ nhi hồng, là rượu người cha chôn xuống khi con gái mới sinh ra, luôn chôn tới khi người con gái lấy chồng mới lấy lên uống. Đó là rượu hạnh phúc, rượu chúc phúc.
    Ở cổ đại, có một cô gái ở trong ngày xuất giá, người chồng bị bắt đi sung quân. Từ đây là một đi không trở lại.
    Vài chục năm đi qua, cô gái biến thành một bà lão, hũ nữ nhi hồng chưa kịp uống năm nào luôn luôn được đặt dưới giường của cô gái.
    Cuối cùng cũng có một ngày cô ấy gặp lại người chồng mà bản thân mong nhớ ngày đêm nhiều năm.
    Nhưng người chồng đó cũng đã thành chồng của một người khác trong hơn bốn mươi năm.
    Khi cô nhìn thấy anh ta, anh ta chính đang cười với người cháu trai của mình, đó là một nụ cười đầy hạnh phúc.
    Cô không khóc cũng không đi tìm gặp hắn. Chỉ yên lặng về nhà, lấy ra hũ nữ nhi hồng đã cất giữ hơn sáu mươi năm, ngồi ở bờ sông, nghe tiếng dòng nước chảy, từ từ uống.
    Nữ nhi hồng cạn dần, cuối cùng hóa thành loang lổ vết máu, ho dính lên đầy người.
    Say nằm bờ sông, yên tĩnh qua mấy ngàn năm. Trăm ngàn năm.
    Chỉ là một câu chuyện xa xưa như thế, không có nhiều tình tiết đau lòng, nhưng là Tiểu Thi thực sự tán thưởng một người con gái có thể vì tình yêu mà kiên cường chờ đợi như vậy."
    "Tôi nghĩ cô ấy không đau lòng, dù sao cô cũng biết người mình yêu hạnh phúc. Bản thân cô cũng hạnh phúc thôi..." (st)



    Tê tái một kiếp hồng nhan
    Chờ người héo hắt úa tàn sắc hương
    Nữ nhi nào thấu dặm trường
    Đông tàn xuân lạnh tỏ tường cùng ai...

     
  4. hoaroicuaphat0310

    hoaroicuaphat0310 Chánh tổng

    Tại hạ xin học hỏi trăm phần!
    ............................................................................. Trong mỗi chúng ta, hẳn ai ai đều biết, chảy theo dòng lịch sử nước nhà, có một thời "Trọng nam khinh nữ" đã xa. Ở cái thời Phong kiến ấy, người phụ nữ như bị vùi liễu dập hoa, có thể nói là phận hèn của xã hội, ngay cả đến hạnh phúc một tấm chồng cũng phải khó nhọc kêu ca:
    Trai năm thê bảy thiếp
    Gái chính chuyên một chồng.​
    Bạn với tôi, mới nghe qua cũng chỉ xem là chuyện thường trong cuộc sống, như là có thể đã lướt qua đời nhau vậy. Nhưng hữu duyên, hãy dành cho nhau nhiều hơn để hiểu và yêu thương nhau hơn nữa, để nhìn lại những khó nhọc xưa kia, để cảm thông và trân trọng. Điều tôi muốn nói ở đây là về người phụ nữ trong xã hội cũ... Xã hội Phong kiến Việt Nam.
    Chuyện bên lề tưởng chẳng liên quan nhưng dần sẽ hiểu: Xuân khuê. Nếu như lướt qua nhẹ nhàng, ta dễ dàng nhầm lẫn theo cách hiểu gọi là ghép từ: "Xuân" là mùa Xuân, là hoa thơm cỏ ngọt, là nét đẹp rạng rỡ của tự nhiên khi cây cối đâm chồi nẩy lộc, vạn vật sinh sôi... Và khuê, là phòng, buồng, là nơi trang bày lịch thiệp kiểu như Khuê Văn Các,... Vậy thì quá dễ để ghép thành hình ảnh của một căn phòng đẹp, mang đậm chất Xuân. Nhưng hỡi ôi, hãy dừng lại để nghiền ngẫm và hiểu rằng nó hoàn toàn không thế, trái lại, nó phản ánh những nét tối tăm, hạn hữu bởi những hủ tục lạc hậu xưa kia. "Xuân khuê", chính nơi đây, một không gian eo hẹp cả về nghĩa đen, nghĩa bóng của một khuê phòng, nơi đốt đi tuổi xuân của người con gái. Xuân khuê hiện hữu như một dấu ấn của xã hội, cứa vào số phận của người phụ nữ những vết dao sâu...
    Cảm thương cho phận hèn của người phụ nữ, đã có bao tác phẩm văn thơ lay động tâm hồn, Hồ Xuân Hương không phải là ngoại lệ:

