Bác dọc kỹ giúp em phu dọc có 4 cây lục,thất ,bát,cửu vạn (dư ra cây cửu vạn) lên chi ù bí lèo :chi chi,cửu vạn,2 cây bát sách.Có lèo nhé
Lưng: có mỗi lưng đăc biệt là: nhất, nhị, tam văn là chỉ có 3 lá bài thôi,các lưng còn lại không cần quan tâm đến số lá bài chỉ cần có đủ 3 loại cây bài tạo thành lưng . Bài này cũng giống như bài có 2 tam vạn,1 tam sách bài có thể ù tam văn(nếu bài có lưng rồi) hoặc thất văn.
Thank's mod09. Mình đã rút ra nguyên tắc ăn cây khi chơi tổ tôm, "tụ tam tử đắc thành nhất phu". ở đây chữ "tử" có ý nghĩa là phải đạt một chuẩn nào đó tủy từng trường hợp. Có thể tóm lược lại là thế này: Nếu cạ chưa đủ cấu thành 3 thành tố tạo nên 1 phu thì cây ăn vào cạ đó phải đạt "chuẩn là thành tố còn thiếu" ví dụ: có 2 con bát sách, 2 con cửu vạn => ăn thêm hoặc ù chi chi, hô ù bí tứ, lèo. nếu phu đã đủ 3 thành tố tạo thành (Trừ phu dọc, phải ăn nối phu) thì ta có thể ăn thêm cây có "chuẩn là bất kỳ cây nào giống 1 trong 3 cây đã tạo thành phu trên là được" ví dụ có sẵn lưng lèo (cửu vạn, bát sách, chi chi, có thể ăn thêm chi, bát cửu).
Ù được bạn ạ. bạn có thể ghép 4 cửu vạn + 4 bát sách + 4 chi Chi vào 1 phu. Nói chung là có mặt cả 3 con cấu thành phu, số lượng bao nhiêu cũng được.
Đúng nhưng chưa đủ bạn ạ. Nhất nhị tam văn là lưng rồi, nhưng nếu nối thêm tứ ngũ văn cũng vẫn là lưng. Phu có mặt 3 quân cấu thành lưng thì là lưng rồi, không cần biết số lượng quân trong 1 phu là bao nhiêu.
Chuẩn không cần chỉnh, nhưng bí tư chứ không phải bí tứ nhé. Nhất nhị tam văn có thể nối thêm vào đến cửu văn vẫn là lưng.
Như mình đã nói. Mình cũng không khoái cái kiểu viết sách của ông này lắm, không có đầy đủ ví dụ làm cho mỗi người hiểu 1 kiểu. Bài què 2 bát sách hoặc 2 cửu vạn là bài không phải ở dạng chạm thành nên vẫn ù Chi nảy. Nhưng bài này theo các cụ ở Bắc Ninh chỉ được ù lèo vì đang chờ 2 tiếng. Có lẽ định nghĩa ở Bắc Ninh là chuẩn.
Theo Hội tổ tôm điếm bắc ninh: Bài chỉ chờ 1 tiếng duy nhất chi chi. Phu chờ chi chi phải lẻ từ 2 quân trở lên và chưa xuất hiện quân ăn thành hoặc phỗng thành trước khi ù. Có nghĩa là khi suất hiện cây ăn thành hoặc phỗng thành thì phải ăn hoặc phỗng và đánh cây què đi để bài thành(em copy của bác Khương, Ngại viết quá)Hình như là thiếu mất trương hợp bài què 2 cây bát sách,2 cây cửu vạn nếu cửu vạn,bát sách nổi thì phải phỗng và đánh đi 1 trong 2 cây còn lại,-> bài chạm thành vẫn chờ chi có lèo chứ không được bỏ phỗng để chờ chi nảy.Không biết có chính xác không?Bác Toanxuan giải đáp hộ em nhé,không thì phải đi kiếm sư phụ học nghề mới thông được.