    Thân em vừa trắng lại vừa tròn
    Bảy nổi ba chìm với nước non
    Rắn nát mặc dù tay kẻ nặn
    Mà em vẫn giữ tấm lòng son
    (Bánh trôi nước)
    Và Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du không là ngoài cuộc:
    Đau đớn thay phận đàn bà
    Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung​
    Nét đẹp ca dao Việt Nam không chỉ tôn vinh niềm vui sướng:
    Thân em như dải lụa đào
    Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai​
    Hay
    Thân em như hạt mưa xa
    Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày​
    ...
    Nhiều hơn thế, "Khuê phụ" trở thành một đề tài rộng lớn của thi ca. Chỉ tình cờ thôi, qua một lần thách thức của một bạn hữu là thi sĩ thân quen, Phan Mạnh Danh đã để lại cho đời một tuyêt phẩm Họa hạn vận "Xuân khuê":
    Một mong hai đợi bốn ba chờ
    Mười hẹn đêm trăng tám hững hờ
    Nửa gối năm canh gà gáy giục
    Tấc mây sáu cánh nhạn tin thưa
    Trăm lần cặp mắt đôi hàng lệ
    Chín khúc bên lòng vạn mối tơ
    Ngàn trượng thành sầu đo thước khó
    Biếng đem bảy vẻ dệt nên thơ.

    ... Tưởng chừng như khó khăn trong thách thức với thể loại họa hạn vận tuân theo những quy luật khắt khe: Tiêu đề (tên bài) là "Xuân khuê"; hạn vần năm chữ tuần tự "chờ", "hơ", "thưa", "tơ", "thơ"; hạn ngôn sử dụng mười chín chữ "một, hai, ba, bốn, năm, sáu, bảy, tám, chín, mười, trăm, ngàn, vạn, đôi, cặp, nửa, trượng, thước, tấc". Thế nhưng, bằng bút pháp tài tình, thi sĩ Phan Mạnh Danh đã làm đẹp thêm cho thơ ca Việt Nam bằng một thi phẩm mang đậm chất bi ai khi nói về xuân thì của người con gái trong xã hội cũ. Tên bài thơ theo định trước "Xuân khuê" ẩn chứa những nỗi niềm ai thấu. Nếu đơn thuần hiểu theo nghĩa "Xuân" là mùa Xuân, "khuê" là khuê phòng của người con gái, cũng có thể xem là buồng dành cho những cô gái trẻ để lột tả đây là một bài thơ nói về Khuê phòng của những cô gái trong mùa Xuân thì thật là miễn cưỡng và khập khiễng với ý thơ. Ta nên nhận rõ, "Xuân" là hàm ý của một giai đoạn đẹp nhất trong đời một con người, đó là xuân thì hay thời thanh xuân vốn có. Và bên cạnh là "khuê", chỉ ra một không gian là phòng hay buồng của những cô gái đang độ trăng tròn thì sẽ hiểu rằng, "Xuân khuê" là ẩn ý của người thách thức, cần phải lột tả nỗi niềm của những người con gái đáng thương đang tuổi xuân thì bị gò bó trong một khuê phòng chật hẹp được bủa vây bởi những luật tục phong kiến xưa kia. Chính những luật tục, lễ giáo phong kiến ấy đã xóa dần đi, phôi phai đi hương sắc mặn mà của người phụ nữ đang tuổi "Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê".
    Hiểu trọn ý đồ của người thách thức, những lời thơ của tác giả cất lên đã lột tả bao nỗi niềm quặn thắt bi ai. Hai câu đề cho ta hiểu nhiều điều về tâm tình người con gái tuổi đang yêu:
    Một mong hai đợi bốn ba chờ
    Mười hẹn đêm trăng tám hững hờ

    Ta biết, một, hai, ba, bốn là những con số cụ thể, hữu hạn, rời rạc. Nhưng qua lăng kính tâm hồn của thi sĩ Phan Mạnh Danh, nó đã được kết hợp để tạo thành một câu thơ mềm mại. "Mong", "đợi", "chờ" là những động từ đồng nghĩa, gần nghĩa chỉ sự mong muốn xảy ra với nhiều hy vọng. Điều đặc biệt ở đây chính là tác giả đã sử dụng những Số từ lượng hóa, cụ thể "một, hai, ba, bốn" kết hợp với những động từ để tạo thành những danh từ trừu tượng biểu thị những cảm xúc nhớ nhung, đợi chờ theo cung bậc tăng tiến "một mong", "hai đợi", "bốn ba chờ". Sự kết hợp này thật hài hòa mà không hề khập khiễng. Chỉ "một, hai, ba, bốn" hữu hạn thôi, nhưng người đọc có thể cảm nhận sự mênh mang, dai dẳng trong nỗi chờ đợi. Ta có thể hình dung ra một người con gái đang "đếm thời gian" trong nỗi cô đơn buồn tủi. Việc sử dụng các con số theo cấp bậc tăng tiến ta có thể bắt gặp trong nhiều tác phẩm văn học giai đoạn sau, trong đó có thơ của Bác:
    Một canh, hai canh lại ba canh
    Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng thành
    Bao nhiêu hy vọng, bao sự trông mong nhưng người nào thấu:
    Mười hẹn đêm trăng tám hững hờ​
    Nếu so sánh "mười hẹn" mà có "tám hững hờ", bằng phép tính giản đơn để đưa ra có hai lần gặp gỡ thì thật buồn cười. Tám và mười là những con số khác nhau, nhưng tác giả đã muốn cho người đọc thấy được đó là một. Nghĩa là bao lần hẹn là bấy nhiêu lần không đến. Thật tủi thay cho người con gái với những tình cảm của mình. Sự đợi chờ ở đây còn thể hiện lòng chung thủy. Nhưng đáp lại cho nàng là hy vọng mong manh, nếu không nói là vô vọng.
    Hai câu đề mang vần kết "ờ" tạo nên nỗi buồn ảm đạm trong tâm trí người đọc. Và từ đây, cảm xúc ấy ngày càng lan tỏa.
    Nửa gối năm canh gà gáy giục
    Tấc mây sáu cánh nhạn tin thưa​
    Hình ảnh "chăn đơn, gối chiếc" là hình ảnh ẩn dụ thường gặp trong thơ ca nói lên sự chia ly, chia cách. Ta bắt gặp điều này trong thơ Nguyễn Du:
    Vầng trăng ai xẻ làm đôi​
    Nửa in gối chiếc nưa soi dặm trường​
    Nhưng thật là cảm phục tác giả khi mà sử dụng "nửa gối", bởi lẽ đó là sự tích hợp tinh túy giữa lượng từ và danh từ để nói về sự chia phôi, phảng phất ý thơ của nhà thơ Nguyễn Du trong đó. Sự chia cách bỏ lại người con gái cô quạnh trong khuê phòng. Đêm về thì trằn trọc đếm canh, ngày thì mỏi mòn mong ngóng tin thương:
    Tấc mây sáu cánh nhạn tin thưa​
    Chim nhạn là chim báo tin, đã được xuất hiện trong thi ca:
    Người em gái tương tư chiếc bóng
    Chiều ra ngõ ngóng tin chim nhạn
    Nhạn ở đâu để bạn lẻ bầy...
    (Nhớ - Cỏ mai)