Nguyên văn sách Nguyển Lê (trong bài viết đã đăng ở trang 1 topic này): - Người chờ Chi Chi phải có Cửu Vạn, Bát Sách trên tay và bài không phải là dạng chạm thành. Khi đó nếu con Chi Chi được bốc ra, sẽ ù Chi Chi nảy. - Nếu trên tay có đôi Cửu Vạn hoặc đôi Bát Sách thì khi có con bài ấy lên phải Phỗng rồi đánh Thành, không được bỏ Phỗng để chờ Chi Chi nảy. Như vậy là không thiếu trường hợp mod09 nói đâu. khi lên cây thì phải phỗng, sau đó bài ở dạng chạm thành thì không được ù chi chi nẩy nữa.Mình nghĩ tạm thời ta hãy xét ù chi chi nẩy là tổ hợp 2 định nghĩa của Nguyễn Lê và Hội tổ tôm điếm tỉnh Bắc Ninh.
Ăn năm binh là ăn quân có mặt ở cả phu bí và phu dọc tạo thành bí có 5 quân ( 4 quân của bí + 1 quân của phu dọc = 5). Khi ăn 5 binh phải hạ 5 quân (binh) xuống, 2 binh giống nhau ở dưới cùng, 2 binh cùng bí xếp tiếp lên trên, binh trong phu dọc (giống 2 binh dưới cùng) xếp trên cùng. Trường hợp bài đang có 2 phu dọc, vẫn ăn được nhưng không phải là ăn năm binh, chỉ phỗng lục vạn thôi vì không có lục văn và lục sách (gọi theo kiểu số học là 3 binh). Nếu phỗng lục vạn thì sẽ què (thất bát vạn) và (tứ ngũ vạn). Bài đang tròn rồi ăn vào để què 4 thì không nên ăn. Có thể gọi là phỗng bửa được không nhỉ.
Trường hợp này đã đề cập rồi mà, đang què 2 nọ 2 kia mà lên quân phỗng được thì phải phỗng để thành 3 nọ 1 kia và què 1. Lên Chi vào bí lèo, ù có Lèo.
Vừa được anh bạn đọc cho câu thơ về ù Chi nảy, post lên cho anh em tham khảo tý cho vui: Cửu vạn bát sách trơ trơ.Chưa lên cây chạm thì chờ nảy chi.
Mời các chắn thủ nghiên cứu tổ tôm: Phần 1: Ăn cơ bản Đón xem phần 2: Ăn phu có yêu và ăn lần 2. Khi nào xong hết các clip mình sẽ bổ xung phần mở đầu và gộp lại thành Tổ tôm toàn tập cho những người chưa biết gì.
chúc mừng bạn vì đã hoàn thành khối lượng công việc đầu tiên của dự án. mình nghĩ khi hạ bài ù, trước khi sang phần mới bạn nên để thời gian trễ độ 1-3 giây để mọi người có thời gian nhìn và nhớ cấu trúc phu và cách hạ. ở phần ăn vào phu bí có thể bổ xung ví dụ cách ăn thêm cây vào lưng như tôm, lèo được không ở phần dậy khàn có thể để quân úp rồi lật lên theo luật được không, như hiện tại dễ lẫn với việc để khàn trên tay và hạ như các trường hợp khác trong khi luật quy định các cây tạo khàn phải úp dưới chiếu không được cầm trên tay..
Cảm ơn lời chúc mừng của bạn nhé. Mình sẽ tiếp thu ý kiến của bạn để có clip pro hơn. Chỗ nào cần dừng lại nghiên cứu thì các bạn pause cho nó phát. Lưng tôm sẽ để dành cho mục ăn lần 2, lần 3, lèo sẽ cho phần ăn phu có yêu.
Bác Tử Nha cho em cái ví dụ làm rõ mục c5 với. Bí hoàn bí của anh Lưu viết lủng củng quá. Bất thực trùng trục nữa, cũng chưa rõ. Hôm off tổ tôm ngày 20/4 ở Sơn Hải, mod09 có nói với em là thiên khai mà bất thực và xếp vào 3 hoặc 4 phu mới là bất thực thiên khai, bất thực khàn. Ở chỗ em họ cũng chơi giống mod09 nói, bởi vì bài có thiên khai xé thành 1 khàn và 1 quân vào 1 phu, khàn này lại bất thực tiếp để vào 2 hoặc 3 phu còn lại nên là bất thực thiên khai, bất thực khàn. Khi bất thực thiên khai thì lấy chén ngửa, bất thực khàn thì lấy chén úp nên bất thực thiên khai bất thực khàn lấy 1 chén ngửa và 1 chén úp. Cái vụ này có khi phải sửa lại vì sách của anh Lưu có lẽ chưa đúng vì có 3 quân trùng trục thì lấy đâu ra thiên khai mà bất thực thiên khai.