    ...còn tiếp...​



     
    Chỉnh sửa lần cuối: 25/8/17
    hailam13, Tiêu Dao Hội, Lộc Phong Lan4 others thích điều này.
  5. hoaroicuaphat0310

    hoaroicuaphat0310 Chánh tổng

    VỊNH SÂN ĐÌNH
    Chắn phỏm làng ta rất pro
    Nam thò nữ thụt muốn xông vô
    Trai trên sung sướng ngồi chơi chắn
    Gái dưới hân hoan đón hội hè
    Nam nhi chung chí thành bang hội
    Gặp nữ nhi hồng hứng ví thơ
    Vui chơi xây kết bao duyên mới
    Nghiệp nối cơ đồ thỏa ước mơ
     
    Chỉnh sửa lần cuối: 24/8/17
    Tiêu Dao Hội, maithuyanh0205Tào Tháo thích điều này.
  6. hoaroicuaphat0310

    hoaroicuaphat0310 Chánh tổng

    ******
    Tác giả xin có đôi lời tỏ bày cùng các vị quan khách. Hưởng ứng theo bài họa hạn vận "Xuân khuê" của Phan Mạnh Danh, chắn thủ hoadiepkhanh có thách thức làm một bài theo cùng thể loại với yêu cầu:
    1. Chủ đề VỊNH SÂN ĐÌNH
    2. Hạn vần: rô, vô, hè, thơ, mơ
    3. Hạn ngôn: 19 từ: Chắn, phỏm, pro, nam, nữ, gái, trai, sung sướng, hân hoan, trên, dưới, bang, hội, thơ, hứng, chí, duyên, sự nghiệp, cơ đồ
    4. Hạn ngữ: Có ba đôi trai, gái
    Tuy bài Hạn đã cơ bản đáp ứng được những yêu cầu đặt ra, được người thách khen ngợi, xong chưa thực sự là hoàn hảo, bởi lẽ còn thiếu một từ "Sự" trong từ "Sự nghiệp".
    Tác giả rất cố gắng nhưng khó lòng khắc phục. Mong các chắn thủ mạnh dạn tỏ tài...
     
    Chỉnh sửa lần cuối: 27/8/17
  7. Mạnh Đức

    Mạnh Đức Pháp Chế Tiêu Dao Hội

    Vườn thơ Tiêu Dao ghi nhận và rất trân trọng những bài viết hay, ý nghĩa về chủ đề văn thơ của tất cả các chắn thủ trên Sân Đình.

    Cảm ơn @hoaroicuaphat0310 , bạn đã có những bài viết rất tuyệt. Tôi không biết bạn tham gia sinh hoạt trên Sân Đình lâu chưa, nhưng có lẽ bạn chỉ mới viết bài trên diễn đàn từ khi có sự kiện Vịnh cây bài của chúng tôi ? Đọc bài của bạn, đặc biệt là những bài ở vườn thơ. Mạnh Đức cảm thấy mình thật còn nhiều hạn chế. Hy vọng bạn tiếp tục chia sẻ nhiều hơn, để không chỉ bản thân tôi mà tất cả các bạn yêu văn thơ có dịp cảm nhận, chia sẻ và trau dồi tình yêu văn thơ hơn nữa. Để vườn thơ Tiêu Dao ngày một sinh động, hay, đẹp và ý nghĩa.

    Nói đến chuyện Quan Bảo với người yêu thơ văn e rằng là khiếm nhã. Bởi chưng, chúng ta đóng góp bài vở cũng chỉ vì thú vui văn thơ mà tôi. Tuy nhiên, tôi vẫn mạnh dạn trích từ quĩ Tiêu Dao tặng bạn 20m Bảo. Coi như đó là phần thưởng bình thơ hàng tháng mà chúng tôi đề ra. Hy vọng bạn coi đó như một món quà của Tiêu Dao mà vui vẻ đón nhận.
    Chúc bạn chơi vui và có nhiều bài viết hay, ý nghĩa trên diễn đàn chanphom.com và topic Tiêu Dao Hội chúng tôi.

    Trân trọng !
     
    hailam13, Tiêu Dao Hội, hoaroicuaphat03102 others thích điều này.
  8. hoaroicuaphat0310

    hoaroicuaphat0310 Chánh tổng

    ***
    Thật cảm ơn những tình cảm của bác Mạnh Đức. Em có nhiều tình cảm với chắn và thơ. Với sự hài hòa của Kỳ-Thi, em nghĩ rằng mọi người sẽ có thêm nhiều niềm vui để làm tốt công việc hoàn thành những ước mơ. Một lần nữa xin trân thành cảm ơn món quà của bác. Đó sẽ là một trong những động lực để em cố gắng đem thêm niềm vui đến mọi người.
    Trân trọng!
     
    Chỉnh sửa lần cuối: 25/8/17
  9. choicctt60

    choicctt60 Trưởng Lão Tiêu Dao Hội

    Vài dòng tản mạn về bài thơ
    Bài thơ hay. Những lời thơ như hờn trách nhưng dịu ngọt đằm thắm biết bao. Mình thích câu Anh nợ em những êm đềm vì theo lẽ thường, người con gái trông mong ở người đàn ông của mình ít nhất là một bờ vai để em tựa đỡ. Ý thơ gợi cho mình nhớ tới lời bài hát Sao đành xa em: Anh yêu em cho em hết nụ cười. Em yêu anh cho anh hết cuộc đời. Có hai điều vương vấn ở bài thơ. Một: Kể nợ nhiều quá, anh chàng nghĩ không trả nổi thì dễ có ý xù nợ. Hai: Thế em không nợ gì anh sao, một con tim hay một cuộc đời chẳng hạn.
     
    Chỉnh sửa lần cuối: 27/8/17
  10. thuc0989

    thuc0989 Chắn hội Lèo Tôm

    Có một anh nông dân mới cưới vợ đã có việc phải đi xa. Sau vài tháng, cô vợ gửi thư cho chồng, nội dung như sau:

    "Đám ruộng hai bờ ở đầu hông
    Lâu ngày không cấy vẫn để không
    Nước non vẫn đủ, cỏ mọc tốt
    Nhờ người cày hộ có được không?"

    Ông chồng đọc xong trả lời:

    "Đám ruộng hai bờ là của ông
    Cho dù không cấy vẫn để không
    Mùa này không cấy chờ mùa khác
    Nhờ người cày hộ chết với ông"

    Đọc thơ của ông chồng xong, vợ nóng lòng quá nên gởi thơ tiếp:

    "Ruộng để lâu ngày cứ bỏ không
    Hạ đi thu đến sắp lập đông
    Cỏ xanh cũng lạnh dần héo úa
    Thợ cày đầy rẫy chẳng tính công "

    Ông chồng hồi đáp:

    "Biết là ruộng lâu ngày trống không
    Cỏ dại um tùm mọc mênh mông
    Nhưng mà tụi nó cày tệ lắm
    Kỹ thuật thua ông, có biết không ?"

    Bà vợ rằng:

    "Ruộng vẫn nơi này quá mênh mông
    Sao chẳng gieo đi kiếm vài đồng
    Ông về vẫn đó chi mà ngại
    Mùa ông thu hoạch khỏi tốn công"

    Chồng tiếp bực mình:

    "Này này ông nói có nghe không
    Ruộng ông, ông kệ cứ chơi ngông
    Khi nào ông rảnh ông gieo giống
    Còn không kẻ khác cấm cho trồng "

    Bà vợ chịu không nổi... gửi tiếp :

    "Ông à... cỏ dại lên quá mông
    Dân cày quê mình cứ ở không
    Thôi tui làm phước cho họ cấy
    Ông về thu hoạch... thế là xong"

    Ông chồng càng tức giận hơn:

    "Cỏ dại có mọc lên quá mông
    Thì bà vẫn cứ phải để không
    Ông mà biết được bà cho cấy
    Ông vể nhổ sạch thế là... xong"

    Bà tiếp:

    "Ruộng kia cỏ đã mọc đầy đồng
    Ông về gấp gấp có nghe không?
    Ruộng đang thiếu nước, lại khô cạn
    Ông về tưới hộ tôi trả công!"

    Chồng nghe thế liền gởi lại:

    "Ừ thì bà ráng mà kiềm lòng
    Bà mà léng phéng chết với ông
    Ông về ông cấy cho tơi xốp
    Cho thỏa bao ngày bà đợi mong"

    Hôm sau, chồng nhận đc thư vợ như sau:

    "Luật mới ban hành ông biết ko?
    Ruộng mà không cấy sẽ sung công
    Vậy ông thu xếp mà về sớm
    Kẻo mất ruộng rồi, ông trách ông."
    ...................
    Đọc bài này thấy hay xin được đăng ở đây mọi người cùng đọc
     
  11. hoaroicuaphat0310

    hoaroicuaphat0310 Chánh tổng

    ******
    Cho mình góp ý chút nhé thuyanh. Mình nghĩ để tiêu đề bài thơ là NỢ! thay ANH CÒN NỢ EM sẽ bất ngờ và thêm chiều sâu trong lòng người đọc. Góp ý thôi nhé, mong nhận được sự đồng cảm...
     
  12. Thái Bạch Tiên Sinh

    Thái Bạch Tiên Sinh Chánh tổng

    Xúc cảm trước ý nghĩa của Thi Đàn Tiêu Dao Hội, tôi viết bài thơ vịnh này.

    Bài Vịnh theo thể Thất ngôn bát cú Đường luật này có điểm đặc biệt là 8 chữ đầu của 8 câu nói lên ý nghĩa mục đích chính của Thi đàn này: Tiêu Dao Thi Đàn - Kim Bằng Kết Nghĩa (Thi đàn của TDH - nơi kết nghĩa anh em).

    Mặc dù tôi đã tuân thủ theo đúng luật rất nghiêm ngặt của thể loại thơ này, tuy nhiên việc thiếu sót là không tránh khỏi, rất mong anh em yêu thơ góp ý giúp cho.


    Tiêu sầu cùng đến chốn này đây
    Dao tình bằng hữu chén men say
    Thi hứng anh ngâm bài dạ tứ,
    Đàn chùng tôi dạo khúc sầu tây.
    Kim tiền hư ảo anh đâu hám,
    Bằng hão tôi nào có mảy may.
    Kết tơ nghìn mối thề non nước
    Nghĩa vẹn trăm bề sánh gió mây.
     
    Chỉnh sửa lần cuối: 27/8/17
    Tào Tháo, bến đò xưa, maithuyanh02056 others thích điều này.
  13. XIN SỬA CHỮ CHO ĐẸP

    Tiểu Thương thích viết “văn vần”

    Ba mươi năm trước “thơ văn” cạch rồi

    Tiêu Dao Hội: bạn như tôi

    Cùng yêu Tiếng Việt như người Việt Nam

    Bài vịnh rõ là kỳ công

    Bởi ép “ý,tứ” khó dùng chữ “dao”

    Câu đề đổi chút xem nào

    “Dao ca” với “dao nhân” sao chẳng dùng

    Bởi chưng “đơn thuốc” tùy lòng

    Xin đừng trách móc thì mừng lắm thay.:):):):x:x:x
     
  14. hoaroicuaphat0310

    hoaroicuaphat0310 Chánh tổng

    *****
    Tại hạ thấy bài thơ rất hay, ngoài ý là sử dụng từ "Dao" hợp lý hơn, nên chăng xét lại luật bằng trắc và sự đối thanh, đối ý của 2 câu thực và 2 câu luận. Đây chỉ là góp ý, mong huynh đệ nương tay.
     
    Mạnh Đức, maithuyanh0205, Tào Tháo2 others thích điều này.
  15. Thái Bạch Tiên Sinh

    Thái Bạch Tiên Sinh Chánh tổng

    Câu cú hẳn có là chau chuốt
    Một chữ dùng sai hỏng tứ thơ.

    Vâng, trước hết cảm ơn anh, được anh góp ý cho thì quả là vinh hạnh cho người viết. Biết anh rất am hiểu về Hán học nên em xin phép được đàm đạo với anh chút về chữ "Dao" và hàm ý của em sử dụng nó trong câu thơ trên.

    Như là bắt buộc câu Vào Đề (câu 2) phải bắt đầu bằng chữ "Dao" (nếu là chữ "Giao" thì dễ dàng quá). Chữ Dao trong Tiêu Dao sử dụng chữ Dao có bộ Sước mang nghĩa là Xa, còn chữ Dao trong câu thơ trên là chữ Dao có bộ Ngọc mang nghĩa danh từ là Ngọc Dao còn nghĩa tính từ là Quý báu, Trân quý, Tốt đẹp. Vì vậy em mạnh dạn dùng chữ "Dao tình bằng hữu" là để nói lên cái tình nghĩa bạn bè nó quý báu, chan chứa, mọi người trân trọng tình bạn của nhau nhất là những khi ngồi cùng nhâm nhi chung rượu. Đó là thiển ý của em.

    Kính anh,
     
    Chỉnh sửa lần cuối: 28/8/17
  16. THỦ THỈ TRONG NHÀ


    Theo lối nghĩ “người buôn bán nhỏ”

    Chữ tượng hình “nốt lỡ” ngày xưa

    Cho nên câu từ trong thơ

    Tựa vào Tiếng Việt dễ cho mọi người

    Từ Hán – Việt có rồi chẳng bỏ

    Chỉ dùng khi “đúc chữ, nén câu”

    Hôm nay dẫu gặp Khổng Khâu

    Biết dăm nghìn chữ có đâu là nhiều

    Làng Thơ chút dấu yêu đã nhỡ

    Tiêu Dao bao chắn thủ tụ thành

    Bởi chưng mình nói với mình

    "Giao tình" nên chữ "dao tình" là vui.:):):)
     
    Chỉnh sửa lần cuối: 28/8/17
  17. Thái Bạch Tiên Sinh

    Thái Bạch Tiên Sinh Chánh tổng

    Thực lòng chẳng muốn viết càn
    Nhưng vì hạn vận "Thi Đàn Tiêu Dao"
    Bây giờ thì phải làm sao?
    Chữ "Dao" tiếng Việt dùng sao cho đành.
     
  18. Sân Đình thua tỉ Bảo vui

    Tiêu Dao “một chữ” mấy người lăn tăn

    “Đã mang lấy nghiệp vào thân

    Cũng đừng trách lẫn trời gần trời xa...”

    Một nhời ta biết với ta

    Cõi lòng đau đáu ấy là Tiếng Thơ.:):):):x:x:x
     
    Chỉnh sửa lần cuối: 29/8/17
    Mạnh Đức, bến đò xưa, Tào Tháo2 others thích điều này.
  19. hoaroicuaphat0310

    hoaroicuaphat0310 Chánh tổng

    Không hiểu nhiều, nhưng sự kết hợp "Dao tình" chưa từng thấy thơ văn trước đó. Có chăng là sự phá cách cũng nên. Trân trọng!
     
  20. hoaroicuaphat0310

    hoaroicuaphat0310 Chánh tổng

    ***
    Thơ bạn viết lời vui chốc lát
    Kẻ say tình thơ thẩn đáng là bao
    Ngàn câu văn vẻ trước sau
    Dửng dưng ai tiếc nghĩ lâu ai buồn...